Quảng Nam thiếu gần 2.400 giáo viên năm học mới 2024-2025

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam đang thiếu 2.387 giáo viên, chủ yếu tại các huyện miền núi, gây khó khăn cho việc triển khai kế hoạch năm học mới 2024 -2025. Tỉnh Quảng Nam lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nguồn nhân lực tại chỗ, ban hành chính sách thu hút, tuyển dụng giáo viên lên vùng cao dạy học.

Trường Tiểu học Kim Đồng tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam có 634 học sinh, 23 lớp và 38 giáo viên. Hiện trường còn thiếu 14 giáo viên. Năm học mới này, Nhà trường hợp đồng với 14 giáo viên các môn Mỹ Thuật, Tin Học, Tiếng Anh… Tuy nhiên, đây chỉ là phương án “chữa cháy” khi nhiều giáo viên trong diện hợp đồng phải dạy trái môn, nhiều người có trình độ không đủ chuẩn theo quy định Bộ GD-ĐT nên nhà trường phải bồi dưỡng thêm chuyên môn.

Thầy giáo Nguyễn Văn Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My nêu thực trạng, nhiều trường hợp giáo viên hợp đồng, sau khi được nhà trường đào tạo bồi dưỡng chuyên môn vững vàng thì bỏ việc, chuyển công tác khiến nhà trường luôn trong tình trạng thiếu giáo viên.

"Hiện nhà trường đang rất thiếu giáo viên, trong khi lượng giáo viên vào đầu năm học mới thường biến động. Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong bố trí, phân công giáo viên mạng lưới trường lớp sao cho phù hợp. Thiếu giáo viên cũng khiến nhà trường gặp khó khăn trong công tác tập huấn chuyên môn trước năm học mới. Khi chúng tôi hợp đồng với một số lượng lớn giáo viên thì phải tổ chức tập huấn lại từ đầu. Ngoài ra, giáo viên mới phải có thời gian làm quen với trường lớp, điều kiện ở miền núi. Chúng tôi phải làm công tác tư tưởng cho họ vì phải đi rất xa để đến lớp”- thầy Phúc nói.

Huyện vùng cao Nam Trà My có 8 trường trung học cơ sở, 3 trường có cả 2 cấp tiểu học và trung học cơ sở và 10 trường mầm non, mẫu giáo với gần 10.000 học sinh. Toàn huyện có 877 biên chế giáo viên, còn thiếu gần 300 giáo viên.

Ông Nguyễn Đăng Thuận, Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trà My cho biết, việc tuyển dụng giáo viên tại huyện miền núi này gặp nhiều khó khăn do hệ thống trường lớp nằm phân tán ở các thôn, nóc xa xôi, giao thông cách trở, điều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế.

 “Hiện nay, tình trạng thiếu giáo viên đang ảnh hưởng lớn đến công tác dạy và học. Đối với giải pháp dùng giáo viên hợp đồng để lấp khoảng trống chỉ là giải pháp tình thế vì đội ngũ giáo viên hợp đồng không thể nào có đủ tâm huyết và trách nhiệm như giáo viên đã có biên chế được”- ông Thuận nói.

Để giải quyết khó khăn về thiếu giáo viên trước thềm năm học mới 2024 - 2025, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trà My kiến nghị UBND huyện tạm thời dừng chủ trương cho phép giáo viên công tác tại địa phương chuyển đến nơi khác, đồng thời có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút giáo viên từ đồng bằng đến huyện Nam Trà My công tác. Ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho rằng, để giáo viên miền núi không bỏ việc hoặc về xin chuyển công tác, cần có cơ chế đặc thù trong công tác tuyển dụng đối với người địa phương.

“Huyện có kế hoạch tổ chức thi tuyển giáo viên để đảm bảo nguồn nhân lực. Chúng tôi nhiều lần kiến nghị tỉnh Quảng Nam và Bộ GD-ĐT nên có chế độ chính sách phù hợp đối với cán bộ miền núi, đặc biệt là đối với giáo viên đang công tác tại miền núi”- ông Phước nói.

Những năm qua, các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã nhiều lần tổ chức tuyển dụng giáo viên và "đỏ mắt" tìm giáo viên hợp đồng nhưng vẫn chưa thể lấp đầy khoảng trống thiếu hụt. Mỗi năm có khoảng 60% học sinh miền núi tại tỉnh Quảng Nam thi đậu vào ngành Sư phạm. Tuy nhiên, khi ra trường, các sinh viên này không được xét tuyển mà phải thi tuyển. Với các sinh viên miền núi việc thi tuyển cạnh tranh rất khó khăn, vì vậy nhiều sinh viên miền núi ra trường phải làm trái ngành, trong khi giáo dục miền núi lại rất cần giáo viên người tại chỗ.

Khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam cũng đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên. Năm 2024, toàn tỉnh được giao 23.741 biên chế giáo viên nhưng đến nay mới sử dụng 21.354 biên chế, còn 2.387 biên chế chưa sử dụng, tập trung ở khối mầm non, tiểu học.

Ông Thái Viết Tường, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết, trước đây, từng có nhiều giáo viên trẻ xung phong lên các thôn nóc, bảng làng xa xôi ở miền núi để dạy học.  Ông Thái Viết Tường cho rằng, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nguồn nhân lực tại chỗ:

 “Ngành Giáo dục sẽ tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên cho phù hợp, cả khu vực đồng bằng và miền núi. Đối với khu vực miền núi, vừa qua chúng tôi đã tổ chức thi tuyển đối với nguồn nhân lực tại chỗ để tăng dần số lượng giáo viên là người địa phương. Điều này giúp hạn chế việc luân chuyển giáo viên từ đồng bằng lên miền núi. Ngoài ra, ngành Giáo dục sẽ tận dụng các cơ chế chính sách đối với khu vực miền núi, biên giới, các chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để hỗ trợ cho ngành giáo dục và các trường nằm trong khu vực này”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tỉnh miền núi Cao Bằng nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp
Tỉnh miền núi Cao Bằng nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp

VOV.VN - Ngành Giáo dục tỉnh Cao Bằng đang thiếu hơn 430 giáo viên, riêng cấp tiểu học thiếu tới 170 biên chế. Để nâng cao chất lượng giáo dục, năm học vừa qua tỉnh Cao Bằng đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên môn tiếng Anh ở địa bàn vùng sâu, vùng xa.

Tỉnh miền núi Cao Bằng nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp

Tỉnh miền núi Cao Bằng nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp

VOV.VN - Ngành Giáo dục tỉnh Cao Bằng đang thiếu hơn 430 giáo viên, riêng cấp tiểu học thiếu tới 170 biên chế. Để nâng cao chất lượng giáo dục, năm học vừa qua tỉnh Cao Bằng đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên môn tiếng Anh ở địa bàn vùng sâu, vùng xa.

Hạ chuẩn, có giải quyết tình trạng thiếu giáo viên?
Hạ chuẩn, có giải quyết tình trạng thiếu giáo viên?

VOV.VN - Trước tình trạng thiếu giáo viên cục bộ xảy ra ở nhiều địa phương, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất cho phép những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục.

Hạ chuẩn, có giải quyết tình trạng thiếu giáo viên?

Hạ chuẩn, có giải quyết tình trạng thiếu giáo viên?

VOV.VN - Trước tình trạng thiếu giáo viên cục bộ xảy ra ở nhiều địa phương, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất cho phép những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục.

Học sinh lựa chọn môn KHXH tăng: Thừa, thiếu giáo viên sẽ trầm trọng hơn
Học sinh lựa chọn môn KHXH tăng: Thừa, thiếu giáo viên sẽ trầm trọng hơn

VOV.VN - Sau 2 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp trung học phổ thông, một số địa phương cho biết, tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở một số môn học có thể sẽ tăng do xu hướng học sinh lựa chọn môn khoa học xã hội nhiều hơn so với nhóm môn khoa học tự nhiên.

Học sinh lựa chọn môn KHXH tăng: Thừa, thiếu giáo viên sẽ trầm trọng hơn

Học sinh lựa chọn môn KHXH tăng: Thừa, thiếu giáo viên sẽ trầm trọng hơn

VOV.VN - Sau 2 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp trung học phổ thông, một số địa phương cho biết, tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở một số môn học có thể sẽ tăng do xu hướng học sinh lựa chọn môn khoa học xã hội nhiều hơn so với nhóm môn khoa học tự nhiên.