TP.HCM chú trọng phát triển y tế chuyên sâu, thu hút du lịch khám chữa bệnh

VOV.VN - TP.HCM đang đẩy mạnh phát triển y tế chuyên sâu theo ba cụm lớn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Thành phố cũng đẩy mạnh du lịch y tế, hướng đến trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN.

 

Nội dung được bàn luận tại Chương trình “Dân hỏi - Chính quyền trả lời” về “Phát triển hệ thống y tế - Chăm sóc sức khỏe toàn diện người dân” sáng nay (16/2).

Phát triển, chuyển giao kỹ thuật hiện đại

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết thành phố định hướng phát triển y tế chuyên sâu theo ba cụm nhằm nâng cao chất lượng điều trị, tiếp nhận bệnh nhân nặng và chuyển giao kỹ thuật.

Cụm trung tâm gồm Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Đại học Y Dược, các bệnh viện tuyến trung ương, chuyên khoa, Trung tâm Cấp cứu 115 và Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC).

Cụm Tân Kiên (Bình Chánh) rộng 72 ha, có cơ sở 2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhi đồng TP, Bệnh viện Truyền máu Huyết học, sắp tới bổ sung Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình và các chuyên khoa khác.

Cụm TP Thủ Đức rộng 120 ha, gồm Trường Đại học Khoa học Sức khỏe (ĐHQG TP.HCM), các bệnh viện hiện hữu và dự kiến xây thêm Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Đột quỵ.

Hiện, nhiều kỹ thuật chuyên sâu đã triển khai, giúp giảm tỷ lệ tử vong, nâng cao chất lượng điều trị. Một số bệnh viện đạt chuẩn quốc tế như Bệnh viện Hùng Vương (Úc), Bệnh viện Truyền máu Huyết học (Mỹ). TP.HCM đang dần trở thành trung tâm y tế chuyên sâu hàng đầu khu vực.

BS.CKII Trần Văn Sóng, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết bệnh viện đã làm chủ nhiều kỹ thuật tiên tiến trong điều trị đột quỵ, giúp cứu sống hàng nghìn bệnh nhân và giảm tỷ lệ tàn phế.

 Năm 2009, bệnh viện triển khai kỹ thuật dùng thuốc tiêu cục máu đông cho bệnh nhân đột quỵ cấp. Đến năm 2012, TP.HCM nhanh chóng cập nhật kỹ thuật lấy cục máu đông bằng dụng cụ khi các nước tiên tiến áp dụng phương pháp này.

Năm 2019, bệnh viện ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) Rapid, mở rộng “cửa sổ vàng” điều trị đột quỵ từ 6 lên 24 giờ, tăng cơ hội cứu chữa. Hiện mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 50 ca đột quỵ, với tỷ lệ cứu sống và hồi phục cao.

Ngoài điều trị, bệnh viện còn chuyển giao kỹ thuật cho hơn 100 đơn vị y tế trên cả nước, góp phần phát triển mạng lưới đột quỵ tại Việt Nam.

BS Trần Văn Sóng cho biết thêm: “Trong chương trình liên kết y tế vùng, tùy theo thế mạnh của từng bệnh viện của thành phố, lãnh đạo Sở Y tế cũng giao cho các bệnh viện để chuyển giao kỹ thuật cho các đơn vị ở các tỉnh, thành khác. Và với chủ trương như thế thì chắc chắn là trong thời gian tới mạng lưới hệ thống y tế của khu vực sẽ có những bước phát triển nhanh, mạnh và đồng bộ”.

Đẩy mạnh du lịch y tế tương xứng tiềm năng

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam khám chữa bệnh nhờ chất lượng dịch vụ tốt và chi phí cạnh tranh.

Trước đại dịch Covid-19, Việt Nam đón khoảng 300.000 khách nước ngoài sử dụng dịch vụ y tế mỗi năm, trong đó hơn 40% chọn TP.HCM. Thành phố có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch y tế nếu được quảng bá mạnh mẽ và có chính sách phù hợp.

Bên cạnh đầu tư cơ sở vật chất, các bệnh viện tại TP.HCM đang nâng cao chất lượng chuyên môn, hướng đến tiêu chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố quan trọng để các công ty bảo hiểm quốc tế ký hợp đồng, tạo điều kiện cho người nước ngoài đến điều trị. Hiện nay có một số bệnh viện đã đạt chứng nhận quốc tế như Bệnh viện Hùng Vương và Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

TP.HCM cũng sẽ thí điểm mô hình điều phối viên du lịch y tế quốc tế, giúp hỗ trợ tốt hơn cho du khách khi khám chữa bệnh tại thành phố.

Ông Tăng Chí Thượng nói: “Phải sớm hoàn thành hệ thống tổng đài du lịch và cổng thông tin du lịch quốc tế, để cho người dân các nước trong khu vực đăng ký đặt lịch khám chữa bệnh tại Việt Nam. Để thục hiện những điều này, sở Y tế cùng các sở liên quan như sở Du lịch, sở Công thương, sở Giao thông… sớm xây dựng đề án để có cơ chế đặc thù để triển khai trong thời gian sắp tới”.  

Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Bùi Thị Ngọc Hiếu cho biết, phát triển du lịch y tế là lĩnh vực được thành phố quan tâm đầu tư. Từ năm 2017, Sở Y tế và Sở Du lịch đã ký kết chương trình liên tịch về du lịch y tế.

TP đã xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ đối với cơ sở y tế tham gia chương trình. Sở Du lịch cũng phối hợp khảo sát các bệnh viện, cơ sở y tế nhằm đảm bảo điều kiện phục vụ du khách.

Để quảng bá rộng rãi, Sở đã biên soạn cẩm nang du lịch y tế với 5 ngôn ngữ, sản xuất phim giới thiệu, đồng thời đưa vào khai thác 30 tour du lịch y tế kết hợp khám chữa bệnh và trải nghiệm văn hóa, lịch sử tại TP.HCM.

Từ sau đại dịch Covid-19, thành phố đẩy mạnh quảng bá du lịch y tế tại Campuchia, Thái Lan và thông qua các sự kiện lớn như Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM (ITE), Ngày hội Du lịch TP.HCM, cũng như trên các nền tảng số của Sở Du lịch và Sở Y tế.

Về định hướng giai đoạn 2025 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu cho biết: “Sở Du lịch sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để kết nối cơ sở y tế với hệ thống cơ sở lưu trú, khách sạn đạt chuẩn để cùng phối hơp phục vụ du lịch khi họ đến TP vừa du lịch vừa khám bệnh. Thành phố cũng mở rộng quảng bá sang các thị trường tiềm năng như Úc, Mỹ, châu Á và các nước trong khu vực để quảng bá du lịch y tế của TP.HCM.

Ngoài ra, công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, ngoại ngữ nhằm hỗ trợ du khách tốt hơn cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người dân Đà Nẵng
Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người dân Đà Nẵng

VOV.VN - Chính sách bảo hiểm y tế là trụ cột trong hệ thống chính sách an sinh xã hội được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhiều năm qua, ngành Y tế TP.Đà Nẵng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành Bảo hiểm xã hội thành phố triển khai các giải pháp cải tiến quy trình, thủ tục khám chữa bệnh, không ngừng thay đổi phong cách, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người dân Đà Nẵng

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người dân Đà Nẵng

VOV.VN - Chính sách bảo hiểm y tế là trụ cột trong hệ thống chính sách an sinh xã hội được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhiều năm qua, ngành Y tế TP.Đà Nẵng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành Bảo hiểm xã hội thành phố triển khai các giải pháp cải tiến quy trình, thủ tục khám chữa bệnh, không ngừng thay đổi phong cách, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Khám chữa bệnh tại nhà có thể được thanh toán bảo hiểm y tế
Khám chữa bệnh tại nhà có thể được thanh toán bảo hiểm y tế

VOV.VN - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế (BHYT) mới nhất đã bổ sung, làm rõ các hình thức khám bệnh, chữa bệnh mới được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT như: khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà.

Khám chữa bệnh tại nhà có thể được thanh toán bảo hiểm y tế

Khám chữa bệnh tại nhà có thể được thanh toán bảo hiểm y tế

VOV.VN - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế (BHYT) mới nhất đã bổ sung, làm rõ các hình thức khám bệnh, chữa bệnh mới được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT như: khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà.

Nỗ lực thực hiện đấu thầu, mua sắm đến khi đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
Nỗ lực thực hiện đấu thầu, mua sắm đến khi đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh

VOV.VN - Khi tiến hành đấu thầu, mua sắm nếu lần đầu chưa đáp ứng, phải khẩn trương thực hiện tiếp lần 2 và các lần mua sắm tiếp theo đáp ứng đúng quy định.

Nỗ lực thực hiện đấu thầu, mua sắm đến khi đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh

Nỗ lực thực hiện đấu thầu, mua sắm đến khi đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh

VOV.VN - Khi tiến hành đấu thầu, mua sắm nếu lần đầu chưa đáp ứng, phải khẩn trương thực hiện tiếp lần 2 và các lần mua sắm tiếp theo đáp ứng đúng quy định.