Xăm trổ chưa chắc đã… “hổ báo”!

VOV.VN - Suốt từ 10 giờ sáng tới 5 giờ chiều, người khách nằm kiên nhẫn chịu đau để thợ xăm di từng đường nét

Để có một hình xăm trên cơ thể cũng lắm công phu!

Và 6-7 tiếng đồng hồ này mới chỉ là nửa công đoạn. Sau 2 tuần nữa, khi phần da đã lành, ổn định; thợ xăm sẽ tiếp tục hoàn thiện phần màu của hình xăm.

Tuấn- HDV du lịch chọn hình xăm con cá

Khách là Tuấn, chàng trai làm nghề hướng dẫn du lịch. Anh chọn hình xăm cá chép khá lớn ở mạng sườn. Khi mặc áo vào, không ai nhìn thấy hình xăm. Anh giải thích: “Khách của em là người nước ngoài nói tiếng Anh. Nếu người lớn tuổi thì không sao, đa phần họ dễ thông cảm. Nhưng nếu là nhóm trẻ em, thì phụ huynh sẽ… khó chấp nhận một hướng dẫn viên có hình xăm”.

Chốc chốc chàng trai trẻ lại suýt xoa vì đau. “Ban đầu em không hình dung ra làm hình ở cạnh sườn lại đau đến thế”. Nhưng thợ xăm khuyên không dùng thuốc tê với hình xăm to. Vì khi xăm mà bôi tê, nước mô bí lại ở trong da, mực xăm không vào được tốt, và da bị tổn thương nhiều hơn, sẽ lâu lành hơn. Vì thế, người được xăm cần ráng chịu đau với những đường nét ban đầu, rồi dần sẽ quen với cảm giác rát ở da, sẽ bớt khó chịu đi.

Ai đi xăm hình?

Nguyễn Ngọc Anh (tên thường gọi là Na Bia), cô thợ xăm 27 tuổi, cũng là chủ tiệm xăm trên đường Tôn Thất Tùng (Hà Nội) cho biết: khách đến đây phần đông là dân trí thức, văn phòng. Họ đến xăm hình vì nhiều lý do: xăm để che sẹo trên cơ thể; xăm để thể hiện một quan điểm, suy nghĩ, lý tưởng sống của mình; hoặc đơn giản vì thích có một hình xăm đẹp trên người.

Nếu trước kia, nhìn hình xăm, người ta liên tưởng ngay đến những tay anh chị, “đầu gấu”, thì nay điều này không còn đúng. Tuy nhiên, dù thích có hình xăm, nhiều khách đi xăm được hỏi vẫn cho biết họ sẽ giấu không để cho tất cả mọi người (nhất là sếp hoặc khách hàng) thấy hình xăm của mình.

Có một nữ luật sư, khách hàng của Na, rất mê hình xăm và có khá nhiều hình trên người nhưng luôn là những chỗ không để lộ khi mặc trang phục công sở.

Trong khi nhiều phụ nữ không dám đi xăm hình vì ngại chồng không vừa ý, thì vẫn thường xuyên có những ông chồng đưa vợ tới xăm hình và còn ngồi bên vỗ về an ủi khi thấy vợ bị đau.

Người chồng đưa vợ đi xăm hình

Phụ nữ thường chọn những hình nhỏ, xăm ở vai, gáy, bụng, sườn, thắt lưng, cổ chân, cổ tay... Nhiều bạn gái trẻ chọn xăm hình nhỏ ở bắp tay gần vai để che vết sẹo tiêm chủng hồi bé hay ở bắp chân để che vết bỏng pô xe máy. Đàn ông thường chọn hình xăm lớn ở vai, cánh tay, lưng…

Người thích hình xăm mà không muốn quá lộ thì chọn hình xăm màu mực trắng như sữa.

Khi có hình xăm hỏng, mờ hay không còn phù hợp, người ta thường đi xoá. Nhưng xoá xăm thì chi phí cao hơn và đau hơn xăm, nên sửa hình hay đè hình xăm cũng là cách được nhiều người lựa chọn.


Xóa vết sẹo bỏng ở chân

Na cho biết, không phải chỉ có những người trẻ mà khá nhiều người lớn tuổi cũng đến xăm hình. Người trung niên (40-50 tuổi), cả nam và nữ, chiếm một lượng khách nhất định. Khách hàng lớn tuổi nhất từng đến xăm là một cụ già 70 tuổi, được con trai đưa đến, xăm hình hoa sen và chữ “gia đình”.
Xóa hình xăm cũ

Những hình xăm nhỏ: hoa, bướm, chữ, họa tiết… thường được cô làm khá nhanh chỉ trong khoảng 15-30 phút. Hình xăm phức tạp thì lâu hơn. Một phụ nữ trung niên đến đặt xăm hình dây hoa hồng nhỏ che vết sẹo mổ ở bụng, được dự kiến làm trong gần 3 giờ đồng hồ. Những hình xăm lớn thì phải chia làm thành nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 tuần.

Một trong những hình xăm được cho là tương đối khó với những thợ mới là mã vạch. Xăm mã vạch tưởng đơn giản nhưng hóa ra cực kỳ công phu. Da người có độ đàn hồi, làm sao để di được các nét vạch thẳng, cách đều nhau, đòi hỏi thợ phải có tay nghề khá.  


Hình xăm công phu như thế này phải mất nhiều giờ

Hình xăm kín đáo ở sau tai



Nhiều người thích hình xăm chữ, hoặc chân dung

Bỏ đại học để chọn nghề theo sở thích
Na học Đại học Văn hóa, khoa Du lịch, đến năm thứ 2 thì bỏ lửng, vì thấy mình không ưa thích, không hợp với ngành được đào tạo. Cô cũng thử làm nhiều công việc, như buôn bán kinh doanh, cho đến khi đi tìm ra công việc phù hợp với mình: thợ xăm hình.

Na học nghề xăm và làm việc ở một cơ sở trên phố Trần Đại Nghĩa (Hà Nội). Sau khi lấy chồng, sinh con, thì cô làm việc luôn tại nhà để tiện chăm sóc con nhỏ.

Na là bà mẹ trẻ dịu dàng

Công việc không nhẹ nhàng, công cụ xăm là chiếc máy khá nặng và rung. Phải ngồi một tư thế trong nhiều giờ. “Làm nghề này hay bị đau lưng, mỏi mắt. Nhưng em thích. Ngày nào không động đến máy xăm sẽ thấy… bứt rứt”. Lợi thế của thợ xăm nữ là xăm những hình hoa văn có vẻ mềm mại hơn, và làm cho khách nữ thấy thoải mái, đỡ ngại ngần hơn. Cho nên khách tìm đến với Na khá đông, chủ yếu do mọi người mách nhau.

Na tâm sự: “Rất nhiều người cho rằng xăm trổ là xấu, nhưng phải làm xăm, phải nghe những tâm sự của khách hàng mới thấy trong nhiều tình huống, hình xăm thực sự có ý nghĩa. Em đã từng xăm cho một chị khách bị bỏng kín cả chân từ bé và chị ấy chưa bao giờ dám tự tin mặc váy ngắn. Nhưng bây giờ khi xăm xong thì hoàn toàn không còn tự ti nữa, chị ấy thấy yêu bản thân nhiều hơn…

Vết sẹo lớn ở chân biến mất. Giờ thì chị ấy tự tin hơn nhiều

Trường hợp khác: một chị khách tâm sự chị ấy buồn vì có vết sẹo, khi chồng chị vô tình sờ vào sẹo và rụt tay lại, chị ấy cảm thấy suy sụp, thấy cuộc sống hôn nhân như chỉ vì trách nhiệm. Hình xăm che vết sẹo, và còn làm đẹp, xóa đi mặc cảm của chị.

Một anh khách bị hói ở mái và đi đâu cũng phải đội mũ, sau khi xăm tóc xong thì anh ấy mừng quá: “Không biết mẹ anh có nhận ra anh không?"...

Xăm... chân tóc cho người hói đầu

Càng làm, càng gặp và nghe nhiều chuyện, em càng thấy công việc của mình có ý nghĩa hơn. Sự hài lòng, sự tin tưởng, những lời cảm ơn, lời khen của khách... làm em càng có động lực phấn đấu và cảm thấy yêu nghề hơn”.


Na xăm cho một khách nữ

Chồng của Na – Linh, phủ kín hình xăm khắp tay chân, cổ… nhưng trông vẫn rất hiền. Na kể, khi mới vào nghề, muốn “lên tay” thì phải thực hành. Mà phải có ai đó “hy sinh” cho việc ấy… Thế nên, những hình xăm kín trên người Linh, chân tay Linh đều do Na làm rồi sau này sửa lại. Những hình xăm của Na cũng do các bạn đồng nghiệp xăm. Ban đầu, cha mẹ nhìn thấy cũng không hài lòng. Nhưng nhìn lâu cũng quen, và tiếp xúc với khách đến xăm thấy toàn người… tử tế, ông bà cũng thấy bình thường.

Na luôn bận khách. Linh giúp Na tiếp khách và tư vấn cho khách. Điều này cũng cần phải rất chuyên nghiệp, để làm sao chọn được hình đẹp và phù hợp với phong cách của khách. Linh cũng lên mạng, tìm những kiến thức hay trong nghề để tải về cho vợ cùng xem và học hỏi.


Na và chồng, con trai

Na hạnh phúc với gia đình, công việc và sự lựa chọn của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Chọn nghề thầy thuốc để cứu người, giúp đời”
"Chọn nghề thầy thuốc để cứu người, giúp đời”

VOV.VN - Dù biết chặng đường học tập còn nhiều thử thách, nhưng các “bác sĩ” trong tương lai vẫn luôn tự hào về lựa chọn nghề của mình.

"Chọn nghề thầy thuốc để cứu người, giúp đời”

"Chọn nghề thầy thuốc để cứu người, giúp đời”

VOV.VN - Dù biết chặng đường học tập còn nhiều thử thách, nhưng các “bác sĩ” trong tương lai vẫn luôn tự hào về lựa chọn nghề của mình.

Tôi yêu nghề phát thanh!
Tôi yêu nghề phát thanh!

VOV.VN - Điểm yếu của phát thanh là không có hình ảnh? Nhưng điểm mạnh của phát thanh cũng chính là không có hình ảnh!

Tôi yêu nghề phát thanh!

Tôi yêu nghề phát thanh!

VOV.VN - Điểm yếu của phát thanh là không có hình ảnh? Nhưng điểm mạnh của phát thanh cũng chính là không có hình ảnh!

Loay hoay chọn nghề
Loay hoay chọn nghề

Sự hiểu biết về các nghề nghiệp trong xã hội của phần lớn học sinh còn hạn chế. Các em thường chọn nghề theo trào lưu, theo cảm tính mà không căn cứ vào các yếu tố quan trọng như năng lực bản thân, tính cách, sở trường...

Loay hoay chọn nghề

Loay hoay chọn nghề

Sự hiểu biết về các nghề nghiệp trong xã hội của phần lớn học sinh còn hạn chế. Các em thường chọn nghề theo trào lưu, theo cảm tính mà không căn cứ vào các yếu tố quan trọng như năng lực bản thân, tính cách, sở trường...

Giúp bạn trẻ chọn nghề
Giúp bạn trẻ chọn nghề

Học sinh lớp 12 hiện đang đứng trước sự lựa chọn hướng đi trong tương lai của mình: Thi vào trường nào? Học nghề gì?

Giúp bạn trẻ chọn nghề

Giúp bạn trẻ chọn nghề

Học sinh lớp 12 hiện đang đứng trước sự lựa chọn hướng đi trong tương lai của mình: Thi vào trường nào? Học nghề gì?

Kỳ thi THPT 2015 sẽ giúp thí sinh chọn nghề phù hợp
Kỳ thi THPT 2015 sẽ giúp thí sinh chọn nghề phù hợp

VOV.VN -Những đổi mới của kỳ thi THPT quốc gia đều theo hướng nhẹ nhàng, thuận lợi, tạo cho các em nhiều cơ hội chọn trường, chọn ngành nghề phù hợp.

Kỳ thi THPT 2015 sẽ giúp thí sinh chọn nghề phù hợp

Kỳ thi THPT 2015 sẽ giúp thí sinh chọn nghề phù hợp

VOV.VN -Những đổi mới của kỳ thi THPT quốc gia đều theo hướng nhẹ nhàng, thuận lợi, tạo cho các em nhiều cơ hội chọn trường, chọn ngành nghề phù hợp.