Tôi lớn lên cùng Thủ đô năm ấy

(VOV) - Đại tá Nguyễn Mạnh Hà,  một người con của làng Ngọc Hà, niềm tự hào là được lớn lên cùng Hà Nội 12 ngày đêm.

Trong kí ức của người Hà Nội đã từng trải qua 12 ngày đêm ác liệt năm 1972, người ta không chỉ có nỗi đau, mất mát mà còn có cả niềm tự hào. Với Tiến sĩ, Đại tá Nguyễn Mạnh Hà- một người con của làng Ngọc Hà, Hà Nội, niềm tự hào ấy là được lớn lên cùng Hà Nội 12 ngày đêm. Sau này, những kí ức đẹp về một thời đạn bom đã theo ông suốt hành trình đến với lịch sử, đến với thế giới bên ngoài cùng với tâm thế của người Việt Nam đã từng đánh thắng B52.  

Làng Ngọc Hà vốn nức tiếng bậc nhất kinh kì. Bởi vậy mà người dân Thủ đô từng nói “ Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát/Hoa Ngọc Hà thơm ngát gần xa”. Thế nhưng, cách đây 40 năm, thủ đô Hà Nội nói chung và làng hoa Ngọc Hà nói riêng phải hứng chịu những đợt bom đạn của đế quốc Mỹ dội xuống nhằm “Đưa Hà Nội trở về thời kì đồ đá”.

Hiện nay, hồ Hữu Tiệp trong làng Ngọc Hà được người dân quen gọi là hồ B52 bởi đây là nơi phần xác thân máy bay B52 của giặc Mỹ cắm đầu rơi xuống trong trận “Điện Biên Phủ trên không” vào đêm ngày 27 tháng 12 năm 1972. Đó là một chứng tích tố cáo tội ác của kẻ thù và cũng đã trở thành một biểu tượng cho ý chí quyết đánh, quyết thắng của quân và dân Thủ đô.

Đến bây giờ, Tiến sĩ, Đại tá Nguyễn Mạnh Hà- nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu Lịch sử Quân sự Việt Nam vẫn còn nhớ: khi nghe tin làng mình- làng Ngọc Hà bị ném bom, ông liền chạy về nhà và “nhìn qua mái nhà thấy một bầu trời”. “Quả bom rơi đúng vào mái nhà, chui xuống sàn, xuống nền nhà hơn 2 mét nữa vì nó nặng và rơi từ độ cao 10 cây số. Sau này, cô tôi phải mất đến 3-4 ngày thuê người đào mang quả bom ấy lên, xong mang ra đình bày như bầy lợn con”- Đại tá Nguyễn Mạnh Hà nhớ lại.

16 tuổi, chàng trai trẻ Nguyễn Mạnh Hà vào đại học. Yêu lịch sử từ nhỏ, ông vào học chuyên ngành Lịch sử của trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Bởi vậy, ông rất quan tâm tới  tin tức thời sự trong nước và quốc tế, nhất là tin chiến sự. Những con số, sự kiện bắn rơi B52 của quân và dân ta cũng được chàng trai Nguyễn Mạnh Hà ghi nhớ qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và các tờ báo. 

Đại tá Nguyễn Mạnh Hà (ảnh trái)
Ông cũng không thể quên được hình ảnh nhân dân Hà Nội tự giác đi sơ tán mỗi khi có lệnh. Sống trong thời chiến nên lúc bấy giờ, gia đình nào ở thủ đô cũng trong tâm thế sẵn sàng thực hiện theo kế hoạch. Gia đình ông có 7 người nhưng phải chia làm 5 nơi. Ông thì sơ tán ở trên Yên Phong – Hà Bắc. Mẹ của ông, 3 người em và chị gái thì sơ tán ở Thường Tín. Người anh trai thì ở Thái Nguyên. Mỗi người chỉ mang theo vài bộ quần áo và đem theo gia súc, gia cầm lên nơi sơ tán tiếp tục tăng gia sản xuất. Người dân ở đó tự nguyện nhường chỗ ăn, chỗ ở, giúp đỡ gia đình ông như người trong nhà. Trong lúc gian nan, địch họa mới thấy hết ý nghĩa của hai tiếng “đồng bào”, trong gian khổ vẫn tràn niềm tin chiến thắng.

Tiến sĩ, Đại tá Nguyễn Mạnh Hà nhớ lại: “Tài sản quý giá nhất là cái xe đạp. Mang được cái xe đạp đi thì coi như đã mang được cả tài sản đi sơ tán. Hồi đó mọi người chỉ quan tâm đến việc đánh thắng Mỹ, tập trung tất cả, hy sinh tất cả, không nghĩ gì đến chuyện khác”

Hơn 30 năm trôi qua, Tiến sĩ, Đại tá Nguyễn Mạnh Hà có dịp đối diện với Henri Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ khi tham dự Hội thảo “Kinh nghiệm của Mỹ ở Đông Nam Á” do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức tại Mỹ năm 2010. Trong cuộc đàm phán để đi tới ký kết Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ông Kissinger giữ vai trò là Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ.

Tại hội nghị này, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà đã đề nghị ông Kissinger trả lời câu hỏi về vai trò của ông ta trong cuộc ném bom 12 ngày đêm năm 1972. Đó không chỉ là câu hỏi của một nhà nghiên cứu lịch sử quân sự, mà còn là câu hỏi xuất phát từ tâm thế của người Việt Nam từng trải qua chiến tranh và niềm tự hào của cả dân tộc đã không chịu khuất phục trước sức mạnh bom đạn, giữ vững niềm tin để giành chiến thắng. Là nhà ngoại giao lão luyện nhưng Kissinger không dễ dàng tìm được câu trả lời. Và, Kissinger đã rất lúng túng. 

Ông ta đã chia sẻ sự cảm phục với Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc đấu trí trên bàn đàm phán tại Hội nghị Paris trong mấy năm trời. Điều này, Kissinger cũng đã nhắc tới trong cuốn Hồi ký. Nhưng có một chi tiết mà không bao giờ thấy Kissinger nói đến, đó là chiếc nhẫn sáng bóng mà Cố vấn Lê Đức Thọ luôn đeo trong mỗi lần thương thảo. Ít ai biết rằng, nó được gò từ mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Chiếc nhẫn như một thông điệp ngầm khẳng định sự thất bại của không quân Hoa Kỳ và niềm tin vào chiến thắng của toàn dân tộc Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà kể: “Khi ở đấy, tôi rất mừng vì đã nói giữa hội trường nước Mỹ: chúng ta đến đây không phải để phân biệt người thắng kẻ thua. Chúng ta ở đây để rút ra được kinh nghiệm gì cho Mỹ và Việt Nam để mối quan hệ của chúng ta tốt hơn. Chúng tôi không đến đây để trách móc người Mỹ đã tàn phá đất nước tôi như thế nào vì đó là chuyện của lịch sử. Nhưng với trách nhiệm của người làm sử thì chúng ta phải tìm hiểu tại sao lại có chuyện đó. Một điều đáng mừng là sau hai ngày hội thảo, hầu hết sử gia Mỹ gần như đồng tình với chúng ta ở nhiều quan điểm, trong đó họ rất thoải mái thừa nhận là họ đã thua”.

Chiến tranh đã qua, nhưng kí ức về 12 ngày đêm Hà Nội anh dũng, kiên cường đánh B52 vẫn còn đọng mãi trong lòng người dân Thủ đô. Với tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, trước khi trở thành nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam, ông đã từng là một người con của Hà Nội tự cho mình là may mắn khi được sống trong những năm tháng ác liệt đó.

Hơn 40 năm gắn bó với lịch sử, ông cũng hiểu rằng: những con số, sự kiện mà mình đã từng biết, từng trải qua được đánh đổi bằng cả mồ hôi, xương máu của dân tộc Việt Nam. Bầu trời Hà Nội giờ đây đã bình yên. Xem lại bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Văn Bảo chụp hồi đó, có hình ảnh một cô gái đang tưới hoa tại làng hoa Ngọc Hà với xác chiếc máy bay ở đằng sau có thể cảm nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Đó có thể là niềm vui chiến thắng. Đó có thể là sự bình tĩnh, tự tin của người Hà Nội trong bom đạn vẫn giữ được nét hào hoa. Nhưng trên hết đó là khát vọng được sống trong hòa bình, mong muốn không còn chiến tranh của người dân Hà Nội và cả dân tộc Việt Nam ta./. 


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

(VOV) -Những câu chuyện, những nhân chứng sẽ góp phần tái hiện trang sử hào hùng của quân và dân Hà Nội

40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

(VOV) -Những câu chuyện, những nhân chứng sẽ góp phần tái hiện trang sử hào hùng của quân và dân Hà Nội

"Điện Biên Phủ trên không" qua tư liệu trong và ngoài nước
"Điện Biên Phủ trên không" qua tư liệu trong và ngoài nước

(VOV) - Những hình ảnh, tư liệu tái hiện rõ nét về lịch sử Hà Nội 12 ngày đêm với chiến thắng hào hùng "Điện Biên Phủ trên không".

"Điện Biên Phủ trên không" qua tư liệu trong và ngoài nước

"Điện Biên Phủ trên không" qua tư liệu trong và ngoài nước

(VOV) - Những hình ảnh, tư liệu tái hiện rõ nét về lịch sử Hà Nội 12 ngày đêm với chiến thắng hào hùng "Điện Biên Phủ trên không".

Tưng bừng đêm hội "40 năm Điện Biên Phủ trên không"
Tưng bừng đêm hội "40 năm Điện Biên Phủ trên không"

Tại đêm hội, Ban Tổ chức đã tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi tìm hiểu 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Tưng bừng đêm hội "40 năm Điện Biên Phủ trên không"

Tưng bừng đêm hội "40 năm Điện Biên Phủ trên không"

Tại đêm hội, Ban Tổ chức đã tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi tìm hiểu 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Phát thanh đặc biệt kỷ niệm "Điện Biên Phủ trên không"
Phát thanh đặc biệt kỷ niệm "Điện Biên Phủ trên không"

(VOV) -VOV thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt chào mừng 40 năm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không.

Phát thanh đặc biệt kỷ niệm "Điện Biên Phủ trên không"

Phát thanh đặc biệt kỷ niệm "Điện Biên Phủ trên không"

(VOV) -VOV thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt chào mừng 40 năm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không.

“Điện Biên Phủ trên không” và nỗi trăn trở của các cựu binh
“Điện Biên Phủ trên không” và nỗi trăn trở của các cựu binh

(VOV) -40 năm trước, họ biết nhau qua một sự kiện đặc biệt. 40 năm sau, chính sự kiện này lại tạo cơ hội để họ gặp lại nhau.

“Điện Biên Phủ trên không” và nỗi trăn trở của các cựu binh

“Điện Biên Phủ trên không” và nỗi trăn trở của các cựu binh

(VOV) -40 năm trước, họ biết nhau qua một sự kiện đặc biệt. 40 năm sau, chính sự kiện này lại tạo cơ hội để họ gặp lại nhau.