Vùng ĐBSCL khô khát: Vừa ngăn hạn mặn vừa vét nước ngọt cứu lúa Xuân

VOV.VN - Các địa phương ĐBSCL kêu gọi người dân chung tay làm thủy lợi, đưa nước ngọt về ruộng đồng; đồng thời thực hiện tiết kiệm nguồn nước ngọt.

Hiện nay, vùng ĐBSCL đang bước vào cao điểm của hạn mặn. Tại tỉnh Tiền Giang, nhiều vườn cây, ruộng lúa của người dân đang chịu ảnh hưởng của nước mặn tấn công. Đặc biệt, tại vùng dự án ngọt hóa Gò Công (thuộc các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và Thị xã Gò Công) của tỉnh Tiền Giang có nhiều diện tích lúa Đông Xuân còn xanh đang thiếu nguồn nước ngọt. Chính quyền và người dân khu vực này đang tập trung nhân lực, vật lực tìm nguồn nước ngọt để “cứu khát” cho ruộng đồng.

Hơn 16.000 ha lúa Đông Xuân vùng ngọt hóa Gò Công, tỉnh Tiền Giang đang cạn nước.

Còn tại tỉnh Kiên Giang, trước tình hình hạn mặn đang diễn biến phức tạp, UBND tỉnh này đã công bố tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng ở tỉnh Kiên Giang với cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ 1.

Tiền Giang khẩn cấp dồn lực vét nước ngọt cứu lúa Đông Xuân

Những ngày này, ông Nguyễn Văn Long, ở xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây cũng như nhiều nông dân khác phải canh bơm vét nước vào đồng ruộng. Trên thửa ruộng 05 ha của ông, lúa đang làm đòng và trổ bông thì bị hết nước, có nguy cơ mất trắng. Dù những khối nước bùn phèn dưới đáy kênh còn đọng lại không nhiều nhưng ông vẫn cố gắng nạo vét để bơm vào ruộng cứu lúa.

“Bây giờ bơm không có nước, phải chắt, vét nước cực quá. Năm nay, bà con ai cũng mất mùa, nhiều người khóc luôn. Bây giờ lúa đang trổ mà khô queo cả nửa tháng nay. Bây giờ không có nước, bơm như vậy bị xì phèn lúa hư hết. Do không có nước ngọt thì làm biện pháp gì bây giờ”, ông Nguyễn Văn Long nói.

Hệ thống kênh thủy lợi vùng Gò Công bị cạn đáy.

Đến vùng ngọt hóa Gò Công của tỉnh Tiền Giang hiện nay, nơi đâu chúng tôi cũng nghe rộn rã âm thanh của máy bơm vét nước “cứu khát” cho cây lúa. Hầu hết các tuyến kênh trục, kênh sườn (kênh cấp 2, cấp 3) và cả tuyến kênh trục chính như: kênh Tham Thu, kênh N8…cũng cạn đáy.

Tất cả hệ thống cống đập ven sông Tiền, kênh Chợ Gạo, sông Tra đều đóng kín, nước mặn trên 3 phần nghìn bao phủ. Toàn vùng Gò Công có hơn 16.000 ha lúa Đông Xuân đang ở giai đoạn khoảng 60 ngày tuổi, ngậm đòng, trổ bông; trong đó có hơn 5.000 ha gieo sạ trễ lịch thời vụ ven đê sông Tra, đê biển, chắc chắn sẽ giảm năng suất hoặc chết trắng do không tiếp tế được nguồn nước ngọt.

Nhiều ruộng lúa đang trổ bông thì hết nước, có nguy cơ bị lép hạt.

Ông  Trần Ngọc Nghĩa, Bí thư Đảng ủy xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây cho biết, toàn xã có 750ha lúa xanh đang hết nguồn nước ngọt, xã đã huy động cả hệ thống chính trị và người dân để “chống hạn mặn” nhưng đành bất lực vì tất cả các kênh thủy lợi tại địa phương đều hết nguồn nước ngọt. Hiện nay, chủ trương của tỉnh và huyện là làm đường ống dài hơn 02 km để bơm nước từ kênh Bình Thành (Thị xã Gò Công) về cứu nguy cho ruộng lúa.

“Đối với địa phương thì những tuyến kênh đã cạn, chúng tôi mướn máy Kôbe móc vét để trữ nước. Trong thời gian gần đây, đã nạo vét 3 tuyến kênh cấp thiết. Thứ hai là đã được tỉnh, huyện quan tâm đầu tư máy bơm hút nước, chuyển nước từ kênh N8 ra. Cán bộ, nhân dân tập trung cả ngày, lẫn đêm nhưng mà bơm nước không đủ.

Hiện nay, trên địa bàn xã không còn nước ngọt nữa, lúa thì đang làm đòng, đang trổ rất cần nước. Tỉnh, huyện có hướng bơm nước từ sông Bình Thành(Thị xã Gò Công) chuyển  bơm chuyền về đây”, ông Trần Ngọc Nghĩa nói.

Máy bơm chờ nước.

So với các huyện Gò Công Đông, Chợ Gạo và Thị xã Gò Công, cánh đồng huyện Gò Công Tây đang bị thiếu nước ngọt trầm trọng nhất. Nhiều diện tích lúa đã bị ngã màu vàng, thậm chí cháy lá vì thiếu nước. Nghiêm trọng nhất là  gần 3.000 ha lúa ở 6 xã  phía Bắc Quốc lộ 50 như:  Đồng Thạnh, Bình Phú, Thành Công, Đồng Sơn, Thạnh Trị, Bình Nhì của huyện Gò Công Tây có nguy cơ thiếu nước cao do nước trên các kênh trục chính đã cạn triệt. 

Nông dân địa phương cho rằng, trong 10 năm qua, thì đợt hạn mặn  này xảy ra sớm và nặng nề nhất. Nếu khoảng nửa tháng sau, chưa có mưa hay không có nguồn nước nào cấp bổ sung thì sẽ có nhiều diện tích lúa chết. Do đó, vấn đề bơm tác nước cứu lúa hiện nay được ưu tiên hàng đầu.

Những giọt nước ngọt hiếm hoi được nông dân Gò Công mót vét.

Chủ trương “cứu” lúa Đông Xuân vùng ngọt hóa Gò Công của tỉnh Tiền Giang là tìm mọi cách để bơm nguồn nước còn lại ở các tuyến kênh, rạch để cứu nguy cho các diện tích lúa xanh. Chính quyền, đoàn thể các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động người dân chung tay làm thủy lợi, đưa nước ngọt về ruộng đồng; đồng thời thực hiện tiết kiệm nguồn nước ngọt.

Ông Đỗ Thành Sơn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên khai thác các công trình thủy lợi Tiền Giang- đơn vị  chủ lực trong công tác ứng phó với hạn mặn cho rằng, vùng lúa Gò Công đang nỗ lực bơm chắt, bơm vét còn bao nhiêu nước trong nội đồng đẩy lên hết. Cứu lúa là ưu tiên số 1 hiện nay.

Toàn vùng ngọt hóa Gò Công chỉ còn 03 tuyến kênh, rạch còn nguồn nước ngọt để cứu nguy cho 16.000 ha lúa Đông Xuân.

“Một số nơi có nước như sông Gò Công, kênh 14 và rạch Dầm Vé, tất cả đang lấy nước từ 3 con kênh đó, tập trung máy bơm vét lên. Điểm bơm tập trung ở cấp huyện  không cho bơm nữa, cấp tỉnh có 5 trạm, nói chung bây giờ chắt vét nước dưới kênh đẩy lên hết”, ông Đỗ Thành Sơn cho hay.

Chống hạn như cứu hỏa, chính quyền và người dân vùng ngọt hóa Gò Công, tỉnh Tiền Giang hiện đang  tập trung dồn lực, quyết liệt cho trận chiến không kém phần vất vả trên ruộng đồng. Qua đó, nhằm bảo vệ thành quả lao động của người nông dân, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra.

Kiên Giang “gồng mình” ứng phó hạn mặn

Tại tỉnh Kiên Giang, trước tình hình hạn mặn đang diễn biến phức tạp, UBND tỉnh này đã  công bố tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng ở tỉnh Kiên Giang với cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ 1.

Nông dân xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây  thương tiếc cho ruộng lúa bị cạn nước.

Theo đó, tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân biết tình trạng xâm nhập mặn, sử dụng tiết kiệm nước; chủ động ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” chuẩn bị các phương án sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.

Hiện nay mực nước đầu nguồn và các trạm nội đồng trong tỉnh Kiên Giang giảm rất nhanh, mặn xâm nhập và nguy cơ thiếu nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt là rất lớn. Vì vậy, để chủ động, kịp thời đối phó với tình hình khô hạn, xâm nhập mặn đang diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Kiên Giang đã tiến hành đắp đập ngăn mặn đoạn từ Kênh Cụt đến rạch Tà Niên bằng cừ ván thép Larsen IV từ nay cho đến đến hết mùa khô, khoảng đầu tháng 5.

Người dân dùng máy kéo để bơm vét nước từ đáy kênh.

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Kiên Giang cho biết: Qua khảo sát  xác định được 2 cửa mặn xâm nhập từ Cái Bé là Tà Niên, vàm Bà Lịch vào kênh Ông Hiển dẫn về TP Rạch Giá. Chúng tôi đã đưa lên 2 phương án đắp đập, phương án 1 là đắp ngang trên kênh ông hiểu để chặn mặn, hai là đắp ngay chợ tắc ráng của phường vĩnh hiệp.

Theo nhận định của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Kiên Giang: xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 – 2020 xuất hiện sớm hơn mùa khô năm 2015 – 2016 khoảng 20 ngày, sớm hơn trung bình năm khoảng 2 tháng. Hiện tại độ mặn đo được cao nhất tại trạm Xẻo Rô là trên 20 phần ngàn, cách cửa sông Cái Lớn 7 km. Từ tháng 02, độ mặn bắt đầu tăng nhanh, có nơi chỉ còn 5km là đến cửa lấy nước của nhà máy nước.

Những giọt nước ngọt hiếm hoi được nông dân Gò Công mót vét.

Để chủ động ứng phó hạn mặn, ngành nông nghiệp đã cho vận hành cống Ba Hòn, kết hợp đắp đập ngăn mặn trên kênh Rạch Gía – Hà Tiên tại xã Hoà Điền (huyện Kiên Lương), vận hành cống Hà Giang để ngăn mặn đảm bảo cung cấp nước ngọt cho nhà máy nước trên địa bàn huyện Kiên Lương và Hà Tiên.

Ông Danh Hủi, ngụ tại ấp Sông Chinh, xã Bình Trị, huyện Kiên Lương cho biết: từ hơn 1 tháng nay, ông nhận nhiệm vụ theo dõi 08 cống đi qua địa bàn ấp, nếu có sự cố ông sẽ lập tức báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời khắc phục.

Hiện nay, ngành nông nghiệp kết hợp với các địa phương tiến hành đắp 192 đập, trong đó có 02 đập bằng cừ thép Larsen và 190 đập đất với tổng kinh phí hơn 34 tỷ đồng.

Dù còn nước bùn phèn dưới đáy kênh nhưng nông dân vẫn cố bơm lên để cứu lúa.

Theo ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, trong năm 2020, toàn tỉnh Kiên Giang sẽ đầu tư 21 công trình thuỷ lợi với tổng vốn đầu tư khoảng 190 tỷ đồng. Tỉnh Kiên Giang cũng đã triển khai các giải pháp thủy lợi và công trình cấp nước để đảm bảo sản xuất cũng như sinh hoạt cho người dân.

Riêng TP. Rạch Giá đảm bảo duy trì hoạt động hệ thống cấp nước ngầm phòng chống xâm nhập mặn tối thiểu 30 ngày khi nguồn nước mặt bị mặn xâm nhập.

Người dân tích cực cùng với chính quyền lắp đặt đường ống để bơm dẫn nước ngọt về cứu lúa.

“Tình hình hiện nay biến đổi khí hậu làm thay đổi toàn bộ hệ thống thuỷ lợi. Trước đây chức năng chính của hệ thống thuỷ lợi là ngăn mặn và thoát lũ, bây giờ không còn lũ nữa, gần như kiểm soát lũ là đầu nguồn kiểm soát hết rồi. nên chức năng của hệ  thống thuỷ lợi phải đổi theo hướng kiểm soát mặn và trữ ngọt, làm sao phải đi đến chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu bằng hệ thống thuỷ lợi, phải có kế hoạch dài hạn và từng bước khắc phục dần”, ông Hồng cho biết.

Hiện nay toàn bộ 107 cống trên tuyến đê biển Hòn Đất – Kiên Lương, địa bàn huyện Giang Thành, thành phố Rạch Giá và ven sông Cái Bé đã được Chi cục Thủy lợi vận hành để ngăn mặn, giữ ngọt đảm bảo phục vụ cho sản xuất.

Cùng với việc gia cố, đắp mới các đập ngăn mặn theo thời vụ, các địa phương tăng cường theo dõi cập nhật tình hình xâm nhập mặn để chủ động ứng phó hạn mặn, bảo vệ lúa trong vụ Đông Xuân 2019-2020 và vụ Hè Thu 2020./.

Trăn trở với Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN -Hơn 20 năm ở vùng ĐBSCL, những phóng viên VOV không ngại khó khăn gian khổ đi mọi miền kênh rạch để cho ra đời những tác phẩm chân thực, sống động nhất.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sụt lún đang là thách thức lớn đối với Đồng bằng Sông Cửu Long
Sụt lún đang là thách thức lớn đối với Đồng bằng Sông Cửu Long

VOV.VN -Trong 25 năm qua, tốc độ sụt lún đất trung bình của toàn đồng bằng là 18cm, có những điểm trên 30cm và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Sụt lún đang là thách thức lớn đối với Đồng bằng Sông Cửu Long

Sụt lún đang là thách thức lớn đối với Đồng bằng Sông Cửu Long

VOV.VN -Trong 25 năm qua, tốc độ sụt lún đất trung bình của toàn đồng bằng là 18cm, có những điểm trên 30cm và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Gian nan phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Gian nan phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ở Đồng bằng Sông Cửu Long

VOV.VN - Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp cấp bách phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, tuy nhiên dịch bệnh vùng ĐBSCL vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại

Gian nan phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Gian nan phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ở Đồng bằng Sông Cửu Long

VOV.VN - Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp cấp bách phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, tuy nhiên dịch bệnh vùng ĐBSCL vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại

Thơ và văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm nhìn lại
Thơ và văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm nhìn lại

VOV.VN - Ngày 26/8, tại Bến Tre, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Thơ và Văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm (1975-2020)”.

Thơ và văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm nhìn lại

Thơ và văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm nhìn lại

VOV.VN - Ngày 26/8, tại Bến Tre, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Thơ và Văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm (1975-2020)”.

Trăn trở với Đồng bằng sông Cửu Long
Trăn trở với Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN -Hơn 20 năm ở vùng ĐBSCL, những phóng viên VOV không ngại khó khăn gian khổ đi mọi miền kênh rạch để cho ra đời những tác phẩm chân thực, sống động nhất.

Trăn trở với Đồng bằng sông Cửu Long

Trăn trở với Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN -Hơn 20 năm ở vùng ĐBSCL, những phóng viên VOV không ngại khó khăn gian khổ đi mọi miền kênh rạch để cho ra đời những tác phẩm chân thực, sống động nhất.

Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long
Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Bộ Xây dựng vừa công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long

Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Bộ Xây dựng vừa công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giá dừa khô đồng bằng sông Cửu Long xuống thấp nhất 3 năm
Giá dừa khô đồng bằng sông Cửu Long xuống thấp nhất 3 năm

VOV.VN - Đầu ra của trái dừa khô bấp bênh, rớt giá thê thảm, đã ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người nông dân trồng dừa.

Giá dừa khô đồng bằng sông Cửu Long xuống thấp nhất 3 năm

Giá dừa khô đồng bằng sông Cửu Long xuống thấp nhất 3 năm

VOV.VN - Đầu ra của trái dừa khô bấp bênh, rớt giá thê thảm, đã ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người nông dân trồng dừa.

Trong 5 ngày tới, lũ sông Mekong sẽ về đến đồng bằng sông Cửu Long
Trong 5 ngày tới, lũ sông Mekong sẽ về đến đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Trong vòng 5 ngày tới, nước lũ sông Mekong sẽ về đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 

Trong 5 ngày tới, lũ sông Mekong sẽ về đến đồng bằng sông Cửu Long

Trong 5 ngày tới, lũ sông Mekong sẽ về đến đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Trong vòng 5 ngày tới, nước lũ sông Mekong sẽ về đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 

Sạt lở bủa vây Đồng bằng sông Cửu Long
Sạt lở bủa vây Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN -ĐBSCL đang đối mặt với thách thức của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng trở nên khốc liệt và bất thường.

Sạt lở bủa vây Đồng bằng sông Cửu Long

Sạt lở bủa vây Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN -ĐBSCL đang đối mặt với thách thức của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng trở nên khốc liệt và bất thường.