WB hỗ trợ mua sự phát thải khi CO2 tại các tỉnh Bắc Trung Bộ

VOV.VN - Mỗi tấn hấp thụ cacbon ở vùng rừng Bắc Trung Bộ được bán thông qua Ngân hàng thế giới thu được 5 USD. 

Vừa qua, Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) ở Việt Nam giai đoạn 2” thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội thảo hoàn thiện Cơ chế phản hồi và giải quyết khiếu nại thuộc Đề án Giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2025.

Thảo luận tại Hội thảo hoàn thiện Cơ chế phản hồi và giải quyết khiếu nại thuộc Đề án Giảm phát thải và Chuyển quyền Giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ.

Đề án Giảm phát thải và Chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018- 2025 là Chương trình giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cấp vùng đầu tiên ở Việt Nam, được triển khai tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Đây là khu vực có hơn 10 triệu người sinh sống, tổng diện tích đất tự nhiên 5,1 triệu héc ta, độ che phủ rừng đạt 57%.

Đề án được xây dựng với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và tăng hấp thụ khoảng 32 triệu tấn CO2 (cacbon dioxit) quy đổi. Quỹ đối tác cacbon trong lâm nghiệp (FCPF)- Ngân hàng Thế giới đã cam kết chi trả cho các nỗ lực giảm phát thải sau khi thẩm định với kết quả thực hiện là 10,3 triệu tấn CO2 quy đổi, tương đương với 51,5 triệu USD. 

Trồng rừng giúp người dân tỉnh Quảng Trị có thu nhập cao, góp phần bảo vệ môi trường.

Như vậy, mỗi tấn hấp thụ cacbon ở vùng rừng Bắc Trung Bộ được bán thông qua Ngân hàng thế giới thu được 5 USD. Việc mua bán sự phát thải khí CO2, được thực hiện thông qua tín chỉ. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý và bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2 hoặc tín chỉ cacbon. Việc bán tín chỉ này tại thị trường cacbon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính hoặc nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng.

Ông Nguyễn Việt Hưng, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Trung ương Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng ở Việt Nam cho biết, dự kiến tháng 6 năm nay, Việt Nam và Ngân hàng Thế giới sẽ ký kết Hợp đồng chi trả Giảm phát thải để thực hiện Đề án Giảm phát thải và Chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2025.

“Khi được quốc tế hỗ trợ 50 triệu USD để thực hiện thí điểm chương trình này trong giai đoạn tới thì dự án phải chuẩn bị các hoạt động sẵn sàng ví dụ như hỗ trợ Chính phủ ra những chính sách có liên quan đến quyền giảm phát thải, sau này sẽ tiến hành bán lượng cacbon tức là sự hấp thụ cacbon trong 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Để làm được việc đó chúng ta phải duy trì, bảo vệ và phát triển tốt diện tích rừng hiện có”, ông Hưng nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính
Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính

VOV.VN - Đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2010.

Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính

Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính

VOV.VN - Đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2010.

Việt Nam cần làm gì để thực hiện cam kết cắt giảm 9% khí nhà kính?
Việt Nam cần làm gì để thực hiện cam kết cắt giảm 9% khí nhà kính?

VOV.VN -  Việt Nam, thông qua bản cập nhật NDC, cần thể hiện cam kết và hành động vì khí hậu tham vọng hơn, để hiện thực hóa cam kết cắt giảm 9% khí nhà kính.

Việt Nam cần làm gì để thực hiện cam kết cắt giảm 9% khí nhà kính?

Việt Nam cần làm gì để thực hiện cam kết cắt giảm 9% khí nhà kính?

VOV.VN -  Việt Nam, thông qua bản cập nhật NDC, cần thể hiện cam kết và hành động vì khí hậu tham vọng hơn, để hiện thực hóa cam kết cắt giảm 9% khí nhà kính.