“Trái đắng” BOT Thái Nguyên - Chợ Mới

VOV.VN -Nhà đầu tư BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, cải tạo QL3 đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ khi doanh thu từ thu chỉ bằng 13% chi phí lãi vay...

Nhà đầu tư dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, cải tạo QL3 đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ khi doanh thu từ thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ của dự án chỉ bằng 13% chi phí lãi vay và vận hành của doanh nghiệp dự án.

Đường Thái Nguyên - Chợ Mới được xây dựng mới hoàn toàn, khang trang, hiện đại nhưng phương tiện đi lại rất thưa thớt.

Mới đây, chủ đầu tư dự án là Tập đoàn CIENCO4 vừa có văn bản gửi Chủ tịch Quốc hội về việc xem xét kiến nghị để đảm bảo hoàn vốn cho nhà đầu tư.

Lo phá sản, “cầu cứu” Quốc hội

Trong văn bản gửi Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Tổng giám đốc Tập đoàn CIENCO4 cho biết, dự án đã thông xe từ tháng 3/2017 và được Bộ GTVT nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 5/2017.

Theo ông Huỳnh, đến ngày 25/4/2018, sau 3 tháng thu phí thực hiện tại một trạm, trên cơ sở thực tế doanh thu, lưu lượng phương tiện, tình hình sử dụng, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đã tính toán phương án tài chính, phân tích việc không đủ khả năng hoàn vốn cho dự án nếu thu chỉ một trạm này và đã có báo cáo, đề xuất kiến nghị giải pháp với Tổng cục ĐBVN là cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép tổ chức thực hiện việc thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ trên cả 2 trạm để hoàn vốn cho dự án.

Trạm thu phí tại Km72+930 trên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (QL3 mới).

“Đến nay, sau một năm dự án được chấp thuận đưa vào vận hành sử dụng và sau thời gian một tháng, kể từ ngày kết thúc phương án của Bộ GTVT cho thu thử 3 tháng với một trạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa có ý kiến phản hồi với nhà đầu tư để giải quyết tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án”, văn bản nêu rõ.

Tuyến đường Thái Nguyên - Chợ mới được xây dựng theo tiêu chuẩn tiền cao tốc.

Nhà đầu tư cho rằng nếu chỉ với một trạm sẽ không đủ khả năng hoàn vốn cho dự án. Theo đó, đơn vị đã báo cáo, đề xuất kiến nghị giải pháp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho phép tổ chức thực hiện việc thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ trên cả hai trạm, tuy nhiên chưa nhận được phản hồi.

Theo ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, khi chưa có doanh thu để hoàn vốn cho dự án, doanh nghiệp dự án vẫn phải tổ chức các hoạt động khai thác, duy tu, bảo trì tuyến đường, trả lãi vay, nợ gốc... Những khoản trang trải này nhà đầu tư cho rằng phải vay mượn. Vì vậy, để dự án không bị phá sản, nhà đầu tư đề nghị Chủ tịch Quốc hội xem xét, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành giải quyết để dự án được hoàn vốn theo đúng cam kết của hợp đồng mà Nhà nước đã ký kết với nhà đầu tư.

Theo phương án, dự án sẽ thu phí ở cả 2 tuyến (QL3 cũ và mới) để hoàn vốn. Nhưng đến thời điểm hiện tại, trạm thu phí trên QL3 cũ vần chưa thống nhất để thu phí được.

“Để dự án không bị phá sản, vì cuộc sống của hơn 8.000 cổ đông và 6.500 cán bộ, nhân viên, người lao động cùng gia đình nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, kính đề nghị Chủ tịch Quốc hội xem xét chỉ đạo các cơ quan ban ngành giải quyết để dự án được hoàn vốn theo đúng cam kết của hợp đồng mà nhà nước đã ký kết với nhà đầu tư”, ông Nguyễn Tuấn Huỳnh đề nghị.

Đề xuất 2 phương án

Được đầu tư với tổng vốn phê duyệt ban đầu 2.746 tỷ đồng, dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới dài 65km, gồm hai hợp phần: Làm mới hoàn toàn 40km đường Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, cải tạo QL3 cũ đoạn Km 75-Km 100.

Lối thoát nào cho BOT Thái Nguyên - Chợ Mới?

Theo hợp đồng BOT, để phương án tài chính đảm bảo khả thi, dự án sẽ đặt hai trạm thu giá để hoàn vốn, một trạm đặt trên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Km 72+930) và một trạm đặt trên QL3 cũ tại Km 77+922 (khu vực Bờ Đậu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên).

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành vào cuối năm 2017, dự án mới được cấp thẩm quyền cho phép thu giá một trạm trên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Km 72+930) từ ngày 25/1/2018, còn lại trạm trên QL3 vẫn chưa được phép đưa vào hoạt động.

Trên cơ sở số liệu thu phí thực tế, các thông số đầu vào của dự án và phương án tài chính quy định tại hợp đồng dự án, sau khi tính toán, nhà đầu tư đề nghị Bộ GTVT xem xét hai phương án giải quyết nhằm đảm bảo hoàn vốn cho dự án.

Thứ nhất, Bộ GTVT có giải pháp để doanh nghiệp dự án được thực hiện thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ tại trạm Km77+922,5 (QL3 cũ) như thỏa thuận tại hợp đồng dự án đã ký, có thực hiện giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo phương án nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã thống nhất với địa phương.

Thứ hai, Nhà nước trưng mua lại dự án với giá trị khoảng 2.775 tỷ đồng (chưa bao gồm thuế GTGT), dự kiến chi trả một lần trong tháng 1/2019. Giá trị này bao gồm: Tổng chi phí đầu tư thực tế, lãi vay ngân hàng, lợi nhuận của nhà đầu tư sau thời gian xây dựng, chi phí hoạt động của doanh nghiệp dự án,…

Bài học cho doang nghiệp đầu tư BOT

Cho đến nay, các cơ quan, tỉnh Thái Nguyên đều chứng minh dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, cải tạo QL3  là đúng, đảm bảo quy định của pháp luật. Nhưng lại chính tỉnh Thái Nguyên sau đó lại có văn bản không đồng ý cho thu phí ở trạm thu phí đặt trên tuyến QL3 (cũ).

Đây là bài học các nhà đầu tư BOT cần rút ra sau BOT Cai Lậy, BOT Thái Nguyên - Bắc Kạn và có thể sẽ còn nhiều BOT khác...

Tại cuộc họp về tình hình BOT Cai Lậy chiều 4/12/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phân tích rằng, có những vấn đề đúng pháp luật, đúng quy trình nhưng không phù hợp thực tiễn, không hợp lòng dân thì chúng ta vẫn phải nghiêm túc lắng nghe, cầu thị tiếp thu để sửa chữa.

Phù hợp với thực tiễn chính là hợp lòng dân. Người dân thấy rõ được doanh nghiệp bỏ tiền ra xây dựng cầu đường và thu phí có chính đáng hay không. Nếu như dự án được xây dựng đúng quy định, đúng pháp luật và có chất lượng, giúp cho người dân có thêm lựa chọn đi lại thuận lợi, an toàn, tiết kiệm, thì dứt khoát người dân vui lòng trả tiền.

Ngược lại, chỉ dựa vào những văn bản của các cơ quan nhà nước, cho rằng đã đúng quy định, đúng pháp luật là cứ chắc ăn lao vào đầu tư, thì coi chừng thất bại. Không thiếu gì những điều rất đúng trên giấy tờ nhưng xa rời cuộc sống, thậm chí phản lại cuộc sống.

Khi đầu tư một dự án BOT, doanh nghiệp hãy đặt mình là người dân, thì mới đưa ra quyết định đặt trạm thu phí ở vị trí nào là công bằng, thu phí bao nhiêu là phù hợp.

Chỉ khi quyền lợi của nhà nước, nhà đầu tư và người dân có điểm chung hoặc tìm được tiếng nói chung thì mới có thể khẳng định được sự thành công, bền vững của một dự án BOT./.

- Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng QL3 đoạn Km 75 - Km 100 có tổng chiều dài 65km, trong đó, hợp phần QL3 mới đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới được thiết kế theo tiêu chuẩn tiền cao tốc dài 40km, bề rộng nền đường 12m.

- Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu 2.713 tỷ đồng, do liên danh CIENCO4 - Công ty CP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc - Công ty CP ĐTXD&TM Trường Lộc làm nhà đầu tư theo hình thức BOT.

- Theo hợp đồng BOT, để phương án tài chính đảm bảo khả thi, dự án sẽ đặt hai trạm thu giá để hoàn vốn, một trạm đặt trên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Km 72+930) và một trạm đặt trên QL3 cũ tại Km 77+922 (khu vực Bờ Đậu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên).

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công ty Gang thép Thái Nguyên tính khởi kiện Tổng thầu Trung Quốc
Công ty Gang thép Thái Nguyên tính khởi kiện Tổng thầu Trung Quốc

Để giải quyết tồn tại của dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên, TISCO tính tới các việc khởi kiện Tổng thầu.

Công ty Gang thép Thái Nguyên tính khởi kiện Tổng thầu Trung Quốc

Công ty Gang thép Thái Nguyên tính khởi kiện Tổng thầu Trung Quốc

Để giải quyết tồn tại của dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên, TISCO tính tới các việc khởi kiện Tổng thầu.

Cho phép thu phí đường BOT Thái Nguyên - Chợ Mới từ 25/1
Cho phép thu phí đường BOT Thái Nguyên - Chợ Mới từ 25/1

VOV.VN -Tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới chính thức được thu phí từ ngày 25/1/2018. Sau 03 tháng thu phí thử sẽ có phương án thu phí cụ thể.

Cho phép thu phí đường BOT Thái Nguyên - Chợ Mới từ 25/1

Cho phép thu phí đường BOT Thái Nguyên - Chợ Mới từ 25/1

VOV.VN -Tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới chính thức được thu phí từ ngày 25/1/2018. Sau 03 tháng thu phí thử sẽ có phương án thu phí cụ thể.

BOT Thái Nguyên - Chợ Mới thu phí không đủ trả lãi vay
BOT Thái Nguyên - Chợ Mới thu phí không đủ trả lãi vay

VOV.VN -Sau gần 3 tháng thu phí, trạm thu phí duy nhất của dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới đạt 2,4 tỷ đồng/tháng.

BOT Thái Nguyên - Chợ Mới thu phí không đủ trả lãi vay

BOT Thái Nguyên - Chợ Mới thu phí không đủ trả lãi vay

VOV.VN -Sau gần 3 tháng thu phí, trạm thu phí duy nhất của dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới đạt 2,4 tỷ đồng/tháng.

Trên 82 tỷ đồng xây kè chống sạt lở bờ sông Cầu
Trên 82 tỷ đồng xây kè chống sạt lở bờ sông Cầu

VOV.VN -Dự án Kè chống sạt lở bờ sông, bảo vệ khu dân cư tại các vị trí xóm Trại 1, xóm Múc và tại vị trí xóm Soi 2 (xã Úc Kỳ).

Trên 82 tỷ đồng xây kè chống sạt lở bờ sông Cầu

Trên 82 tỷ đồng xây kè chống sạt lở bờ sông Cầu

VOV.VN -Dự án Kè chống sạt lở bờ sông, bảo vệ khu dân cư tại các vị trí xóm Trại 1, xóm Múc và tại vị trí xóm Soi 2 (xã Úc Kỳ).

Thái Nguyên chính thức lên tiếng về siêu dự án 15.000 tỷ đồng
Thái Nguyên chính thức lên tiếng về siêu dự án 15.000 tỷ đồng

VOV.VN - Thông tin dừng siêu dự án làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên chính thức lên tiếng về siêu dự án 15.000 tỷ đồng

Thái Nguyên chính thức lên tiếng về siêu dự án 15.000 tỷ đồng

VOV.VN - Thông tin dừng siêu dự án làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Chính thức thu phí BOT Thái Nguyên – Chợ Mới
Chính thức thu phí BOT Thái Nguyên – Chợ Mới

VOV.VN -Bắt đầu từ 0 giờ hôm nay (25/1), nhà đầu tư BOT Thái Nguyên – Chợ Mới đã triển khai thu phí đối với xe ô tô lưu thông trên tuyến theo quy định.

Chính thức thu phí BOT Thái Nguyên – Chợ Mới

Chính thức thu phí BOT Thái Nguyên – Chợ Mới

VOV.VN -Bắt đầu từ 0 giờ hôm nay (25/1), nhà đầu tư BOT Thái Nguyên – Chợ Mới đã triển khai thu phí đối với xe ô tô lưu thông trên tuyến theo quy định.