TP.HCM đón sinh viên Ấn Độ sang học ngành Y

VOV.VN - Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU), TP.HCM vừa chính thức đón sinh viên quốc tế từ Ấn Độ trúng tuyển ngành Y khoa vào nhập học. Đây cũng là lần đầu tiên du học sinh quốc tế đến trường này học ngành Y khoa.

Đợt đầu tiên này, có 20 sinh viên Ấn Độ nhập học ngành Y khoa tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Đây là những học sinh xuất sắc đã vượt qua các vòng thi xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn của Hội đồng chuyên môn là những giáo sư, tiến sĩ thuộc khối ngành Sức khỏe và Ngôn ngữ văn hoá quốc tế của trường này. Sinh viên Khushi Jai Prakash Asrani chia sẻ, trước khi nhập học đã tìm hiểu rất nhiều về con người, lịch sử và đất nước Việt Nam, đồng thời so sánh việc đào tạo Y khoa của nhiều nước rồi mới ứng tuyển.

Du học sinh Ấn Độ sẽ học chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, được triển khai trên cơ sở chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục- Đào Tạo và Bộ Y tế Việt Nam, tiệm cận chương trình đào tạo y khoa của các nước tiên tiến trên thế giới. Ngoài việc học những kiến thức lý thuyết, lâm sàng, sinh viên quốc tế còn được học tiếng Việt và các nét đặc trưng văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, sinh viên thực hành tại các phòng thực hành chức năng của trường và đi thực tập tại các bệnh viện là cơ sở y tế liên kết đào tạo như: Bệnh viện FV, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Trãi và những đợt học thực tế cộng đồng khi tham gia các chương trình hỗ trợ cho học sinh THPT.

Sau 6 năm học, sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia khám chữa bệnh tại các bệnh viện, các cơ sở y tế; giảng dạy tại các cơ sở đào tạo y dược, làm việc trong các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý ngành khoa học sức khỏe, các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe.

Cùng đón sinh viên Ấn Độ tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, TP.HCM, ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ cho rằng, việc các trường đại học tại Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để trở thành điểm đến cho sinh viên quốc tế sẽ giảm tình trạng chảy máu chất xám, thu hút được ngoại tệ, nâng cao năng lực giảng dạy của các thầy cô giáo và cuối cùng là tăng hạng của Việt Nam trong bản đồ giáo dục thế giới. Nền giáo dục của Việt Nam ngày càng tân tiến và việc Việt Nam trở thành điểm đến cho các sinh viên quốc tế đến du học là một hướng đi mới tiên phong, có ý nghĩa trong việc đa dạng hóa các mô hình giáo dục đào tạo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học sinh kể về việc bị nhà trường “vận động” không thi tốt nghiệp và những áp lực tâm lý
Học sinh kể về việc bị nhà trường “vận động” không thi tốt nghiệp và những áp lực tâm lý

VOV.VN - Với những học sinh từng lọt vào “danh sách đen” được nhà trường “vận động" không thi tốt nghiệp, không chỉ có lo lắng về việc mình có được thi hay không, mà còn là sự xấu hổ, ngại ngùng với bạn bè, thầy cô và cả áp lực từ phía gia đình.

Học sinh kể về việc bị nhà trường “vận động” không thi tốt nghiệp và những áp lực tâm lý

Học sinh kể về việc bị nhà trường “vận động” không thi tốt nghiệp và những áp lực tâm lý

VOV.VN - Với những học sinh từng lọt vào “danh sách đen” được nhà trường “vận động" không thi tốt nghiệp, không chỉ có lo lắng về việc mình có được thi hay không, mà còn là sự xấu hổ, ngại ngùng với bạn bè, thầy cô và cả áp lực từ phía gia đình.

Dạy Lịch sử cần thay đổi theo hướng “mềm hóa”, giảm tải thi cử, tăng kỹ năng phản biện
Dạy Lịch sử cần thay đổi theo hướng “mềm hóa”, giảm tải thi cử, tăng kỹ năng phản biện

VOV.VN -  “Giáo dục Lịch sử cần thay đổi cách tiếp cận, biên soạn tài liệu, đổi mới phương pháp... làm mềm kỹ năng, gắn dạy học trên lớp với học ngoài thực địa, đi tham quan, học tập trên hiện trường lịch sử, giảm tải việc thi cử và nâng cao các kỹ năng như phản biện”.

Dạy Lịch sử cần thay đổi theo hướng “mềm hóa”, giảm tải thi cử, tăng kỹ năng phản biện

Dạy Lịch sử cần thay đổi theo hướng “mềm hóa”, giảm tải thi cử, tăng kỹ năng phản biện

VOV.VN -  “Giáo dục Lịch sử cần thay đổi cách tiếp cận, biên soạn tài liệu, đổi mới phương pháp... làm mềm kỹ năng, gắn dạy học trên lớp với học ngoài thực địa, đi tham quan, học tập trên hiện trường lịch sử, giảm tải việc thi cử và nâng cao các kỹ năng như phản biện”.

Những lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2022 trực tuyến thí sinh cần biết
Những lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2022 trực tuyến thí sinh cần biết

VOV.VN - Một trong những điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 là đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong các khâu, đặc biệt là quá trình thí sinh đăng ký dự thi nhằm giảm những thủ tục hành chính cũng như liên thông dữ liệu.

Những lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2022 trực tuyến thí sinh cần biết

Những lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2022 trực tuyến thí sinh cần biết

VOV.VN - Một trong những điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 là đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong các khâu, đặc biệt là quá trình thí sinh đăng ký dự thi nhằm giảm những thủ tục hành chính cũng như liên thông dữ liệu.

Lịch sử chỉ là môn tự chọn: "Có thể nhiều năm sau sẽ thấy hậu quả"
Lịch sử chỉ là môn tự chọn: "Có thể nhiều năm sau sẽ thấy hậu quả"

VOV.VN - "Nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn và với cách dạy học như hiện nay thì chỉ sau vài thế hệ, chúng ta sẽ thấy những vấn đề lớn mà quan trọng nhất là quan hệ công dân với chính đất nước mình. Hậu quả của việc này là không thể lường được".

Lịch sử chỉ là môn tự chọn: "Có thể nhiều năm sau sẽ thấy hậu quả"

Lịch sử chỉ là môn tự chọn: "Có thể nhiều năm sau sẽ thấy hậu quả"

VOV.VN - "Nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn và với cách dạy học như hiện nay thì chỉ sau vài thế hệ, chúng ta sẽ thấy những vấn đề lớn mà quan trọng nhất là quan hệ công dân với chính đất nước mình. Hậu quả của việc này là không thể lường được".