Vụ 6 chai nước dán nhãn Dr Thanh có dị vật: Góc độ pháp lý

VOV.VN -Các ý kiến cho rằng, vụ việc tương tự không phải hiếm và trên thế giới xuất hiện nhiều. Vấn đề là thái độ của nhà sản xuất với người tiêu dùng.

Vụ việc 6 chai trà dán nhãn Dr Thanh có dị vật vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Ông Nguyễn Ngọc Anh, chủ nhà hàng Hữu Nghị (P.Cam Phú, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) cho biết Sở Công thương Khánh Hòa đã mời ông đến làm việc và nói có ba hướng giải quyết: Một là ông tự thỏa thuận song phương với Tân Hiệp Phát, hai là ông và công ty thỏa thuận có sự giám sát của bên thứ ba, cuối cùng là ông Anh kiện ra tòa.

Trước đó, xuất hiện thông tin có người đã sử dụng facebook nhắn tin cho ông Ngọc Anh đề nghị mua lại 6 chai Dr Thanh có dị vật với giá 450 triệu đồng.

Tại Tọa đàm “Một số điểm mới trong dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi” được truyền hình trực tiếp trên Cổng TTĐT Chính phủ và kênh Truyền hình Quốc hội; phát thanh trực tiếp trên VOV1- Đài Tiếng nói Việt Nam, sáng nay (26/3), vấn đề trên lại một lần nữa được các chuyên gia mổ xẻ khá chi tiết dưới góc độ pháp lý.

Không phải ai cũng được bồi thường

Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong, với vụ việc sản phẩm có khuyết tật, các hãng nước ngoài thường tìm đến khách hàng xin đổi sản phẩm, giải thích, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nếu vụ 6 chai nước dán nhãn Dr Thanh có ruồi không phải do tự tạo thì người tiêu dùng được bồi thường chi phí và tinh thần nếu có. Nhà sản xuất phải giải thích, bồi thường theo đúng quy định.

TS Phạm Văn Tuyết- ĐH Luật Hà Nội

TS Phạm Văn Tuyết- ĐH Luật Hà Nội cũng cho rằng vụ việc kiểu này không phải hiếm và trên thế giới xuất hiện nhiều. Vấn đề ở đây là thái độ của nhà sản xuất với người tiêu dùng.

Theo ông Tuyết, người tiêu dùng mua phải sản phẩm có khuyết tật có thể yêu cầu bồi thường qua thương lượng, hòa giải hay kiện ra tòa án. Tuy nhiên, người mua phải được coi là người tiêu dùng mới được bồi thường, chứ không phải ai mua phải sản phẩm khuyết tật cũng dược bồi thường. Một người mua để bán lại kiếm lời thì không phải là người tiêu dùng. Đây là bất cập trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

TS Phạm Văn Tuyết cho biết bồi thường có thể đầu tiên qua thương lượng với nhà sản xuất, nhưng muốn hợp pháp thì thương lượng phải minh bạch, không đe dọa lẫn nhau...

“Ví dụ người mua chai nước trà xanh có con ruồi chỉ cần thông báo với Tân Hiệp Phát rằng sản phẩm của anh có vấn đề để có hướng giải quyết. Nói không giả cho tôi chừng ấy tiền tôi sẽ thông báo công khai rộng rãi thì hành vi đó gần như là đe dọa. Nếu thương lượng không được thì có thể mời người thứ 3 làm trung gian hòa giải, cung cấp cho người thứ 3 vật chứng xác định là sản phẩm của nhà sản xuất đó và hòa giải với nhau. Nếu thương lượng và hòa giải theo đúng thủ tục thì có thể coi là giao dịch hợp pháp”, ông Tuyết phân tích.

Liên quan đến thông tin 6 chai nước được đề nghị bán với giá hàng trăm triệu đồng, theo TS Nguyễn Minh Phong có thể xuất phát từ quy định ngoài yêu cầu đền bù về mặt vật chất, cũng có thể bên bị hại yêu cầu công ty phải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Lẽ công bằng chưa được đảm bảo trong luật hiện hành?

Liên quan đến yêu cầu bồi thường, ông Nguyễn Hồng Hải, Vụ phó Vụ Pháp luật Dân sự- kinh tế, Bộ Tư pháp nhấn mạnh: Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo thủ tục luật định, nhưng luật quy định rõ người tiêu dùng không được lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi của mình làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc người khác.

Ông Nguyễn Hồng Hải, Vụ phó Vụ Pháp luật Dân sự- kinh tế, Bộ Tư pháp 

Luật hiện tại chỉ quy định đặt nặng trách nhiệm lên người bị coi là có gây thiệt hại. Tuy nhiên theo thông lệ quốc tế, bản thân người bị thiệt hại cũng cần phải áp dụng những biện pháp cần thiết trong khả năng để ngăn chặn thiệt hại của chính mình, chứ không phải để mặc thiệt hại xảy ra, rồi yêu cầu nhà sản xuất, nhà phân phối bồi thường thiệt hại mà đáng lẽ ngăn chặn được.

“Pháp luật hiện hành chưa đảm bảo lẽ công bằng này. Chính vì thế trong dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi có đặt vấn đề liên quan trách nhiệm giảm thiểu thiệt hại đối với người có yêu cầu bồi thường thiệt hại”, ông Hải cho biết.

Ông Nguyễn Hồng Hải cũng nêu quan điểm: “Người bị hại có quyền yêu cầu mức tiền bao nhiêu cũng được, chúng ta không đặt nặng vấn đề có chai nước thôi mà anh đòi bồi thường tiền tỷ, nhưng anh phải chứng minh anh có thiệt hại đó, nếu không tòa án hay một tổ chức, cơ quan giám định xác định thiệt hại, chỉ là mức nào đó. Về nguyên tắc không có thỏa thuận gì khác thì tất yêu bên sản xuất, phân phối chỉ bồi thường theo thiệt hại đúng thực tế dành cho người bị thiệt hại”.

Ngoài ra, Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi quy định cụ thể hơn, là trong trường hợp có gây tổn thất tinh thần thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường.

Người tiêu dùng không phải chứng minh lỗi của nhà sản xuất

Ông Nguyễn Hồng Hải, Vụ phó Vụ Pháp luật Dân sự- kinh tế, Bộ Tư pháp cũng nhấn mạnh, một trong những điểm mới của Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi là quy định cơ chế chứng minh bồi thường thiệt hại. Theo đó, người bị thiệt hại chỉ có trách nhiệm chứng minh có thiệt hại thực tế bị gây ra bởi hành vi trái luật của người được cho là xâm hại đến họ, còn chứng minh lỗi thuộc về người gây thiệt hại. Cách quy định này không phải là mới, Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định rõ người tiêu dùng không có trách nhiệm chứng minh lỗi mà trách nhiệm thuộc về nhà sản xuất, nhà phân phối chứng minh có lỗi hay không.

TS Nguyễn Minh Phong

TS Nguyễn Minh Phong cũng đánh giá cao tính thực tiễn và nhân văn của quy định mới, vì lẽ người tiêu dùng Việt Nam thường yếu thế, ít điều kiện, khó thực hiện những dẫn chứng, chứng minh lỗi của nhà sản xuất. Việc chỉ cần cung cấp bằng chứng, sự việc hoặc có cơ quan chức năng hòa giải có trách nhiệm phải chứng minh sẽ giúp người tiêu dùng mạnh dạn hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của chính mình.

“Ví dụ anh chỉ cần chứng minh anh đau bụng do uống bia, còn chai bia có thành phần như thế nào, gây ra cái gì thì người tiêu dùng không có khả năng làm điều đó mà chính công ty sản xuất, cơ quan chức năng mới thẩm định, chứng minh được. Điều đó hoàn toàn thực tiễn”, ông Phong nêu ví dụ.

Cũng theo TS Nguyễn Minh Phong, quy định mới còn có ý nghĩa nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập, quyền lợi người tiêu dùng ngày càng được đề cao và không phải chỉ giới hạn người tiêu dùng trong nước khi sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài. Vì nếu xuất khẩu mà bị kiện thì tầm ảnh hưởng cao hơn rất nhiều.

Ở một góc độ khác, chuyên gia này cũng lưu ý trường hợp một số đối thủ cạnh tranh không lành mạnh thuê những người tiêu dùng giả thực hiện những đơn kiện theo kiểu gây nhiễu khiến công ty phải theo đuổi chứng minh, mất uy tín. Do đó nên có quy định bổ sung để ngăn chặn việc lạm dụng.

Còn theo TS Phạm Văn Tuyết- ĐH Luật Hà Nội: “Lỗi trong dân sự theo lý thuyết là lỗi suy đoán, có nghĩa là một người gây thiệt hại cho tôi, tôi chỉ biết tôi có thiệt hại và yêu cầu bồi thường. Do đó muốn không có bồi thường thì anh phải chứng minh thiệt hại đó không phải do lỗi của anh. Nguyên tắc này phù hợp cho người bị thiệt hại, vì người tiêu dùng nhiều khi yếu thế. Tôi rất chia sẻ với quy định này trong dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi”, TS Tuyết nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tân Hiệp Phát mở cửa để người tiêu dùng xem dây chuyền sản xuất
Tân Hiệp Phát mở cửa để người tiêu dùng xem dây chuyền sản xuất

VOV.VN -Tập đoàn này đã mở cửa hai nhà máy ở Hà Nam và Bình Dương cho người tiêu dùng vào tham quan.

Tân Hiệp Phát mở cửa để người tiêu dùng xem dây chuyền sản xuất

Tân Hiệp Phát mở cửa để người tiêu dùng xem dây chuyền sản xuất

VOV.VN -Tập đoàn này đã mở cửa hai nhà máy ở Hà Nam và Bình Dương cho người tiêu dùng vào tham quan.

Thanh tra Bộ Y tế đang khảo sát tại Tân Hiệp Phát
Thanh tra Bộ Y tế đang khảo sát tại Tân Hiệp Phát

Thanh tra Bộ Y tế đang tiến hành đợt khảo sát tại Công ty Tân Hiệp Phát, sau những lùm xùm xung quanh chất lượng sản phẩm của công ty này.

Thanh tra Bộ Y tế đang khảo sát tại Tân Hiệp Phát

Thanh tra Bộ Y tế đang khảo sát tại Tân Hiệp Phát

Thanh tra Bộ Y tế đang tiến hành đợt khảo sát tại Công ty Tân Hiệp Phát, sau những lùm xùm xung quanh chất lượng sản phẩm của công ty này.

Vụ nước ngọt Tân Hiệp Phát có ruồi: Chai nước có dấu vết biến dạng
Vụ nước ngọt Tân Hiệp Phát có ruồi: Chai nước có dấu vết biến dạng

Theo kết luận của Viện Khoa học hình sự, dấu vết biến dạng ở chai nước giám định do công cụ sắc nhọn tạo ra.

Vụ nước ngọt Tân Hiệp Phát có ruồi: Chai nước có dấu vết biến dạng

Vụ nước ngọt Tân Hiệp Phát có ruồi: Chai nước có dấu vết biến dạng

Theo kết luận của Viện Khoa học hình sự, dấu vết biến dạng ở chai nước giám định do công cụ sắc nhọn tạo ra.

6 chai Dr Thanh có dị vật: Tân Hiệp Phát cũng đưa ra nghi vấn
6 chai Dr Thanh có dị vật: Tân Hiệp Phát cũng đưa ra nghi vấn

VOV.VN -Đại diện Tân Hiệp Phát cho rằng, trước mắt chưa thể khẳng định được những chai nước có phải là sản phẩm của công ty này hay không.

6 chai Dr Thanh có dị vật: Tân Hiệp Phát cũng đưa ra nghi vấn

6 chai Dr Thanh có dị vật: Tân Hiệp Phát cũng đưa ra nghi vấn

VOV.VN -Đại diện Tân Hiệp Phát cho rằng, trước mắt chưa thể khẳng định được những chai nước có phải là sản phẩm của công ty này hay không.

Công ty Tân Hiệp Phát và người tiêu dùng tranh cãi gay gắt
Công ty Tân Hiệp Phát và người tiêu dùng tranh cãi gay gắt

VOV.VN - Tại cuộc hòa giải diễn ra ngày 11/3, đại diện công ty và các khách hàng mua sản phẩm nghi kém chất lượng tranh cãi quyết liệt.

Công ty Tân Hiệp Phát và người tiêu dùng tranh cãi gay gắt

Công ty Tân Hiệp Phát và người tiêu dùng tranh cãi gay gắt

VOV.VN - Tại cuộc hòa giải diễn ra ngày 11/3, đại diện công ty và các khách hàng mua sản phẩm nghi kém chất lượng tranh cãi quyết liệt.

Kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm đối với Công ty Tân Hiệp Phát
Kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm đối với Công ty Tân Hiệp Phát

VOV.VN -Cục An toàn thực phẩm yêu cầu tập trung kiểm tra dây chuyền sản xuất sản phẩm nước ngọt đóng chai Number one.

Kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm đối với Công ty Tân Hiệp Phát

Kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm đối với Công ty Tân Hiệp Phát

VOV.VN -Cục An toàn thực phẩm yêu cầu tập trung kiểm tra dây chuyền sản xuất sản phẩm nước ngọt đóng chai Number one.

Sau "vụ con ruồi", yêu cầu kiểm tra dây chuyền sản xuất Tân Hiệp Phát
Sau "vụ con ruồi", yêu cầu kiểm tra dây chuyền sản xuất Tân Hiệp Phát

Cục An toàn thực phẩm đề nghị giám đốc Sở Y tế Bình Dương thanh tra điều kiện an toàn thực phẩm đối với Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát

Sau "vụ con ruồi", yêu cầu kiểm tra dây chuyền sản xuất Tân Hiệp Phát

Sau "vụ con ruồi", yêu cầu kiểm tra dây chuyền sản xuất Tân Hiệp Phát

Cục An toàn thực phẩm đề nghị giám đốc Sở Y tế Bình Dương thanh tra điều kiện an toàn thực phẩm đối với Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát