Vào CPTTP, quản lý doanh nghiệp có được đảm nhiệm công tác công đoàn?

VOV.VN -Tại Việt Nam, nhiều trường hợp lãnh đạo công đoàn là quản lý cấp cao của doanh nghiệp. Trên thực tế, đây lại là điều không thể chấp nhận trên thế giới.

Đây là nhận định của ông Chang -Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam khi chia sẻ với báo giới về những nội dung liên quan tới vấn đề lao động trong hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) đối với Việt Nam.

Ông Chang -Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam.

Ông Chang - Hee Lee kỳ vọng rằng CPTTP, cùng với Hiệp định thương mại tự do (FTA) EU-Việt Nam, sẽ mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam thông qua việc tăng tính cạnh tranh về giá của các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm, bao gồm cả trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đại diện ILO tại Việt Nam cho rằng, CPTTP không chỉ đem lại các lợi ích về kinh tế, mà còn cả về mặt xã hội. Hiệp định CPTTP cùng với EU-Việt Nam FTA, được gọi là những FTA thế hệ mới, với đặc điểm là nhấn mạnh nhiều đến quyền lao động, cũng như bảo vệ tính bền vững của môi trường, để đảm bảo rằng tự do thương mại sẽ đóng góp vào phát triển bền vững, đồng thời giúp người lao động và doanh nghiệp cùng được hưởng lợi ích một cách công bằng.

Theo chuyên gia này, đây cũng là cơ hội vàng đối với hệ thống công đoàn của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam để hiện đại hoá tổ chức và chức năng nhằm đại diện tốt hơn cho tiếng nói của người lao động.

Ông Chang- Hee Lee, cho rằng với công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, công đoàn tại Việt Nam đã có những điều chỉnh về chức năng, trong đó nhấn mạnh hơn vào việc đại diện cho tiếng nói của người lao động thông qua thương lượng tập thể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm yếu.

"Từ giữa những năm 1990 tới nay, đã có hơn 6.000 cuộc đình công diễn ra và tất cả đều là đình công tự phát và không do công đoàn lãnh đạo. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy người lao động không cảm thấy những yêu cầu và quyền của họ được giải quyết và quy trình giải quyết vấn đề không vận hành hiệu quả", ông Chang - Hee Lee thẳng thắn chỉ rõ. 

Phân tích của đại diện ILO cũng cho thấy tại Việt Nam, không hiếm gặp trường hợp lãnh đạo công đoàn cơ sở là các quản lý cấp cao của doanh nghiệp. Đây là điều không thể chấp nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay. Quyền công đoàn là quyền của người lao động, và công đoàn là tổ chức của người lao động, không chịu sự can thiệp của người sử dụng lao động.

Giám đốc ILO tại Việt Nam nhấn mạnh: “Tôi tin rằng việc sửa đổi Bộ Luật Lao động và đổi mới hệ thống quan hệ lao động phù hợp với Tuyên bố 1998 của ILO và bối cảnh của VN chắc chắn sẽ giúp ích cho vấn đề này”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lao động đổ xô làm thủ tục hợp pháp hóa tại Thái Lan
Lao động đổ xô làm thủ tục hợp pháp hóa tại Thái Lan

VOV.VN - Chính phủ Thái Lan sắp thông qua luật lao động nhập cư mới, theo đó lao động nước ngoài phải đăng ký trước ngày 31/3 nếu không muốn bị phạt nặng.

Lao động đổ xô làm thủ tục hợp pháp hóa tại Thái Lan

Lao động đổ xô làm thủ tục hợp pháp hóa tại Thái Lan

VOV.VN - Chính phủ Thái Lan sắp thông qua luật lao động nhập cư mới, theo đó lao động nước ngoài phải đăng ký trước ngày 31/3 nếu không muốn bị phạt nặng.

Việt Nam hiện có 1,75 triệu lao động trẻ em
Việt Nam hiện có 1,75 triệu lao động trẻ em

VOV.VN - Phần lớn lao động trẻ em tại Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và là lao động hộ gia đình không hưởng lương.

Việt Nam hiện có 1,75 triệu lao động trẻ em

Việt Nam hiện có 1,75 triệu lao động trẻ em

VOV.VN - Phần lớn lao động trẻ em tại Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và là lao động hộ gia đình không hưởng lương.

Báo động nạn môi giới lao động ra nước ngoài trái phép ở Quảng Bình
Báo động nạn môi giới lao động ra nước ngoài trái phép ở Quảng Bình

VOV.VN - Các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình liên tiếp phát hiện và ngăn chặn nhiều vụ môi giới đưa người lao động ra nước ngoài bất hợp pháp.

Báo động nạn môi giới lao động ra nước ngoài trái phép ở Quảng Bình

Báo động nạn môi giới lao động ra nước ngoài trái phép ở Quảng Bình

VOV.VN - Các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình liên tiếp phát hiện và ngăn chặn nhiều vụ môi giới đưa người lao động ra nước ngoài bất hợp pháp.

Việt Nam- Hàn Quốc ký kết Bản ghi nhớ về lao động lần thứ 6
Việt Nam- Hàn Quốc ký kết Bản ghi nhớ về lao động lần thứ 6

VOV.VN -Đây là lần thứ 6 Việt Nam và Hàn Quốc ký Bản ghi nhớ về Chương trình EPS. Bản ghi nhớ lần này có giá trị trong 2 năm.  

Việt Nam- Hàn Quốc ký kết Bản ghi nhớ về lao động lần thứ 6

Việt Nam- Hàn Quốc ký kết Bản ghi nhớ về lao động lần thứ 6

VOV.VN -Đây là lần thứ 6 Việt Nam và Hàn Quốc ký Bản ghi nhớ về Chương trình EPS. Bản ghi nhớ lần này có giá trị trong 2 năm.