Trở về từ cõi chết cùng đón xuân an lành

VOV.VN - Làng chài Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tựa lưng vào núi đá, phía trước là eo biển với những đảo đá đẹp như tranh. Trong những chuyến biển cuối năm, bà con nhắc lại câu chuyện 9 ngư dân thoát chết trở về sau gần 1 tuần bị nạn trên biển.

Ở làng chài Châu Thuận Biển, chiếc xe gắn máy của người dẫn đường cho chúng tôi dừng lại trước cửa nhà ông Trương Văn Á, chủ tàu cá QNg 90499TS, một trong số những nạn nhân được cứu sống trở về cách đây không lâu. 

Những ngày cuối năm, gia đình ông Trương Văn Á chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên. Cô con gái út 8 tuổi cứ quấn quýt bên ông Á, không muốn rời xa như sợ mất đi người cha của mình.

Bà Trần Thị Mỹ Dung, vợ ông Á vẫn chưa tin việc gặp lại chồng mình: “Mấy ngày đó, tôi nóng ruột không sao ngủ được. Tôi chạy đi hỏi thông tin liên tục, điện Chi cục Thủy sản hỏi thông tin tàu cá nhưng không liên lạc được. Sau đó, nghe điện báo về tàu bị chìm là tôi ngất xỉu luôn, không biết gì nữa. Đến chiều, chồng được cứu sống vào đảo Sơn Ca, ông chồng mượn máy điện về mới biết còn sống”.

Hơn 2 tháng trở về từ cõi chết, ông Trương Văn Á vẫn chưa hoàn hồn khi nhớ lại vụ tai nạn trên biển. Lúc đó, tàu ông đang đánh bắt tại vùng biển Trường Sa. Khoảng 20h, một con sóng dữ bất ngờ đánh úp tàu cá, 11 ngư dân bị hất văng xuống biển. 9 người may mắn bám vào đuôi tàu, còn 2 người kia hoàn toàn mất tích. Trưa hôm sau, 9 người trôi dạt vào một bãi đá cạn. Đói, khát và lạnh vì ngâm mình cả đêm dưới nước biển, ai nấy đều mệt lả. Trú chân trên bãi đá cạn, lúc thủy triều lên là ngập nước, cả nhóm phải nắm chặt tay nhau để tránh bị sóng đánh trôi. 6 ngày sống dạt trên bãi đá hoang, họ phải nhặt cá chết trôi dạt, ốc biển sống để ăn và chia nhau 1,5 lít nước nhặt được cố cầm cự sự sống chờ cứu nạn. Lúc này, lo sợ chết khát, mỗi người chỉ uống một ngụm nước nhỏ để khỏi bị khô họng, khô môi. 

Đi biển từ lúc 17 tuổi và gần 30 năm lênh đênh trên biển, cũng từng trải qua bao gió to, sóng dữ, tai nạn chìm tàu, sống sót qua cơn bão Chanchu năm 2006 nhưng ông Trương Văn Á vẫn không thể tin mình thoát chết trong vụ tai nạn mới đây: "Mình nghĩ là chết 99% rồi chứ không nghĩ còn sống nữa. Không thấy tàu tới cứu là càng tuyệt vọng rồi. Tôi cứ ngồi khóc, suy nghĩ về gia đình về con, nếu ba chết ba bỏ con. Mình đang nợ của Nhà nước, nếu mình chết thì con cái mình lấy tiền đâu trả nợ, con còn nhỏ mà 3 đứa đều là con gái, còn nhỏ thì lấy đâu làm trả nợ cho cha mẹ”.

Đến tận bây giờ, ngư dân Nguyễn Văn Nở vẫn chưa nguôi nỗi đau về sự cố chìm tàu. Ông Nở là thuyền trưởng của tàu gặp nạn. Mỗi ngày, ông Nở ra bãi biển nhìn về phía xa xăm. Ở đó, con tàu trị giá hơn 3 tỷ đồng góp vốn với người cậu ruột đã bị chìm và 2 bạn thuyền còn nằm lại dưới biển khơi. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Nở kể, mấy ngày đầu ở trên bãi đá cạn, mọi người động viên nhau chờ đợi, hy vọng có tàu đến cứu. Đến ngày thứ 6, do đói, khát, mất ngủ, người thấm lạnh, mọi người kiệt sức, tinh thần hoảng loạn vì không mảy may hy vọng được cứu sống. Đến khi nhìn thấy một tàu cá tiến lại gần thả thuyền thúng bơi vào cứu, ai cũng vui mừng tột độ nhưng không đủ sức gượng dậy.

“Hồi đó, quần áo cũng không có mặc, tới ngày thứ 6 anh em kiệt sức hết rồi, 99% là chết. Nhờ tàu của chú Ngọt thấy rồi vào cứu. Họ dìu mọi người lên tàu rồi nấu cháo muối đút cho từng người ăn. Anh em ăn cũng không nổi nữa, chỉ ăn được ít miếng để cầm ruột và hồi phục từ từ lại thôi” - ông Nguyễn Văn Nở kể lại.

Bà Phạm Thị Liên, mẹ của thuyền trưởng Nguyễn Văn Nở vừa mừng vừa tủi khi con mình từ cõi chết trở về. Mấy ngày gần Tết, bà Liên luôn ở bên con, nhắc con trai mình quan tâm thăm hỏi, động viên người thân của 2 bạn thuyền còn mất tích: “Bây giờ cứ nghĩ con mình còn sống, nhưng 2 đứa kia đã mất mà thấy tội quá. Mong có phép màu vớt được thi thể 2 đứa đó về”.

Câu chuyện ông Nguyễn Tấn Ngọt, thuyền trưởng tàu cá QNg-90671TS cứu vớt 9 ngư dân gặp nạn đưa vào bờ đẹp hơn mọi câu chuyển cổ tích. Thế nhưng ông Ngọt xem đó là chuyện bình thường. Ông Ngọt phải dừng chuyến biển để cứu, đưa 9 ngư dân còn sống sót sau tai nạn vào đảo Trường Sa rồi chuyển vào Vùng 4 Hải quân. Ngay sau đó, ông lại quay tàu trở ra khu vực gặp nạn tiếp tục tìm kiếm 2 người mất tích. Sau 2 ngày không tìm thấy nạn nhân, nhiên liệu cũng cạn dần, ông Ngọt phải mượn nhiên liệu của một tàu cá khác để quay vào bờ.

Ông Nguyễn Tấn Ngọt cho rằng, cứu người trong cơn hoạn nạn là đạo lý của mỗi người Việt Nam: “Trách nhiệm thấy người bị nạn là phải cứu. Bây giờ mình không biết nay họ bị nạn, ngày mai mình bị thì sao. Mình không giúp họ thì ai giúp mình. Ở trên biển với nhau thì có tình nghĩa với nhau, bị nạn thì phải giúp đỡ nhau”.

Con tàu cùng toàn bộ ngư cụ trị giá hơn 3 tỷ đồng bị chìm dưới biển. Hai bạn thuyền đi mãi không về. Những ngày phía trước đối với chủ tàu Trương Văn Á và thuyền trưởng Nguyễn Văn Nở còn nhiều khó khăn. Bởi con tàu vỏ gỗ hơn 3 tỷ đồng mới đóng đi được vài năm chưa kịp trả nợ nay đã tan theo sóng biển. Sau vụ tai nạn thừa sống thiếu chết đó, họ vẫn tiếp tục theo đuổi nghề biển.

Đối với bao thế hệ ngư dân miền Trung, vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã trở thành một phần máu thịt của họ. Những vụ chìm tàu do thiên tai, giông bão, có người vĩnh viễn nằm lại giữa biển khơi nhưng ngư dân vẫn kiên cường bám biển. Sức mạnh đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn của cộng đồng ngư dân trên biển đã tạo nên sức mạnh nội sinh giúp ngư dân vững tin bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người lính trên đảo Bình Ba: Đảm bảo an toàn từ hướng biển cho đất liền đón Xuân
Người lính trên đảo Bình Ba: Đảm bảo an toàn từ hướng biển cho đất liền đón Xuân

VOV.VN - Căn cứ quân sự Cam Ranh (Khánh Hòa) là nơi đóng quân của nhiều đơn vị quân đội nên công tác cảnh giới đảm bảo an toàn từ hướng biển luôn đặt lên hàng đầu. Vượt qua vô vàn khó khăn gian khổ, những người lính luôn tự hào là những “Mắt thần” canh giữ biển, đảo của Tổ quốc.

Người lính trên đảo Bình Ba: Đảm bảo an toàn từ hướng biển cho đất liền đón Xuân

Người lính trên đảo Bình Ba: Đảm bảo an toàn từ hướng biển cho đất liền đón Xuân

VOV.VN - Căn cứ quân sự Cam Ranh (Khánh Hòa) là nơi đóng quân của nhiều đơn vị quân đội nên công tác cảnh giới đảm bảo an toàn từ hướng biển luôn đặt lên hàng đầu. Vượt qua vô vàn khó khăn gian khổ, những người lính luôn tự hào là những “Mắt thần” canh giữ biển, đảo của Tổ quốc.

Cứu hộ tàu cá bị chìm trên biển ở Kiên Giang
Cứu hộ tàu cá bị chìm trên biển ở Kiên Giang

VOV.VN - Chiều 18/1, Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang cho biết, Ban chỉ huy Biên phòng Hải đội 2 vừa cứu hộ thành công 1 tàu cá của người dân ở xã đảo Tiên Hải, TP Hà Tiên bị chìm trên biển do phá nước.

Cứu hộ tàu cá bị chìm trên biển ở Kiên Giang

Cứu hộ tàu cá bị chìm trên biển ở Kiên Giang

VOV.VN - Chiều 18/1, Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang cho biết, Ban chỉ huy Biên phòng Hải đội 2 vừa cứu hộ thành công 1 tàu cá của người dân ở xã đảo Tiên Hải, TP Hà Tiên bị chìm trên biển do phá nước.

Đưa 2 người dân bị tai biến từ Cù Lao Chàm vào đất liền cấp cứu
Đưa 2 người dân bị tai biến từ Cù Lao Chàm vào đất liền cấp cứu

VOV.VN - Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực 2 đưa 2 người dân ở Cù Lao Chàm, thành phố Hội An bị tai biến vào đất liền cấp cứu.

Đưa 2 người dân bị tai biến từ Cù Lao Chàm vào đất liền cấp cứu

Đưa 2 người dân bị tai biến từ Cù Lao Chàm vào đất liền cấp cứu

VOV.VN - Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực 2 đưa 2 người dân ở Cù Lao Chàm, thành phố Hội An bị tai biến vào đất liền cấp cứu.

Trung tâm y tế Thị trấn Trường Sa cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển
Trung tâm y tế Thị trấn Trường Sa cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển

VOV.VN - Khi đang khai thác hải sản trên vùng biển các đảo Trường Sa khoảng 18 hải lý, ngư dân Miên bị ngã vào vật cứng trên tàu, gây ra vết thương phần mềm trên bàn tay trái. Các ngư dân trên tàu cá BĐ 96847 TS đã đưa anh Miên vào đảo Trường Sa để cấp cứu.

Trung tâm y tế Thị trấn Trường Sa cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển

Trung tâm y tế Thị trấn Trường Sa cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển

VOV.VN - Khi đang khai thác hải sản trên vùng biển các đảo Trường Sa khoảng 18 hải lý, ngư dân Miên bị ngã vào vật cứng trên tàu, gây ra vết thương phần mềm trên bàn tay trái. Các ngư dân trên tàu cá BĐ 96847 TS đã đưa anh Miên vào đảo Trường Sa để cấp cứu.