Vụ ô nhiễm, tắc nước thải 146 Quan Thánh: Tắc là do lỗi hệ thống?

VOV.VN - Theo Phó Chủ tịch quận Ba Đình, hà Nội,  vụ việc này nhỏ nhưng lại không nhỏ vì liên quan đến “lỗi hệ thống”, Thành phố đang phải xử lý mất nhiều công sức, thời gian.

Thông tin về kết quả giải quyết ô nhiễm môi trường tại 146 Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội, Phó Chủ tịch quận Ba Đình Nguyễn Phong Cầm cho biết, biển số nhà 146 Quán Thánh do nhà nước và tư nhân đan xen quản lý, trong đó có 14 hộ dân sinh sống. 

Theo ông Cầm, vụ việc này nhỏ nhưng lại không nhỏ vì liên quan đến “lỗi hệ thống”, quận phải báo cáo UBND Thành phố, Thành phố báo cáo Thủ tướng và Thành phố đang phải mất nhiều công sức, thời gian để giải quyết.

Ông Nguyễn Phong Cầm, Phó Chủ tịch quận Ba Đình thông tin vụ việc công tắc 146 Quán Thánh.

Trước đó, từ tháng 8/2013 đến nay, các hộ dân ở số nhà 146 Quán Thánh có đơn thư gửi UBND quận Ba Đình, UBND phường Quán Thánh phản ánh tại số nhà 146 Quán Thánh có hệ thống thoát nước chung ở cuối khu đất, nằm dưới nền nhà của 3 hộ dân là hộ ông Nguyễn Đình Tuấn (xây dựng nhà 3 tầng không phép), hộ bà Lê Tuyết Băng (xây nhà cấp 4 lấn chiếm sân chung) và hộ ông Nguyễn Xuân Minh. Cống nước chung này chảy ra hệ thống thoát nước trên phố Đặng Dung bị tắc, gây ngập úng nước thải sinh hoạt bên trong số nhà 146 Quán Thánh.

Sau khi nhận được đơn thư của công dân, UBND quận Ba Đình đã chỉ đạo UBND phường Quán Thánh và các đơn vị có liên quan tập trung giải quyết dứt điểm vụ việc, tìm nguyên nhân gây tắc cống và có biện pháp tạm thời bơm hút nước để không ùn ứ nước thải.

UBND phường Quán Thánh đã lắp đặt hệ thống máy bơm để vận hành bơm nước thải ra ngoài hệ thống thoát nước chung của thành phố khi xảy ra ngập úng, bảo đảm môi trường.

Tuy nhiên, các hộ dân nhà 146 Quán Thánh đề nghị phải khơi thông đường thoát nước cũ, không đồng ý với việc làm hệ thống thoát nước mới vì cho rằng đường thoát nước cũ đã sử dụng từ nhiều năm nay do hộ ông Minh (số 5 Đặng Dung) cố ý gây tắc.

Để có cơ sở xác định nguyên nhân gây úng ngập, quận Ba Đình đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành đào hè phố Đặng Dung đoạn qua biển số nhà 146 phố Quán Thánh, nhưng việc triển khai gặp phải sự cản trở từ gia đình ông Minh và một số đối tượng tự xưng thương binh.

Do các hộ dân và gia đình ông Minh không chấp thuận với việc khắc phục tình trạng úng ngập, trong khi cơ sở pháp lý và các chế tài còn chưa đầy đủ nên quận Ba Đình và phường Quán Thánh gặp khó khăn trong giải quyết.
Ngày 6/4 vừa qua, sau khi nhận được đơn thư của các hộ dân, UBND Thành phố đã có văn bản giao nhiệm vụ cho UBND quận Ba Đình chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng khẩn trương kiểm tra giải quyết dứt điểm những nội dung khiếu nại, khiến nghị của công dân.

UBND quận Ba Đình cùng sở Xây dựng, Công ty thoát nước Hà Nội khảo sát hiện trạng hệ thống thoát nước tại số nhà 146 phố Quán Thánh và đề xuất phương án giải quyết là đầu tư cải tạo hệ thống thoát nước bên trong khu vực số nhà trên, nối hệ thống cống bên trong với hệ thống thoát nước thành phố quản lý. Tuy nhiên, một số hộ dân ở số nhà 146 Quán Thánh không nhất trí với phương án làm đường cống mới với nhiều lý do và tiếp tục đề nghị phải xác định được nguyên nhân gây ngập úng để có phương án khắc phục thích hợp, đồng thời phải xử lý thông đường thoát nước cũ mà các hộ dân cho rằng chạy dưới nền nhà ông Minh.

Công ty thoát nước Hà Nội đã khảo sát xác định hệ thống thoát nước trong số nhà 146 Quán Thánh được thu gom vào hố ga hiện trạng cuối sân trong số nhà 146 (vị trí thấp trũng nhất) thoát ra 1 đường cống chạy qua nhà một số hộ dân cùng số nhà có hướng ra phố Đặng Dung bị tắc. Vị trí tắc nằm trong nền nhà số 5 phố Đặng Dung. Sau khi sử dụng xe cơ giới thông tắc moi ra nhiều gạch vụn trong cống, thông từ miệng cống vào sâu 6m thì tắc không thông được. Sở Xây dựng đề xuất 2 phương án.

Trong hai phướng án được đề xuất thì  phương án 1 không khả thi vì thiếu cơ sở pháp lý, do chủ sở hữu nhà số 5 phố Đặng Dung là hộ ông Nguyễn Xuân Minh không đồng ý. Diện tích nhà ở ông Minh sở hữu đã được cấp sổ đỏ từ năm 2007.

Các hộ dân sinh sống tại số 146 Quán Thánh phải sống chung với nước cống.

UBND quận Ba Đình đã triển khai phương án 2 là thi công lắp đặt đường cống thoát nước mới từ vị trí trũng nhất bên trong số nhà 146 Quán Thánh, qua khu vực sân chung của số nhà 146 và chạy dọc theo mép đường phố Quán Thánh; điểm cuối nối với tuyến cống D800 (tuyến cống hiện chạy dọc phố Đặng Dung) tại ngã tư phố Quán Thánh-Đặng Dung. Tổng mức đầu tư hệ thống thoát nước tại số 146 Quán Thánh là 480,346 triệu đồng.

Ngày 6/10, UBND phường Quán Thánh triển khai thi công đường thoát nước mới nhưng một số hộ dân không nhất trí và cản trở thực hiện. Quận Ba Đình đã nhiều lần tổ chức tiếp các hộ dân 146 Quán Thánh để công khai phương án thoát nước nhưng một số hộ dân vẫn tiếp tục không đồng tình việc thi công đường cống mới, tiếp tục đề nghị thông tắc đường công cũ đã có.
“Việc xử lý, giải quyết trường hợp này rất phức tạp do mâu thuẫn gay gắt giữa các hộ dân và chưa có đủ các căn cứ pháp luật để giải quyết mâu thuẫn nói trên”, ông Cầm nói.

Theo ông Nguyễn Phong Cầm, vụ việc đang được UBND Thành phố giao cho Thanh tra Thành phố chủ trì để tiến hành thanh tra theo quy định đối với các nội dung tố cáo khiếu nại của công dân liên quan đến việc cấp GCN quyền sử dụng đất, quản lý trật tự xây dựng. Sau khi có Kết luận Thanh tra sẽ chỉ đạo xử lý, giải quyết dứt điểm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Lỗi hệ thống?

Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình khẳng định quận không cưỡng chế các hộ dân để thi công tiếp mà kiên trì vận động tạo sự đồng thuận của người dân. “Chúng tôi mong muốn để các hộ dân ở đây chia sẻ hiểu được mục đích của chính quyền là bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo đảm bền vững hệ thống thoát nước cho 14 hộ dân ở đây”.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Phong Cầm cho biết: Hệ thống cống cũ đi qua hộ nhà ông Minh nếu được thông tắc đưa vào sử dụng cũng không thể bền vững bằng hệ thống cống mới chính quyền triển khai xây dựng.

Việc triển khai đường ống mới, theo thống báo số 300 của  UBND TP cũng không yêu cầu quận Ba Đình chờ Kết luận thanh tra xong mới làm. “Việc xây dựng đường ống cống này thuộc thầm quyền cấp quận, UBND Thành phố không quyết định cho quận Ba Đình làm đường cống này mà chỉ đạo toàn diện là phải xử lý môi trường ở đây”.

Liên quan đến hoạt động xây dựng không phép của các hộ dân, ông Nguyễn Phong Cầm cho biết, các hoạt động xây dựng ở đây diễn ra khoảng 10 năm nay, ngoài ra tại biển số nhà này có sự đan xen sở hữu giữa  nhà nước và nhân dân. Có cả việc cấp Giấy chứng nhận theo diện Nghị định 61/CP sau đó là theo Nghị định 34/CP sửa đổi thì đây là “lỗi của lỗi hệ thống”. Vì thế UBND thành phố giao thanh tra toàn diện để xử lý thấu đáo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội: Đào đường thoát nước, phát lộ nhiều bộ hài cốt
Hà Nội: Đào đường thoát nước, phát lộ nhiều bộ hài cốt

Trong lúc đào đường thoát nước cạnh Trường Đại học Công đoàn, công nhân phát hiện nhiều bộ hài cốt chôn sâu dưới lòng đất.

Hà Nội: Đào đường thoát nước, phát lộ nhiều bộ hài cốt

Hà Nội: Đào đường thoát nước, phát lộ nhiều bộ hài cốt

Trong lúc đào đường thoát nước cạnh Trường Đại học Công đoàn, công nhân phát hiện nhiều bộ hài cốt chôn sâu dưới lòng đất.

Lý do Hoàng Mai chậm tiến độ bàn giao mặt bằng dự án thoát nước II?
Lý do Hoàng Mai chậm tiến độ bàn giao mặt bằng dự án thoát nước II?

VOV.VN - Theo UBND quận Hoàng Mai, còn 139 hộ dân thuộc 4 phường chưa chấp hành nhận tiền và bàn giao mặt bằng.

Lý do Hoàng Mai chậm tiến độ bàn giao mặt bằng dự án thoát nước II?

Lý do Hoàng Mai chậm tiến độ bàn giao mặt bằng dự án thoát nước II?

VOV.VN - Theo UBND quận Hoàng Mai, còn 139 hộ dân thuộc 4 phường chưa chấp hành nhận tiền và bàn giao mặt bằng.

TP HCM: Hệ thống thoát nước vừa làm xong đã bị lỗi thời?
TP HCM: Hệ thống thoát nước vừa làm xong đã bị lỗi thời?

VOV.VN - TP HCM đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư các công trình chống ngập, nhưng mới đưa vào sử dụng đã không đáp ứng hệ thống thoát nước.

TP HCM: Hệ thống thoát nước vừa làm xong đã bị lỗi thời?

TP HCM: Hệ thống thoát nước vừa làm xong đã bị lỗi thời?

VOV.VN - TP HCM đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư các công trình chống ngập, nhưng mới đưa vào sử dụng đã không đáp ứng hệ thống thoát nước.