Tỉnh Cà Mau chỉ đạo làm rõ vụ “cháu bé từng bị hành hạ lại bị rách đầu"

VOV.VN - Ngày 10/7, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND Cà Mau đã có ý kiến chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát, làm rõ vụ việc cháu bé từng bị bạo hành nay lại bị bầm tím mình, rách da đầu.

Theo Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với UBND huyện Trần Văn Thời và các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, rà soát làm rõ nội dung báo chí phản ánh; chủ động xử lý vụ việc theo thẩm quyền, nếu có. Báo cáo kết quả về UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 12/7.

Trước đó, Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin, vào ngày 6/7, UBND xã Lợi An (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) tiếp nhận vụ việc, cháu L.M.T. có nhiều vết bầm tím trên người, trên vùng trán bị rách da. Công an xã sau đó vào cuộc xác minh việc, cháu T. có bị mẹ kế là bà H.M.N. bạo hành hay không, bởi bà này từng phạm tội hành hạ cháu M.T.

Làm việc với công an, bà N. cho biết cháu T. bị ngã vào đống đá khi chạy chơi, dẫn đến bị thương. Ông C. là cha cháu T. cũng trình bày tương tự.

Tuy nhiên, anh L.V.T. (19 tuổi, anh ruột của bé M.T.) lại cho biết, khi đi làm về thấy trên người em trai có nhiều vết bầm tím, bị rách ở vùng trán nên hỏi thì T. nói bị mẹ kế đánh.

Trước đó, vào tháng 2/2023, giáo viên Trường Tiểu học 2 Lợi An phát hiện cháu L.M.T. khi đến trường trên người có nhiều vết bầm tím nên báo chính quyền địa phương. Công an huyện Trần Văn Thời sau khi vào cuộc đã khởi tố người mẹ kế về hành vi hành hạ con chồng. TAND tỉnh Cà Mau trong phiên xét xử phúc thẩm đã tuyên phạt bà H.M.N. 9 tháng tù treo.

Hiện cơ quan chức năng địa phương đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cho cháu L.M.T. Công an địa cũng đã vào cuộc để làm rõ vụ việc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao các vụ xâm hại, bạo hành trẻ em ngày càng gia tăng?
Vì sao các vụ xâm hại, bạo hành trẻ em ngày càng gia tăng?

VOV.VN - 2 năm qua, lực lượng chức năng đã phát hiện 3.748 vụ, với gần 4.000 trẻ em bị xâm hại. Nhiều người lo ngại, tại sao trong xã hội hiện đại, số trẻ em bị bạo hành, xâm hại lại có nguy cơ gia tăng?

Vì sao các vụ xâm hại, bạo hành trẻ em ngày càng gia tăng?

Vì sao các vụ xâm hại, bạo hành trẻ em ngày càng gia tăng?

VOV.VN - 2 năm qua, lực lượng chức năng đã phát hiện 3.748 vụ, với gần 4.000 trẻ em bị xâm hại. Nhiều người lo ngại, tại sao trong xã hội hiện đại, số trẻ em bị bạo hành, xâm hại lại có nguy cơ gia tăng?

Bé gái 7 tuổi bị bạo hành, Bình Phước ra công văn tăng cường bảo vệ trẻ em
Bé gái 7 tuổi bị bạo hành, Bình Phước ra công văn tăng cường bảo vệ trẻ em

VOV.VN - Liên quan đến việc bé Và Y Dénh (7 tuổi) ở huyện Đồng Phú bị cha dượng bạo hành dã man gây bức xúc trong dư luận, chiều nay (29/7), UBND tỉnh Bình Phước có công văn khẩn gửi các đơn vị, địa phương yêu cầu tăng cường phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.

Bé gái 7 tuổi bị bạo hành, Bình Phước ra công văn tăng cường bảo vệ trẻ em

Bé gái 7 tuổi bị bạo hành, Bình Phước ra công văn tăng cường bảo vệ trẻ em

VOV.VN - Liên quan đến việc bé Và Y Dénh (7 tuổi) ở huyện Đồng Phú bị cha dượng bạo hành dã man gây bức xúc trong dư luận, chiều nay (29/7), UBND tỉnh Bình Phước có công văn khẩn gửi các đơn vị, địa phương yêu cầu tăng cường phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.

“Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” là chủ đề của tháng hành động vì trẻ em
“Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” là chủ đề của tháng hành động vì trẻ em

VOV.VN - Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề: "Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em" nhằm vận động sự tham gia tích cực hơn nữa của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng vào việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

“Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” là chủ đề của tháng hành động vì trẻ em

“Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” là chủ đề của tháng hành động vì trẻ em

VOV.VN - Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề: "Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em" nhằm vận động sự tham gia tích cực hơn nữa của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng vào việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.