TP.HCM: Xe thô sơ, xe ba bánh vẫn hoạt động phức tạp, tiềm ẩn mất ATGT

VOV.VN - Theo số liệu từ Ban An toàn Giao thông TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT đã xử phạt hơn 8.500 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông theo chuyên đề xử lý xe mù mờ tự chế, xe thô sơ, xe 3, 4 bánh.

 

Cụ thể, trong năm 2023, toàn TP.HCM xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe ba bánh, làm 6 người chết và 12 người bị thương. Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố xảy ra 9 vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe ba bánh, làm 2 người chết và 6 người bị thương. 

Xung quanh vấn đề này, phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Thành Lợi - Phó Trưởng ban chuyên trách Ban An toàn Giao thông TP.HCM.

PV: Trước diễn biến phức tạp của các loại phương tiện xe thô sơ, xe tự chế, xe 3, 4 bánh gây mất trật tự an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cho những người tham gia giao thông khác, chúng ta đã có kế hoạch triển khai ngăn chặn tình trạng này như thế nào?

Ông Nguyễn Thành Lợi: Căn cứ vào tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị và tình trạng sử dụng phương tiện xe thô sơ tự chế, xe 2, 3, 4 bánh tự chế tham gia giao thông, trong thời gian vừa qua, đặc biệt từ 6 tháng đầu năm 2024 đến nay, các lực lượng chức năng của thành phố, đặc biệt là lực lượng Công an thành phố, đã tham mưu để thành phố có kế hoạch xử lý nhằm chấn chỉnh lại tình trạng vi phạm của các loại hình phương tiện tham gia giao thông này.

Điều này góp phần lập lại trật tự an toàn giao thông và trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn TP.HCM.

Ban ATGT thành phố đã chủ trì ban hành kế hoạch, tham mưu để lãnh đạo UBND thành phố chỉ đạo, đồng thời tiếp tục thực hiện các chủ trương và các chỉ đạo trước đây của UBND thành phố về việc xử lý đối với xe 2, 3, 4 bánh tự chế, xe thô sơ tự chế gây mất trật tự an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự mỹ quan đô thị trên địa bàn thành phố.

Trong đó, đặc biệt hiện nay, phần lớn các loại phương tiện này được người dân sử dụng vào mục đích kinh doanh hàng rong, gây ảnh hưởng rất lớn đến trật tự an toàn giao thông.

PV: Trong quá trình xử lý những loại phương tiện này, phần nào đó sẽ ảnh hưởng đến việc mưu sinh của một số bộ phận người dân. Vậy chúng ta sẽ có những giải pháp nào cho vấn đề này, thưa ông?

Ông Nguyễn Thành Lợi: Việc xử lý đối với phương tiện xe 2, 3, 4 bánh, xe thô sơ tự chế sẽ ảnh hưởng đến việc mưu sinh của một bộ phận người dân. Hiện nay, một bộ phận người dân sử dụng các phương tiện thô sơ này để buôn bán hàng hóa, di chuyển thường xuyên, gọi là bán hàng rong trên các tuyến đường của thành phố, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.

Hành vi này thu hẹp diện tích mặt đường, ảnh hưởng đến việc lưu thông an toàn của các loại hình phương tiện và đặc biệt là trật tự vỉa hè, lòng lề đường trên địa bàn thành phố. Vì vậy, việc xử lý các vi phạm này sẽ ảnh hưởng đến việc mưu sinh của một bộ phận người dân.

Các cơ quan tham mưu của thành phố, đặc biệt là Ban An toàn Giao thông thành phố, đã xây dựng kế hoạch, đề xuất các sở, ngành có liên quan của thành phố như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động thành phố phối hợp để tham mưu cho thành phố các biện pháp hỗ trợ những trường hợp bị ảnh hưởng bởi việc xử lý này. Đặc biệt là những trường hợp có nguyện vọng chính đáng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh để tiếp tục phục vụ cho việc mưu sinh.

PV: Ban An toàn Giao thông chúng ta sẽ giám sát việc triển khai xử lý đối với các loại phương tiện này như thế nào theo kế hoạch tuyên truyền kết hợp xử lý xe tự chế, xe ba, bốn bánh gây mất trật tự an toàn giao thông?

Ông Nguyễn Thành Lợi: Ở góc độ của Ban ATGT thành phố, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi quá trình thực thi nhiệm vụ của các lực lượng chức năng và việc chấp hành của người dân, cũng như sự tác động, ảnh hưởng của việc thực hiện kế hoạch xử lý này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND thành phố để chỉ đạo và giải quyết các tình hình phát sinh có liên quan, không để người dân bị ảnh hưởng đến công cuộc mưu sinh và cuộc sống của mình

PV: Để đạt được kết quả cao trong quá trình triển khai kế hoạch xử lý các loại phương tiện này, chúng ta sẽ phối hợp cụ thể với các lực lượng chức năng nào, thưa ông? 

Ông Nguyễn Thành Lợi: Trong kế hoạch của Ban ATGT thành phố cũng đã nêu rõ lực lượng chức năng là CSGT của Công an thành phố và các lực lượng có liên quan có thẩm quyền, trách nhiệm ở địa phương như trật tự đô thị, Thanh tra giao thông sẽ thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm khắc, triệt để đối với tất cả các trường hợp vi phạm mà lực lượng chức năng phát hiện được hoặc thông qua phản ánh của người dân.

Vì vậy, tôi đề nghị toàn thể người dân tham gia giao thông trên địa bàn thành phố, nếu có phát hiện những trường hợp vi phạm sử dụng phương tiện xe thô sơ, xe tự chế, xe 2, 3, 4 bánh tự chế tham gia giao thông hoặc kinh doanh buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, thì kịp thời phản ánh cho lực lượng chức năng cụ thể như lực lượng Cảnh sát giao thông, lực lượng trật tự địa phương, Ủy ban nhân dân các địa phương và các số điện thoại đường dây nóng phản ánh về tình hình an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự vỉa hè, lòng lề đường trên địa bàn thành phố.

Lực lượng chức năng sẽ triển khai xử lý bên cạnh đó cũng cần có sự vào cuộc của người dân thì kế hoạch của chúng ta mới có thể thành công và góp phần mang lại sự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố, góp phần xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, nghĩa tình

PV: Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM: Điểm tập kết rác lấn chiếm lòng đường, gây ô nhiễm
TP.HCM: Điểm tập kết rác lấn chiếm lòng đường, gây ô nhiễm

VOV.VN - Trong thời gian qua, đường dây nóng kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của thính giả về các điểm tập kết xe rác lộ thiên trên đường Trường Sa, Kỳ Đồng, Hoàng Sa (thuộc địa bàn quận 3, TP.HCM) lấn chiếm lòng đường gây cản trở giao thông, ô nhiễm môi trường...

TP.HCM: Điểm tập kết rác lấn chiếm lòng đường, gây ô nhiễm

TP.HCM: Điểm tập kết rác lấn chiếm lòng đường, gây ô nhiễm

VOV.VN - Trong thời gian qua, đường dây nóng kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của thính giả về các điểm tập kết xe rác lộ thiên trên đường Trường Sa, Kỳ Đồng, Hoàng Sa (thuộc địa bàn quận 3, TP.HCM) lấn chiếm lòng đường gây cản trở giao thông, ô nhiễm môi trường...

Vì sao lòng đường, vỉa hè cứ làm xong lại được đào lên?
Vì sao lòng đường, vỉa hè cứ làm xong lại được đào lên?

VOV.VN - Cứ đến chớm hè là khắp nơi từ quán trà đá vỉa hè tới mạng xã hội, người ta lại bàn tán, kháo nhau về chuyện “bỗng dưng” hóa đơn tiền điện nhà mình đột nhiên tăng mạnh, có khi gấp hai, gấp ba lần tháng trước, mà nhu cầu sử dụng hầu như không thay đổi?

Vì sao lòng đường, vỉa hè cứ làm xong lại được đào lên?

Vì sao lòng đường, vỉa hè cứ làm xong lại được đào lên?

VOV.VN - Cứ đến chớm hè là khắp nơi từ quán trà đá vỉa hè tới mạng xã hội, người ta lại bàn tán, kháo nhau về chuyện “bỗng dưng” hóa đơn tiền điện nhà mình đột nhiên tăng mạnh, có khi gấp hai, gấp ba lần tháng trước, mà nhu cầu sử dụng hầu như không thay đổi?

Tái diễn tình trạng xe ô tô đỗ bừa bãi vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội
Tái diễn tình trạng xe ô tô đỗ bừa bãi vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội

VOV.VN - Sau nhiều đợt ra quân xử lý, hiện, tình trạng vỉa hè, lòng đường tại Hà Nội bị chiếm dụng làm nơi dừng, đỗ xe lại tái diễn trên nhiều tuyến phố. Điều này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn gây mất an toàn giao thông.

Tái diễn tình trạng xe ô tô đỗ bừa bãi vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội

Tái diễn tình trạng xe ô tô đỗ bừa bãi vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội

VOV.VN - Sau nhiều đợt ra quân xử lý, hiện, tình trạng vỉa hè, lòng đường tại Hà Nội bị chiếm dụng làm nơi dừng, đỗ xe lại tái diễn trên nhiều tuyến phố. Điều này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn gây mất an toàn giao thông.