TP.HCM sẽ có giải pháp mạnh như Singapore về xử phạt xả rác

VOV.VN - Tại buổi thảo luận tổ chiều nay (15/7), trong kỳ họp HĐND TP.HCM lần thứ XVII, nhiều đại biểu cho rằng vấn đề chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nền tái định cư, chậm trễ nghiệm thu các công trình đầu tư công, vệ sinh môi trường... đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Xáo trộn cuộc sống 

Đại biểu HĐND TP.HCM Võ Văn Đạt phản ánh, 104 hộ dân bị giải tỏa ven kênh rạch Nước đen được bố trí tái định cư tại huyện Bình Chánh nhưng nhiều năm nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này gây nhiều khó khăn cho người dân khi xây dựng nhà ở. Ông Đạt kiến nghị TP cần nhanh chóng giải quyết để người dân ổn định cuộc sống. 

Bên cạnh đó, các công trình đầu tư công như: đường, cầu, tuyến kênh… nhiều công trình đã đưa vào sử dụng nhưng còn chậm trễ nghiệm thu và bàn giao nên gây ra tình trạng bụi, rác, mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Cụ thể như tuyến đường Nguyễn Thị Tú, cầu Bưng thiếu hệ thống chiếu sáng, kênh Nước đen thì nhiều rác… 

Đại biểu Võ Văn Đạt kiến nghị, cử tri rất quan tâm dự án kênh Nước đen, đến nay chúng ta đã đưa vào sử dụng rồi mà chưa nghiệm thu, kênh thì rác, ùn ứ, lục bình trên kênh. Trách nhiệm chủ đầu tư phải thống nhất lại rồi nghiệm thu, giao lại cho địa phương quản lý, đặc biệt là vệ sinh, môi trường ở các tuyến kênh… 

Giải đáp thắc mắc về xử lý rác thải trên kênh Nước đen, đại diện Sở Tài Nguyên và môi trường cho biết, Sở đã có văn bản phối hợp  quận Bình Tân để giải quyết ô nhiễm trên kênh này.

Giải pháp mạnh để quản lý rác thải

Vấn đề xả rác cũng được nhiều đại biểu quan tâm kiến nghị. Theo đại biểu Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, TP đã có nhiều chính sách,  chương trình hoạt động để nâng cao nhận thức của người dân về việc xử lý rác thải, phân loại rác tại nguồn… Thế nhưng tình trạng xả rác bừa bãi ngày càng nhiều, nhất là ở khu vực quận, huyện ngoại thành. Do vậy, cần có biện pháp răn đe mạnh hơn để nâng cao ý thức của người dân. 

Đại biểu này nhấn mạnh, việc quản lý rác tại nguồn ở TP.HCM chưa được quản lý một cách đồng bộ, từ khâu thu gom rác đến vận chuyển, đến công tác xử lý: "Chi phí đóng để thu gom rác chưa có sự đồng bộ, các phương tiện thu gom rác cũng chưa đồng bộ. Điều đau lòng là có tình trạng nhiều người dân ý thức tốt, phân loại rác tại nguồn nhưng lại đưa sang đơn vị thu gom rác thì lại bị trộn chung trở lại”.

Về kiến nghị chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với hành vi xả rác bừa bãi, bà Võ Thanh Quỳnh Anh, Phó Phòng Quản lý chất rắn, Sở Tài nguyên và môi trường cho biết, đối với việc xử lý vi phạm hành chính về xả thải rác không đúng quy định, trong 6 tháng qua, TP đã nhắc nhở hơn 1.760 trường hợp, xử lý vi phạm khoảng 1.450 trường hợp.

Các địa phương đã lắp đặt hơn 27.600 camera để phục vụ việc giám sát vệ sinh môi trường, nhằm hạn chế việc xả rác bừa bãi. Tới đây, Sở Tài nguyên và môi trường sẽ tiếp tục lấy ý kiến của các đơn vị để bổ sung thêm một số giải pháp mạnh hơn.

"Sở cũng sẽ lấy ý kiến của các đơn vị, sở ngành một lần nữa để chúng ta triển khai như Singapore, có giải pháp mạnh hơn nữa. Về phân loại rác tại nguồn, Sở Tài nguyên môi trường đã tham mưu cho UBND TP triển khai đề án thực hiện phân loại rác tại nguồn, UBND TP đã thành lập ban chỉ đạo để góp ý cho đề án này"- bà Võ Thanh Quỳnh Anh nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người thợ cơ khí “biến” rác thải thành tài nguyên hữu ích
Người thợ cơ khí “biến” rác thải thành tài nguyên hữu ích

VOV.VN - Khi áp dụng khoa học kỹ thuật thì chính rác thải lại trở thành phân bón, xăng dầu mang lại lợi ích cho cuộc sống, đây chính là sản phẩm của nhà máy xử lý rác mini tuần hoàn tại bãi rác xã Long Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang vừa thử nghiệm thành công bước đầu.

Người thợ cơ khí “biến” rác thải thành tài nguyên hữu ích

Người thợ cơ khí “biến” rác thải thành tài nguyên hữu ích

VOV.VN - Khi áp dụng khoa học kỹ thuật thì chính rác thải lại trở thành phân bón, xăng dầu mang lại lợi ích cho cuộc sống, đây chính là sản phẩm của nhà máy xử lý rác mini tuần hoàn tại bãi rác xã Long Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang vừa thử nghiệm thành công bước đầu.

Tình người từ rác thải nhựa của phụ nữ Cà Mau
Tình người từ rác thải nhựa của phụ nữ Cà Mau

VOV.VN - Bằng những mô hình có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, chị em phụ nữ huyện Trần Văn Thời, Cà Mau không chỉ giúp nhau hiểu rõ, thay đổi thói quen dùng rác thải nhựa mà còn hỗ trợ nhau làm kinh tế bằng rác thải nhựa và giúp học sinh nghèo vươn lên từ rác thải nhựa.

Tình người từ rác thải nhựa của phụ nữ Cà Mau

Tình người từ rác thải nhựa của phụ nữ Cà Mau

VOV.VN - Bằng những mô hình có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, chị em phụ nữ huyện Trần Văn Thời, Cà Mau không chỉ giúp nhau hiểu rõ, thay đổi thói quen dùng rác thải nhựa mà còn hỗ trợ nhau làm kinh tế bằng rác thải nhựa và giúp học sinh nghèo vươn lên từ rác thải nhựa.

Kiên Giang: Tồn đọng gần 200 tấn rác thải y tế lây nhiễm
Kiên Giang: Tồn đọng gần 200 tấn rác thải y tế lây nhiễm

VOV.VN - Hơn 5 tháng nay, từ khi lò đốt rác ở bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang cơ sở cũ bị hư, không hoạt động được, khiến lượng rác thải y tế lây nhiễm ngày càng nhiều, được tập kết về Bệnh viện đa khoa tỉnh cơ sở cũ chất thành đống nhưng vẫn chưa có phương án để xử lý.

Kiên Giang: Tồn đọng gần 200 tấn rác thải y tế lây nhiễm

Kiên Giang: Tồn đọng gần 200 tấn rác thải y tế lây nhiễm

VOV.VN - Hơn 5 tháng nay, từ khi lò đốt rác ở bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang cơ sở cũ bị hư, không hoạt động được, khiến lượng rác thải y tế lây nhiễm ngày càng nhiều, được tập kết về Bệnh viện đa khoa tỉnh cơ sở cũ chất thành đống nhưng vẫn chưa có phương án để xử lý.