TP.HCM sẽ mở rộng chương trình tiếng Anh tích hợp

VOV.VN - Chương trình tiếng Anh tích hợp, từ 600 học sinh tham gia, sau 10 năm đã tăng lên 50 lần. Đây là tiền đề để TP.HCM đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện đề án 5695: Dạy và học các môn toán khoa học và tiếng Anh tích hợp, chương trình Anh và Việt Nam tổ chức chiều ngày 29/11.

Đề án 5695 của TP.HCM về dạy và học các môn toán khoa học và tiếng Anh tích hợp, chương trình Anh và Việt Nam được triển khai từ năm 2014 đến 2024.

Từ 18 trường ở 3 quận, huyện với 600 học sinh tham gia chương trình tiếng Anh tích hợp, sau 10 năm thực hiện, đã có trên 160 trường học với trên 30.000 học sinh tham gia chương trình. 

Tỉ lệ đạt chứng chỉ chuẩn đầu ra của chương trình Tiếng Anh Tích hợp đều đạt từ 86% ở 3 cấp. Hầu hết học sinh đều đạt trình độ tương ứng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như theo khung tham chiếu châu Âu (CEFR).

Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá, quá trình dạy và học nói chung và đề án 5695 nói riêng của TP.HCM cho thấy việc ban hành đề án chương trình tiếng Anh tích hợp là kịp thời, đúng mục tiêu, thể hiện tầm nhìn nhanh nhạy, quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của lãnh đạo TP.HCM, của ngành giáo dục thành phố.

Qua 10 năm thực hiện, đề án đã mang hiệu quả tích cực. Học sinh được nâng cao năng lực phẩm chất toán khoa học, giáo viên nâng cao nghiệp vụ, nhà trường tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị,… Từ 3 môn này cũng hình thành được năng lực phẩm chất khác của học sinh như có ngoại ngữ, các em cũng tự tin để học các môn học khác, phụ huynh có niềm tin với giáo dục và đào tạo.

Đề án này còn là minh chứng cụ thể về hiệu quả công tác xã hội hoá, tiếp cận được chương trình chất lượng.

"TP.HCM tiếp tục nghiên cứu mở rộng thêm số trường, số lớp, cân nhắc kể cả số môn, không chỉ môn toán khoa học mà còn một số môn khác dạy và học bằng tiếng Anh", ông Thưởng nói.

Bên cạnh đó Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng mong muốn TP.HCM, Hà Nội là những địa phương đầu tàu dẫn dắt của giáo dục, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo kết luận số 91 của Bộ chính trị.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường: Làm gì để vượt thách thức?
Đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường: Làm gì để vượt thách thức?

VOV.VN - Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Đây là chủ trương lớn được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt. Nhưng chủ trương này sẽ gặp không ít thách thức cần được hóa giải.

Đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường: Làm gì để vượt thách thức?

Đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường: Làm gì để vượt thách thức?

VOV.VN - Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Đây là chủ trương lớn được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt. Nhưng chủ trương này sẽ gặp không ít thách thức cần được hóa giải.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

VOV.VN - Những năm gần đây, tiếng Anh là một trong những môn học được phụ huynh, học sinh đặc biệt quan tâm. Từ việc chạy đua thi chứng chỉ IELTS để được tuyển thẳng các cấp học, cho đến việc Bộ GD-ĐT phải rà soát lại việc tổ chức thi chứng chỉ này, tất cả đã cho thấy sức nóng của môn học.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

VOV.VN - Những năm gần đây, tiếng Anh là một trong những môn học được phụ huynh, học sinh đặc biệt quan tâm. Từ việc chạy đua thi chứng chỉ IELTS để được tuyển thẳng các cấp học, cho đến việc Bộ GD-ĐT phải rà soát lại việc tổ chức thi chứng chỉ này, tất cả đã cho thấy sức nóng của môn học.

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?
Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

VOV.VN - Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

VOV.VN - Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.