Trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú năm 2024

VOV.VN - Hôm nay (17/11), Bộ GD- ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024 tại Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhiệt liệt chào mừng, chúc mừng 21 nhà giáo nhân dân, 65 nhà giáo ưu tú và 251 nhà giáo tiêu biểu đại diện cho 1,6 triệu nhà giáo đã có mặt tại buổi lễ.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, qua bề dày lịch sử lâu dài, ngành Giáo dục đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu quan trọng, ý nghĩa, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, đặc biệt, giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT trong suốt thời gian qua theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".

Để có được những kết quả lớn và quý báu như trên, phải kể tới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ban, ngành, tổ chức liên quan, sự vào cuộc tích cực của địa phương, sự quan tâm của toàn xã hội, người dân, các vị phụ huynh, … nhưng trong đó nhất định phải kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của các nhà giáo. 

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng bảy tỏ sự ghi nhận, sự đánh giá rất cao đối với sự đóng góp của các thầy cô giáo ưu tú, tiêu biểu cho ngành giáo dục, cho sự nghiệp khoa học và đổi mới sáng tạo của đất nước trong suốt thời gian qua.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, làm giáo dục là một việc khó, giáo dục chân chính, giáo dục cho đúng đạo lý, giáo dục hướng tới chất lượng cao, cuốn hút người học, lan tỏa được tinh thần sáng tạo và cảm hứng học tập bất tận cho người học lại càng khó. Để đạt được danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nhà giáo tiêu biểu, các thầy cô đã tận tụy và yêu nghề, đã có rất nhiều đóng góp, đã vượt qua những khó khăn thử thách để thể hiện bản thân và lan tỏa các giá trị tốt đẹp. 

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, trong thời gian tới, sẽ còn nhiều thách thức mà ngành GD-ĐT sẽ phải đối mặt để vượt qua và thực hiện thành công các nhiệm vụ lớn từ bậc mầm non, đến giáo dục phổ thông, đại học, giáo dục thường xuyên. Để thực hiện thành công những nhiệm vụ lớn nói trên, toàn ngành phải rất quyết tâm và cần hội đủ nhiều điều kiện cần thiết. Trong đó, yếu tố con người, mà tiêu biểu là các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng.

"Các nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nhà giáo tiêu biểu sẽ là những hạt nhân phát huy tốt nhất kinh nghiệm, trí tuệ, quyết tâm và sự sáng tạo của bản thân, đồng thời chia sẻ, lan tỏa, truyền cảm hứng tích cực, nhân rộng những điều tốt đẹp tới cộng đồng các nhà giáo. Các danh hiệu là sự ghi nhận, sự tôn vinh cho cái đã qua, bề dày sự thể hiện và đóng góp của các cô, các thầy, đồng thời cũng là những kỳ vọng, trông đợi các cô, các thầy tiếp tục tỏa sáng, tham gia góp sức vào sự nghiệp phát triển giáo dục", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng mong các thầy cô tiếp tục tự học, tự đổi mới mình, vượt qua các giới hạn của bản thân để phát huy tốt nhất sự ưu tú mình. Các thầy cô là những người ưu tú cần làm hạt nhân cho việc giải quyết những vấn đề mới, vấn đề khó. Ưu tú không đợi phải phân công, không đợi phải yêu cầu, mà sự ưu tú ấy cần được thể hiện qua tinh thần dấn thân, gánh vác, chủ động, tích cực với những việc đã làm, đang làm và cần làm cho giáo dục của đất nước.

Đại diện các nhà giáo phát biểu tại buổi lễ, cô Vũ Thị Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, Sở GD-ĐT Yên Bái chia sẻ, được nhận danh hiệu vinh dự cao quý do Nhà nước trao tặng cho nhà giáo, đọc dòng chữ “đã có công lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của dân tộc”, bản thân bà vô cùng xúc động nhưng đồng thời không khỏi lo lắng, trăn trở.

Xúc động bởi đây là một vinh dự vô cùng to lớn, là sự ghi nhận của Đảng và nhà nước với những cống hiến của bản thân bà suốt 34 năm qua cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Lo lắng, trăn trở bởi từ nay, trách nhiệm của mình sẽ cao hơn, phải sống, làm việc và cống hiến sao cho xứng đáng với danh hiệu cao quý.

"Chúng tôi luôn nhận thức sâu sắc rằng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, nhà giáo tiêu biểu được vinh danh hôm nay không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn là trách nhiệm lớn lao, đòi hỏi nhà giáo phải cố gắng, phấn đấu nhiều hơn nữa. Chúng tôi xin hứa, mỗi thầy cô phải là nguồn động lực thúc đẩy cho sự phát triển của mỗi cơ quan, đơn vị; là những hạt nhân toả ra nguồn năng lượng tích cực nhất, ảnh hưởng, tác động lớn nhất tới đồng nghiệp, tới học trò, để rồi tất cả cùng cộng hưởng nhiều đời, tạo dựng một nền giáo dục hiện đại mà vẫn rất Việt Nam", cô Hạnh nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự thảo Luật Nhà giáo cần tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh
Dự thảo Luật Nhà giáo cần tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh

VOV.VN - Dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều điểm mới về đối tượng, phạm vi áp dụng, quy định việc tuyển dụng nhà giáo, chính sách tiền lương của nhà giáo; tuổi nghỉ hưu của nhà giáo; chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo...

Dự thảo Luật Nhà giáo cần tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh

Dự thảo Luật Nhà giáo cần tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh

VOV.VN - Dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều điểm mới về đối tượng, phạm vi áp dụng, quy định việc tuyển dụng nhà giáo, chính sách tiền lương của nhà giáo; tuổi nghỉ hưu của nhà giáo; chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo...

Ký ức những nhà giáo vượt Trường Sơn đem con chữ đến với miền Nam
Ký ức những nhà giáo vượt Trường Sơn đem con chữ đến với miền Nam

VOV.VN - Buổi Họp mặt truyền thống Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam được TP.HCM tổ chức sáng 11/11. Đây là những thầy cô giáo rời bục giảng từ miền Bắc vượt Trường Sơn vào chiến trường từ miền Trung đến miền Nam, trở thành những “nhà giáo cầm súng" hơn 60 năm trước.

Ký ức những nhà giáo vượt Trường Sơn đem con chữ đến với miền Nam

Ký ức những nhà giáo vượt Trường Sơn đem con chữ đến với miền Nam

VOV.VN - Buổi Họp mặt truyền thống Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam được TP.HCM tổ chức sáng 11/11. Đây là những thầy cô giáo rời bục giảng từ miền Bắc vượt Trường Sơn vào chiến trường từ miền Trung đến miền Nam, trở thành những “nhà giáo cầm súng" hơn 60 năm trước.

"Áp lực học tập lớn đang trở thành vấn đề nổi cộm"
"Áp lực học tập lớn đang trở thành vấn đề nổi cộm"

VOV.VN -"Học sinh ở Hà Nội, đặc biệt là tại các trường THPT và các trường chất lượng cao, đang phải chịu áp lực lớn từ hệ thống thi cử. Cạnh tranh học tập khốc liệt khiến nhiều học sinh phải đối mặt với căng thẳng tâm lý, thậm chí là tình trạng kiệt sức".

"Áp lực học tập lớn đang trở thành vấn đề nổi cộm"

"Áp lực học tập lớn đang trở thành vấn đề nổi cộm"

VOV.VN -"Học sinh ở Hà Nội, đặc biệt là tại các trường THPT và các trường chất lượng cao, đang phải chịu áp lực lớn từ hệ thống thi cử. Cạnh tranh học tập khốc liệt khiến nhiều học sinh phải đối mặt với căng thẳng tâm lý, thậm chí là tình trạng kiệt sức".