Vùng đồng bào Khmer ở Sóc Trăng sẵn sàng bước vào năm học mới

VOV.VN - Tỉnh Sóc Trăng có hơn 30% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Hòa chung không khí chuẩn bị năm học mới 2024-2025 của cả nước, vùng đồng bào Khmer ở tỉnh Sóc Trăng, các trường học cũng đã được chính quyền địa phương, ngành giáo dục, Ban giám hiệu trường chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất để đón các em tựu trường.

 

Trong những ngày chuẩn bị bước vào năm học mới, chúng tôi ghé thăm trường Tiểu học Đại Ân 2A, huyện Trần Đề được thầy Trà Tấn Khanh, Hiệu trưởng trường, cho biết, trong những ngày qua, các thầy cô giáo, nhân viên nhà trường đã cùng nhau tranh thủ tổng vệ sinh trường, lớp, sân trường sạch sẽ, bàn ghế được sắp xếp gọn gàng, sẵn sàng đón các em bước vào khai giảng năm học mới 2024-2025.

Ngôi trường Tiểu học Đại Ân 2A được xây dựng khá khang trang, đưa vào giảng dạy vào năm 2022 với kinh phí gần 15 tỷ đồng. Thầy Trà Tấn Khanh cho biết thêm, sau nhiều năm học tập trong ngôi trường xuống cấp, 3 năm nay, ngôi trường mới đã được xây dựng khang trang gồm 14 phòng học và 7 phòng chức năng. Ngoài ra, trường còn có nhà thi đấu đa năng để các em rèn luyện thể chất, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh.

“Trường có tổng số 20 lớp với 650 em, trong đó học sinh Khmer chiếm hơn 50%. Đối với học sinh Khmer, trường cho tựu trường trước khai giải 2 tuần để tăng cường tiếng Việt cho các em, rèn luyện tiếng nói, để các em dễ tiếp cận học tốt khi bước vào năm học mới”, thầy Trà Tấn Khanh cho hay.

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm hơn 30% dân số của tỉnh. Trong thời gian qua, tỉnh luôn ưu tiên quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp vùng đồng bào dân tộc Khmer, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập tốt, cũng như rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa vùng dân tộc và thành thị.

5 năm trước, Trường Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Trần Đề, huyện Trần Đề được xây dựng và đưa vào giảng dạy giúp gần 300 em học sinh dân tộc Khmer ở địa phương này có thêm điều kiện học tập tốt. Thầy Trần Sung, Hiệu trưởng Trường Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Trần Đề cho biết, trường có 3 khu, gồm khu phòng học có 10 phòng, khu hành chính có 16 phòng và khu nội trú có tổng cộng 36 phòng ở, đáp ứng cơ bản cho các em học và ở nội trú.

“Về phía nhà trường, trong thời gian hè cũng chuẩn bị về cơ sở vật chất. Thứ nhất là nhà trường chỉ đạo bộ phận thư viện sắp xếp bộ sách giáo khoa, thống kê những sách nào còn thiếu theo bộ môn, theo khối lớp, khi học sinh tập trung vào trường thì cơ bản giải quyết đầy đủ cho học sinh mượn sách 100%. Thứ hai là thiết bị dạy học, hiện nay, nhà trường rà soát lại, bổ sung thêm một số cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đáp ứng cơ bản dạy học, khu nội trú cũng đã được sửa chữa”, thầy Trần Sung cho biết.

Nhờ sự quan tâm đầu tư  xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp vùng đồng bào dân tộc Khmer. Những năm qua, chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh không ngừng được nâng lên.

Ông Trịnh Văn Bé, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Đề cho biết, hệ thống giáo dục ở Trần Đề hiện nay gồm 46 trường công lập. Với sự quan tâm đầu tư của Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện, hiện nay, số trường được kiên cố hóa được nâng lên đáng kể đáp ứng nhu cầu dạy học 2 buổi/ngày của giáo viên và học sinh. Thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cũng được ưu tiên đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tính đến nay, toàn huyện có 41/46 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ trên 89%. Trước thềm năm học mới 2024-2025, công tác chuẩn bị tại huyện Trần Đề đang được triển khai tích cực.

Ông Trịnh Văn Bé cho biết thêm, huyện đã chỉ đạo các trường rà soát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo điều kiện tốt nhất để khai giảng năm học mới: “UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thực hiện sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất tại 24 trường với tổng kinh phí hơn 23 tỷ đồng; mua sắm bổ sung bàn ghế, bảng, thiết bị… cho các trường với tổng kinh phí hơn 3,558 tỷ đồng. Với việc đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị như trên, cơ bản đã đảm bảo các điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 9, từ năm học 2024-2025”.

Ngoài ra, công tác vận động, chăm lo học sinh đến trường, đặc biệt là các em ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số đang được đẩy mạnh với mục tiêu đảm bảo tất cả học sinh trong độ tuổi được đến trường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại địa phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Nam thiếu gần 2.400 giáo viên năm học mới 2024-2025
Quảng Nam thiếu gần 2.400 giáo viên năm học mới 2024-2025

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam đang thiếu 2.387 giáo viên, chủ yếu tại các huyện miền núi, gây khó khăn cho việc triển khai kế hoạch năm học mới 2024 -2025. Tỉnh Quảng Nam lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nguồn nhân lực tại chỗ, ban hành chính sách thu hút, tuyển dụng giáo viên lên vùng cao dạy học.

Quảng Nam thiếu gần 2.400 giáo viên năm học mới 2024-2025

Quảng Nam thiếu gần 2.400 giáo viên năm học mới 2024-2025

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam đang thiếu 2.387 giáo viên, chủ yếu tại các huyện miền núi, gây khó khăn cho việc triển khai kế hoạch năm học mới 2024 -2025. Tỉnh Quảng Nam lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nguồn nhân lực tại chỗ, ban hành chính sách thu hút, tuyển dụng giáo viên lên vùng cao dạy học.

TP.HCM xây thêm trường mới cho năm học mới
TP.HCM xây thêm trường mới cho năm học mới

VOV.VN - TP.HCM đang khánh thành và xây thêm nhiều trường học mới tại các quận, huyện để kịp thời phục vụ cho năm học mới 2024-2025. Tính đến cuối tháng 7, TP.HCM khánh thành 12 trường học mới, trong đó quận Bình Tân có số lượng nhiều nhất với 7 trường.

TP.HCM xây thêm trường mới cho năm học mới

TP.HCM xây thêm trường mới cho năm học mới

VOV.VN - TP.HCM đang khánh thành và xây thêm nhiều trường học mới tại các quận, huyện để kịp thời phục vụ cho năm học mới 2024-2025. Tính đến cuối tháng 7, TP.HCM khánh thành 12 trường học mới, trong đó quận Bình Tân có số lượng nhiều nhất với 7 trường.

Kon Tum không để xảy ra lạm thu và gây khó cho phụ huynh đầu năm học mới
Kon Tum không để xảy ra lạm thu và gây khó cho phụ huynh đầu năm học mới

VOV.VN - Tỉnh Kon Tum đã quyết định khung kế hoạch thời gian năm học mới 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Một trong những chỉ đạo của tỉnh trong công tác chuẩn bị năm học mới là không để xảy ra lạm thu và gây khó cho phụ huynh đầu năm học mới.

Kon Tum không để xảy ra lạm thu và gây khó cho phụ huynh đầu năm học mới

Kon Tum không để xảy ra lạm thu và gây khó cho phụ huynh đầu năm học mới

VOV.VN - Tỉnh Kon Tum đã quyết định khung kế hoạch thời gian năm học mới 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Một trong những chỉ đạo của tỉnh trong công tác chuẩn bị năm học mới là không để xảy ra lạm thu và gây khó cho phụ huynh đầu năm học mới.