Trang trọng kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

VOV.VN - Ngày 20/11, nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam đã được trang trọng tổ chức tại nhiều địa phương trên cả nước.

PV Vũ Hường/VOV-TP.HCM đưa tin, sáng nay (20/11), Thành ủy TP.HCM tổ chức chương trình kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022), gặp gỡ các cán bộ quản lý, giáo viên tiêu biểu của thành phố và trao giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 25. Tham dự có ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM; ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM; Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Văn Phúc.

 

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM biểu dương ngành giáo dục thành phố đã xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua đổi mới sáng tạo trong quản lý giảng dạy và học tập do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, cùng sự phát triển của giải thưởng Võ Trường Toản sau 25 năm.

Theo ông Mãi, một trong những vấn đề mà lãnh đạo thành phố quan tâm nhất hiện nay là chăm lo cho đội ngũ thầy cô giáo. Trong một nền giáo dục tiên tiến và hiện đại, vai trò của người thầy luôn là yếu tố quyết định. Vì thế việc thu hút người giỏi, tâm huyết đến với nghề sư phạm, chăm lo đội ngũ giáo viên, làm sao để các thầy cô giáo có niềm tin, động lực đứng trên bục giảng phải là nhiệm vụ thường xuyên và rất quan trọng. Thành phố rất mong nhận được ý kiến đóng góp để cải thiện vấn đề này tốt hơn. Bên cạnh đó, mỗi thầy cô luôn phải rèn luyện, phấn đấu để trở thành người thầy tốt, cùng xây dựng văn hoá học đường. 

Lãnh đạo thành phố cũng cho rằng, TP.HCM là trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, xã hội, đầu mối giao thương hội nhập quốc tế. Để thành phố tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu thì đóng góp của ngành giáo dục là rất lớn. Ngành giáo dục thành phố cần sớm hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng giáo dục thông minh, giáo dục mở, học tập suốt đời; tổ chức đào tạo nhân lực cao theo nhu cầu của xã hôi, nhất là những ngành công nghiệp, dịch vụ trọng yếu mà thành phố đang tập trung phát triển.

“Dường như lãnh đạo thành phố còn nợ quý thầy cô nhiều vướng mắc chậm được giải quyết, ở một góc độ nào đó, xã hội còn nợ sự thấu cảm và lòng tri âm đối với các nhà giáo. Song tôi có niềm tin sự nghiệp trồng người của thành phố sẽ tiếp tục được vun đắp mạnh mẽ, đội ngũ thầy cô giáo sẽ được chăm lo tốt hơn, nâng cao ý thức trách nhiệm, chuẩn mực đạo đức, tình yêu nghề và tự hào với sứ mệnh của mình”, ông Phan Văn Mãi nói.

Dịp này, 50 cán bộ quản lý, giáo viên có nhiều đóng góp xuất sắc cho ngành giáo dục được trao giải thưởng Võ Trường Toản. Đây là phần thưởng nhằm tôn vinh đóng góp của các thầy cô giáo, đã được tổ chức trong suốt 25 năm qua, do Sở Giáo dục Đào tạo TP.HCM và Báo Sài Gòn giải phóng phối hơp thực hiện.

Nhận được giải thưởng Võ Trường Toản lần này, thầy Đỗ Minh Hoàng, giáo viên môn giáo dục thể chất trường Tiểu học Phan Huy Ích (quận Tân Bình) chia sẻ: “Được nhận giải thưởng bản thân tôi rất vinh dự, qua 23 năm công tác và phấn đấu để mỗi ngày mỗi bản thân giáo viên phải làm mới mình để giáo dục lại cho học sinh. Nếu như một ngày chúng tôi không cập nhật thông tin, không học tập thì chúng tôi sẽ bị thụt lùi, vì vậy bản thân chúng tôi mỗi ngày đều tự trau dồi, tự học tập để phục vụ cho công tác giảng dạy”.

Cũng trong sáng 20/11, tại xã vùng sâu Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk), Công ty Schneider Electric Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tặng 60 máy tính xách tay cho Trường THCS Yang Mao và Thư viện đa năng buôn Kiều xã Yang Mao, trao học bổng cho các em học sinh ở buôn Kiều đang theo học tại các trường học trong xã.

 

Theo PV Tuấn Long/VOV-Tây Nguyên, buổi tặng quà hôm nay là một phần của chương trình thiện nguyện có tên “Thắp sáng Buôn Kiều - Light up Buon Kieu” của các tổ chức từ thiện.  Trong đó, có 30 máy tính tặng Trường THCS Yang Mao, và 30 chiếc khác tặng Thư viện đa năng buôn Kiều, cùng với gói thuê bao internet. Ngoài ra, đoàn còn trao 20 suất học bổng cho các em học sinh ở buôn Kiều, có hoàn cảnh khó khăn nhưng đạt thành tích tốt trong học tập, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng.

Thầy Trần Hữu Phước - Hiệu trưởng Trường THCS Yang Mao, xã Yang Mao, huyện Krông Bông cho biết, điều kiện học tập của các học sinh ở buôn Kiều rất khó khăn, được các đơn vị trao học bổng và tặng máy tính sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc dạy và học ở vùng sâu này.

“Nhà trường cũng có một phòng máy vi tính nhưng được lắp đặt từ năm 2013 và hiện không còn hoạt động được nữa. Hôm nay được tặng dàn máy tính này thì rất tuyệt vời, sẽ hỗ trợ tốt hơn cho công tác dạy và học của nhà trường. Các em sẽ được tiếp cận công nghệ thông tin, khai thác kiến thức trên internet để các em học tốt hơn trong thời gian tới”, thầy Phước nói.

Buôn Kiều, xã Yang Mao là một trong những buôn vùng sâu khó khăn nhất của huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Toàn buôn có 130 hộ, 628 khẩu, tỷ lệ hộ nghèo gần 45%. Cùng với sự quan tâm của Nhà nước, những năm gần đây buôn Kiều được các tổ chức thiện nguyện giúp đỡ xây dựng thư viện đa năng, hệ thống cấp nước sinh hoạt và trợ giúp cây giống, phân bón để phát triển sản xuất.

** Ngày 20/11, tại Đồn Biên phòng Ba Lạt, BĐBP Nam Định tổ chức Hành trình trải nghiệm “Một ngày làm chiến sĩ biên phòng biển” và “Tri ân Người Thầy giáo quân hàm xanh” năm 2022 cho hơn 60 em học sinh Trường THCS Nguyễn Siêu và Trường Tiểu học Ban Mai, Hà Nội.

Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022) và nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Hoạt động diễn ra với không khí sôi nổi, thu hút qua nhiều nội dung như Giáo dục truyền thống, giới thiệu về biên giới, biển đảo, hướng dẫn thực hành gấp xếp nội vụ vệ sinh, giao lưu văn hóa văn nghệ… 

Bên cạnh đó, Đồn Biên phòng Ba Lạt cùng Hội phụ huynh lớp 9IG1S2 Trường THCS Nguyễn Siêu, Câu Lạc bộ Ban Mai Hồng, Trường Tiểu học Ban Mai và Ban Giám hiệu Trường Liên cấp Tây Hà Nội cũng đã trao tặng 1 bộ máy tính cho đơn vị; 5 xe đạp cho các cháu là “Con nuôi Đồn Biên phòng Ba Lạt”; 8 suất học bổng, 400 quyển vở cho các cháu học sinh trong “Nâng bước em tới trường”, “Con nuôi Đồn Biên phòng” và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; 250 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân vươn khơi bám biển và nhiều phần quà có giá trị khác. Tổng giá trị quà tặng gần 50 triệu đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hành trình 30 năm “trồng người” của thầy giáo Lịch sử tại vùng đất học
Hành trình 30 năm “trồng người” của thầy giáo Lịch sử tại vùng đất học

VOV.VN - Thầy giáo trẻ đưa những bài giảng lịch sử hấp dẫn tới miền quê nghèo khó. Nhiều học sinh vì mê thầy dạy sử nên cũng tiếp bước theo ngành lịch sử với thầy.

Hành trình 30 năm “trồng người” của thầy giáo Lịch sử tại vùng đất học

Hành trình 30 năm “trồng người” của thầy giáo Lịch sử tại vùng đất học

VOV.VN - Thầy giáo trẻ đưa những bài giảng lịch sử hấp dẫn tới miền quê nghèo khó. Nhiều học sinh vì mê thầy dạy sử nên cũng tiếp bước theo ngành lịch sử với thầy.

Các thầy cô mong món quà gì?
Các thầy cô mong món quà gì?

VOV.VN - Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) là một dịp lễ đặc biệt để những thế hệ học trò thể hiện tình cảm đồng thời nói lời tri ân đến các thầy cô. Vậy điều các cô mong mỏi nhận được trong ngày của mình này là gì?

Các thầy cô mong món quà gì?

Các thầy cô mong món quà gì?

VOV.VN - Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) là một dịp lễ đặc biệt để những thế hệ học trò thể hiện tình cảm đồng thời nói lời tri ân đến các thầy cô. Vậy điều các cô mong mỏi nhận được trong ngày của mình này là gì?

Thầy giáo 9x cùng thế hệ sinh viên Genz gìn giữ truyền thống tôn sư trọng đạo
Thầy giáo 9x cùng thế hệ sinh viên Genz gìn giữ truyền thống tôn sư trọng đạo

VOV.VN - Tôn sư trọng đạo là nét đẹp của các thế hệ học trò Việt Nam. Với thế hệ mới GenZ, cả thầy và trò đều có cách riêng để gìn giữ và tiếp nối truyền thống này.

Thầy giáo 9x cùng thế hệ sinh viên Genz gìn giữ truyền thống tôn sư trọng đạo

Thầy giáo 9x cùng thế hệ sinh viên Genz gìn giữ truyền thống tôn sư trọng đạo

VOV.VN - Tôn sư trọng đạo là nét đẹp của các thế hệ học trò Việt Nam. Với thế hệ mới GenZ, cả thầy và trò đều có cách riêng để gìn giữ và tiếp nối truyền thống này.