Trẻ em bị bạo hành: Ai cứu trẻ? 

VOV.VN - Nhiều vụ án đau lòng với trẻ vẫn liên tiếp xảy ra, gây bức xúc dư luận xã hội. Vậy khi trẻ em bị bạo hành- ai sẽ chìa tay cứu? Việc này đã được Việt Nam quy định trong hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em.

 

 

Theo Cục trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), có đến 71% trẻ từ 1 đến 4 tuổi từng bị xử phạt bằng bạo lực. Do kỷ luật bạo lực vẫn là một tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận, trong khi trẻ em dễ bị tổn thương do hiểu biết hạn chế về quyền của mình nên không lên tiếng và không tìm sự giúp đỡ khi bạo hành xảy ra. Vì vậy, nhiều vụ án đau lòng với trẻ vẫn liên tiếp xảy ra, gây bức xúc dư luận xã hội. Vậy khi trẻ em bị bạo hành- ai sẽ chìa tay cứu? Việc này đã được Việt Nam quy định trong hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em. Trong đó, Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 không chỉ là kênh tiếp nhận thông tin mà còn hỗ trợ, can thiệp khi trẻ bị bạo hành trên khắp Việt Nam.

Qua 17 năm hoạt động, Tổng Đài quốc gia bảo vệ trẻ em đã nhận được trên 4,5 triệu cuộc gọi đến, trong đó đã can thiệp, hỗ trợ hơn 2.700 trẻ em bị bạo lực. Đường dây nóng 111 của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em đi vào hoạt động từ tháng 12/2017 trở thành kênh tiếp nhận thông tin và hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em trên khắp cả nước.

Bà Lê Mai Quyên, cán bộ Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 cho biết, tính trung bình, mỗi ngày Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 tiếp nhận hơn 1.400 cuộc gọi và tư vấn thì gần 100 ca/ngày. Với Tổng đài 111 thì không chỉ tiếp nhận trường hợp trẻ bị bạo hành, mà tất cả những vấn đề liên quan đến vi phạm quyền của trẻ em.

"Chúng ta có pháp luật để bảo vệ trẻ em và nếu các phụ huynh có thêm thông tin, thay đổi nhận thức thì chúng ta sẽ nhanh chóng có thể nhận thấy những hành vi đúng và phù hợp với việc bảo vệ và tôn trọng quyền của trẻ em. Với vai trò của Tổng đài, mỗi người dân gọi tới đây, chúng tôi sẽ thông qua quá trình hỏi chuyện để có thể cung cấp thêm những thông tin cụ thể để đánh giá và đây cũng là một cách để nâng cao nhận thức cho người dân về công tác bảo vệ trẻ em.

Tổng đài 111  đang có 3 tổng đài vùng. Ở Hà Nội có một tổng đài trực tiếp, tiếp quản các cuộc gọi khu vực phía Bắc và  trong Đà Nẵng có một tổng đài tiếp nhận khu vực miền Trung - Tây Nguyên và trong An Giang có một tổng đài tiếp nhận các cuộc gọi khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung bộ. Hệ thống bảo vệ trẻ em cấp xã, tổng đài 111 có danh bạ nguồn về hệ thống bảo vệ trẻ em cấp xã để có thể gọi tất cả các xã, phường trên cả nước. Chúng tôi đều có và liên lạc trực tiếp với các bộ xã, phường".

Báo cáo của Cục trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết: Trong năm 5 qua, số vụ xâm hại trẻ em liên tục tăng cao. Nếu như năm 2018, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em tiếp nhận và can thiệp 806 ca, thì đến năm 2019 là 984 ca và năm 2020 là 1.292 ca. Xâm hại trẻ em có nhiều loại hình khác nhau như bạo lực, xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc. Đối tượng xâm hại trẻ em chủ yếu vẫn là nam giới (chiếm 95%), trong đó trên 3 nghìn 400 người trên 18 tuổi xâm hại trẻ em (chiếm 77%). Trong 2 năm qua, cả nước xảy ra hơn 110 vụ án giết trẻ em, với 120 nạn nhân. Bộ Công an đã xử lý 3,370 vụ án. Trong đó xử lý hình sự 3.462 người.

Thời gian gần đây, dư luận rúng động và bức xúc trước 3 trường hợp trẻ em bị tử vong do bị bạo hành như vụ bé gái 8 tuổi ở TP.HCM tử vong mới đây sau trận đòn nhiều giờ đồng hồ của mẹ kế và sự cô tâm của người cha đẻ. Trước đó là vụ bé gái 3 tuổi ở tỉnh Kiên Giang bị cha dượng hành hạ dã man như châm thuốc vào miệng bé, dốc đầu bé dẫn đến chết. Hay vụ bé gái 6 tuổi ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã thiệt mạng sau cơn nóng giận của cha đẻ vì áp lực dạy con học online ….Điều đáng nói là sau mỗi vụ việc đau lòng xảy ra, nhiều người đặt câu hỏi và cho rằng khi trẻ bị bạo hành, xâm hại ai sẽ là người cứu trẻ và người xung quanh muốn tố cáo khi có vụ bạo hành, xâm hại trẻ thì gọi đến cơ quan, tổ chức, đơn vị nào.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, liên quan đến mạng lưới hỗ trợ can thiệp, Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em ở mục 111 được quy định rất rõ trong Luật Trẻ em, trong Nghị định 56 của Chính phủ. Dựa vào một hệ thống bảo vệ trẻ em để hỗ trợ can thiệp, từ việc tư vấn cho những người trực tiếp chăm sóc trẻ, cho những trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp phát hiện trẻ bị bạo hành có thể gọi 111 hoặc 113. Trong trường hợp này 111 hay 113 đều như nhau, nhưng nên gọi cho 111, vì trong nguyên tắc hỗ trợ can thiệp, thì 111 cũng kết nối với 113. Chức năng của 111 và 113 thì ở góc độ nào đó nó giống nhau ở chỗ là phải can thiệp khẩn cấp trong trường hợp trẻ em cần được bảo vệ. Nhưng, Tổng đài 111 còn tổ chức năng được Luật định là tiếp tục giám sát, tiếp tục theo dõi, tiếp tục tư vấn.

"Trong trường hợp đã gọi điện cho cơ quan phường rồi mà họ chưa vào can thiệp. Họ gọi cho 111 rồi, 111 đã gọi cho công an phường, công an xã rồi mà không xuống can thiệp thì trường hợp đó 111 có thẩm quyền tiếp tục theo dõi, để tiếp tục nhắc nhở, đôn đốc sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương. Còn nếu lực lượng chức năng không can thiệp kịp thời, để xảy ra những hậu quả nào đó thì pháp luật Việt Nam hoan toàn có đủ chế tài, đủ căn cứ để xử lý chính những người có trách nhiệm hỗ trợ can thiệp. Ví dụ như công an phường, chủ tịch phường hay người làm công tác bảo vệ trẻ em, công chức lao động thương binh xã hội ở xã đó nếu không can thiệp kịp thời. Chúng tôi có gọi điện đến nhưng họ không hành động, không cân thiệp thì họ sẽ chịu sự xử lý theo pháp luật", ông Nam nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rúng động vụ bạo hành trẻ em ở Anh: Khi tiếng nói của nạn nhân không được lắng nghe
Rúng động vụ bạo hành trẻ em ở Anh: Khi tiếng nói của nạn nhân không được lắng nghe

VOV.VN - 16.000 trẻ em tại Anh có thể đã bị bạo lực gia đình trong dịp Giáng sinh năm nay. Con số đáng báo động này khiến các chuyên gia đặt câu hỏi tại sao chúng ta vẫn thất bại trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ em - những nạn nhân ít có cơ hội được lắng nghe nhất, trong chính gia đình của mình.

Rúng động vụ bạo hành trẻ em ở Anh: Khi tiếng nói của nạn nhân không được lắng nghe

Rúng động vụ bạo hành trẻ em ở Anh: Khi tiếng nói của nạn nhân không được lắng nghe

VOV.VN - 16.000 trẻ em tại Anh có thể đã bị bạo lực gia đình trong dịp Giáng sinh năm nay. Con số đáng báo động này khiến các chuyên gia đặt câu hỏi tại sao chúng ta vẫn thất bại trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ em - những nạn nhân ít có cơ hội được lắng nghe nhất, trong chính gia đình của mình.

Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em
Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em

VOV.VN - Nhân Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, ngày 25/11, UNESCO và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (SJC) thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tọa đàm trực tuyến Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em.

Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em

Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em

VOV.VN - Nhân Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, ngày 25/11, UNESCO và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (SJC) thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tọa đàm trực tuyến Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em.

Ai cần chịu trách nhiệm và giải trình khi xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em?
Ai cần chịu trách nhiệm và giải trình khi xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em?

VOV.VN - Bà Lê Hồng Loan, Trưởng chương trình về bảo vệ trẻ em UNICEF cho rằng cần quy định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ giải trình khi để xảy ra các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em. 

Ai cần chịu trách nhiệm và giải trình khi xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em?

Ai cần chịu trách nhiệm và giải trình khi xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em?

VOV.VN - Bà Lê Hồng Loan, Trưởng chương trình về bảo vệ trẻ em UNICEF cho rằng cần quy định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ giải trình khi để xảy ra các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em. 

Xâm hại, bạo hành trẻ em: Cần tiêu chí giám định tổn thương cả về mặt tinh thần
Xâm hại, bạo hành trẻ em: Cần tiêu chí giám định tổn thương cả về mặt tinh thần

VOV.VN - Những hành vi xâm hại, bạo hành không chỉ gây tổn thương về mặt thực thể, mà còn để lại những nỗi đau, ám ảnh tinh thần có thể theo trẻ cả đời. Do đó, quá trình giám định pháp y cần đánh giá cả những tổn thương tâm lý của trẻ.

Xâm hại, bạo hành trẻ em: Cần tiêu chí giám định tổn thương cả về mặt tinh thần

Xâm hại, bạo hành trẻ em: Cần tiêu chí giám định tổn thương cả về mặt tinh thần

VOV.VN - Những hành vi xâm hại, bạo hành không chỉ gây tổn thương về mặt thực thể, mà còn để lại những nỗi đau, ám ảnh tinh thần có thể theo trẻ cả đời. Do đó, quá trình giám định pháp y cần đánh giá cả những tổn thương tâm lý của trẻ.