Tình trạng buôn bán đàn ông, nội tạng, bào thai gia tăng

(VOV) -Từ năm 2005 đến nay, toàn quốc phát hiện hơn 3.000 vụ buôn bán người, lừa bán hơn 6.500 nạn nhân.

Thông tin tại hội thảo chia sẻ thông tin về phòng chống mua bán người, do Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm và Dự án liên minh các tổ chức LHQ về phòng chống buôn bán người (UNIAP) tổ chức ngày 21/12 cho biết: Từ năm 2005 đến nay, toàn quốc phát hiện hơn 3.000 vụ buôn bán người với hơn 5.000 đối tượng, lừa bán hơn 6.500 nạn nhân. Riêng năm 2012, cơ quan chức năng phát hiện gần 500 vụ buôn bán người với hơn 800 đối tượng, lừa bán trên 850 nạn nhân.

Theo đại tá Lê Văn Chương, Chánh Văn phòng Thường trực Phòng chống tội phạm và ma túy (Bộ Công an), tình hình tội phạm mua bán người tại Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp. Đặc biệt, ngoài buôn bán phụ nữ, trẻ em, gần đây các vụ buôn bán nội tạng, trẻ sơ sinh, trẻ em đang còn là bào thai và cả mua bán đàn ông để cưỡng bức lao động có xu hướng tăng.

Các vụ mua bán người xảy ra nhiều nhất ở tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc (chiếm tới hơn 60% tổng số vụ mua bán người), chủ yếu tại các địa phương: Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lai Châu, Cao Bằng…

Theo Bộ Công an, nhiều người Việt Nam từng là nạn nhân bị bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm hoặc lấy chồng bất hợp pháp, khi quay lại Việt Nam dưới dạng thăm quê hoặc trốn về lại tiếp tục cấu kết với các đối tượng khác để lừa người quen, thậm chí là người thân trong gia đình bán sang Trung Quốc.

Theo cơ quan chức năng, đối tượng chủ yếu là bọn lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự về mua bán người cấu kết với những người ở vùng sâu, vùng xa, biên giới tạo thành đường dây khép kín để lôi kéo, câu móc, lừa gạt nạn nhân đưa ra nước ngoài hoặc bán trong nội địa.

Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, tình trạng mua bán người dưới dạng xuất khẩu lao động cũng diễn ra phức tạp. Các chủ lao động thông qua tuyển dụng, đưa người ra nước ngoài rồi “giữ hộ” giấy tờ, hộ chiếu, ép lao động cưỡng bức và lạm dụng tình dục. 

Theo Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB-XH), trong năm 2012, ngành LĐ-TB-XH các địa phương đã tổ chức tiếp nhận và hỗ trợ cho 541 nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng. Trong số  này có 65% tự trở về, 25% được giải cứu, số còn lại là trao trả qua đường ngoại giao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phạm tội buôn người, 2 vợ chồng lĩnh án
Phạm tội buôn người, 2 vợ chồng lĩnh án

Ngày 10/8, TAND tỉnh Bắc Giang xét xử lưu động vụ án hai vợ chồng Lục Văn Toan tổ chức buôn bán người qua biên giới làm gái mại dâm.

Phạm tội buôn người, 2 vợ chồng lĩnh án

Phạm tội buôn người, 2 vợ chồng lĩnh án

Ngày 10/8, TAND tỉnh Bắc Giang xét xử lưu động vụ án hai vợ chồng Lục Văn Toan tổ chức buôn bán người qua biên giới làm gái mại dâm.

Phá đường dây buôn người ra nước ngoài bán dâm
Phá đường dây buôn người ra nước ngoài bán dâm

Các đối tượng móc nối với nhau đến các vùng quê dụ dỗ các cô gái nhẹ dạ, cả tin lừa bán ra nước ngoài.

Phá đường dây buôn người ra nước ngoài bán dâm

Phá đường dây buôn người ra nước ngoài bán dâm

Các đối tượng móc nối với nhau đến các vùng quê dụ dỗ các cô gái nhẹ dạ, cả tin lừa bán ra nước ngoài.

Mỹ Tâm tham gia hòa nhạc chống nạn buôn người
Mỹ Tâm tham gia hòa nhạc chống nạn buôn người

Ngày 26/5, ca sĩ Mỹ Tâm sẽ tham gia buổi hòa nhạc miễn phí MTV EXIT live in Hanoi tại sân Mỹ Đình (Hà Nội), với tinh thần kêu gọi đấu tranh chống nạn buôn người.

Mỹ Tâm tham gia hòa nhạc chống nạn buôn người

Mỹ Tâm tham gia hòa nhạc chống nạn buôn người

Ngày 26/5, ca sĩ Mỹ Tâm sẽ tham gia buổi hòa nhạc miễn phí MTV EXIT live in Hanoi tại sân Mỹ Đình (Hà Nội), với tinh thần kêu gọi đấu tranh chống nạn buôn người.

Trung Quốc phá đường dây buôn người, giải cứu 181 trẻ em
Trung Quốc phá đường dây buôn người, giải cứu 181 trẻ em

Trẻ em bị bắt cóc tại Trung Quốc thường được bán làm con nuôi hoặc bị buộc lao động chân tay, phụ giúp việc nhà.

Trung Quốc phá đường dây buôn người, giải cứu 181 trẻ em

Trung Quốc phá đường dây buôn người, giải cứu 181 trẻ em

Trẻ em bị bắt cóc tại Trung Quốc thường được bán làm con nuôi hoặc bị buộc lao động chân tay, phụ giúp việc nhà.