Xử nghiêm việc lợi dụng nhà báo làm khó địa phương, doanh nghiệp

VOV.VN - Một bộ phận phóng viên xa rời tôn chỉ, mục đích hoạt động của cơ quan báo chí, sách nhiễu, gây khó dễ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh chung của những người làm báo.

Hiện cả nước có hơn 900 cơ quan báo chí các loại với hơn 40.000 người đang công tác trong lĩnh vực báo chí, hơn 17.161 người được cấp thẻ nhà báo. Trong nhiều thập kỷ qua, báo chí cách mạng Việt Nam luôn khẳng định vai trò tiên phong, là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân.

Tuy nhiên cũng cần thẳng thắn thừa nhận vẫn có một bộ phận phóng viên, nhà báo xa rời tôn chỉ, mục đích hoạt động của cơ quan báo chí, sách nhiễu, gây khó dễ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh chung của những người làm báo.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam đang diễn ra, vấn đề đạo đức nhà báo được đặc biệt quan tâm.

Trao đổi với VOV.VN về vấn đề này, nhà báo Nguyễn Xuân Hồng, Tổng Thư ký tòa soạn Báo Điện tử Chính phủ cho rằng, phóng viên, nhà báo vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp là vấn đề nhức nhối tồn tại từ nhiều năm nay. Mỗi phóng viên, nhà báo không chỉ mang tư cách cá nhân mà còn đại diện cho chính cơ quan báo chí đang công tác, bởi vậy, mỗi hành động, việc làm của phóng viên đều ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của tập thể. Để khắc phục tình trạng này, ông Nguyễn Xuân Hồng cho rằng, trước hết bản thân mỗi nhà báo cần tự tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tuân theo quy định, chuẩn mực của người làm báo.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Xuân Hồng cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến không ít phóng viên mắc sai lầm, vi phạm đạo đức người làm báo bắt nguồn từ kinh tế báo chí.

“Chúng ta chưa rạch ròi chuyện làm nhiệm vụ chính trị và làm kinh tế của báo chí. Phải nói thẳng rằng hiện có nhiều tờ báo, tạp chí được mở ra nhưng không có nguồn thu, chính tòa soạn cũng đang gây sức ép cho phóng viên, buộc họ phải lo nguồn thu bằng cách kiếm hợp đồng quảng cáo, tìm doanh nghiệp. Những chuyện phóng viên "đếm tầng", "đánh đấm" doanh nghiệp một phần nguyên nhân đến từ chính áp lực của tòa soạn khiến họ “đói ăn vụng, túng làm liều”. Để giải quyết bài toán này, cần rạch ròi vấn đề kinh tế báo chí, trong chừng mực nào báo chí được làm kinh tế. Hiện nay một số báo lớn, đông độc giả cũng đang hướng tới thu phí từ người đọc tin tức. Đây cũng là cách để báo chí tăng doanh thu, đảm bảo được yếu tố kinh tế hiệu quả”, ông Hồng cho biết.

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, để thực hiện được điều này, trước hết, bản thân các tờ báo cần tự khẳng định giá trị, vai trò của mình, mỗi nhà báo, phóng viên cũng cần nâng cao sức nặng, tính hấp dẫn của các bài viết để thu hút độc giả, từ đó tạo ra các giá trị kinh tế cho tòa báo.

Ông Nguyễn Quang Hải, Tổng Biên tập Tạp chí Dân tộc cũng cho rằng, việc quy hoạch mạng lưới báo chí được thực hiện trong thời gian qua là hướng đi đúng, phù hợp với điều kiện thực tế. Song vẫn có nhiều cơ quan báo chí chưa quyết liệt thực hiện tôn chỉ mục đích mới sau khi chuyển đổi. 

“Trong khi báo là cơ quan ngôn luận, thông tin mọi sự kiện chính trị diễn ra hàng giờ, hàng ngày, thì tạp chí lại mang tính chuyên sâu, xuất bản theo tuần hoặc theo tháng. Khi chuyển sang tạp chí, hơn ai hết, người đứng đầu các cơ quan này cần nhận thức và thực hiện rõ tôn chỉ mục đích. Tuy nhiên quá trình này vẫn chưa được thực hiện tốt, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nhiều người dùng thẻ nhà báo, thẻ hội viên hội nhà báo đến các cơ sở, doanh nghiệp, thậm chí xuống từng xã phường, thị trấn để gây khó dễ vì những mục đích kinh tế, thường được gọi là "phóng viên IS”.

Theo ông Hải, hiện nay nhiều cơ quan báo chí phải tự chủ tài chính, dẫn đến áp lực kiếm tiền bằng mọi giá. Các tạp chí cũng đi sâu thực hiện các bài điều tra, phản ánh các vấn đề tiêu cực, nhưng lại không phản biện với tinh thần xây dựng mà nhằm những mục đích riêng.

Tổng Biên tập Tạp chí Dân tộc hy vọng trong thời gian tới, Hội Nhà báo khóa mới sẽ có những biện pháp mạnh hơn nữa, xử lý nghiêm các đối tượng làm trái pháp luật, vi phạm đạo đức người làm báo.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Bá Kiên, Tổng Biên tập Báo Giao thông cũng chỉ ra thực trạng rằng, hiện nay, báo chí phải cạnh tranh rất mạnh mẽ với mạng xã hội – đối tượng chiếm mất phần lớn thị phần quảng cáo của cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí truyền thống cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.

“Hiện nay phần lớn các cơ quan báo chí đã tự chủ, và vẫn có một phần các cơ quan báo được Nhà nước bao cấp. Trong Đại hội Nhà báo khóa 2021-2025 có nhắc đến vấn đề tăng cường sự đặt hàng của Nhà nước với các cơ quan báo chí. Nhưng việc đặt hàng này mới chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong doanh thu và chi phí của một tòa soạn. Hầu hết các cơ quan báo chí phải tự mình nỗ lực để có nguồn thu, kinh phí hoạt động. Thực tế cho thấy những tờ báo điện tử biết cách đổi mới và có truyền thống vẫn đang có lãi, điều đó chứng tỏ báo chí vẫn có cơ hội phát triển. Nhưng cũng cần nói đến chuyện kiếm tiền và đạo đức nhà báo. Nếu các tòa soạn không xây dựng được hoạt động theo đúng nghĩa làm báo, mà đi khoán doanh thu, định mức cho phóng viên sẽ rất dễ làm méo mó hoạt động báo chí”, ông Nguyễn Bá Kiên nhận định.

Từ kinh nghiệm thực tế tại tòa soạn, Tổng Biên tập Báo Giao thông cho rằng, để báo chí sống tốt, trước tiên cần làm nội dung tốt và không ngừng đổi mới, nếu chỉ làm báo theo cách truyền thống, các tòa soạn báo có quy mô nhỏ sẽ rất khó tồn tại và phát triển.

“Tại Báo Giao thông, chúng tôi đã xây dựng tòa soạn theo hướng lấy nội dung báo chí làm trụ cột để phát triển các dịch vụ khác và vẫn đảm bảo được nguồn thu. Nếu chỉ duy trì hoạt động báo chí truyền thống, doanh thu bán báo giấy thì nhiều tòa soạn sẽ rất khó khăn. Tôi cho rằng báo chí có thể phát triển các dịch vụ mà luật không cấm”, ông Nguyễn Bá Kiên nói.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Vấn đề khá bức xúc, tạo ra nhiều lo lắng là đạo đức nhà báo

VOV.VN - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: "Vấn đề khá bức xúc, tạo ra nhiều lo lắng là đạo đức nhà báo. Trong thời gian tới, hướng đi của Hội Nhà báo sẽ là xây dựng đội ngũ hiện đại, nhân văn, có tính chiến đấu, tính phản biện, nhưng đương nhiên trọng tâm vẫn là nâng cao đạo đức nhà báo".

Ông Nguyễn Bá Kiên cho rằng, ngoại trừ các báo tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM thì nhiều báo địa phương khác sẽ rất chật vật khi phải tự chủ tài chính. Báo chí là đơn vị truyền thông các chính sách, đường lối, các vấn đề kinh tế xã hội của từng địa phương, nếu không được quan tâm đúng mức sẽ rất khó tồn tại và phát triển, nhiều tòa soạn báo có thể đẩy phóng viên vào rủi ro vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Do đó, các địa phương cũng cần có cơ chế riêng, rõ ràng cho báo chí.

“Tôi cho rằng với những tờ báo Đảng ở địa phương vẫn phải được bao cấp ở góc độ nào đó, nếu không bao cấp về kinh phí trực tiếp để hoạt động thì cần bao cấp dưới góc độ phát hành để đảm bảo họ đủ sống và thực hiện nhiệm vụ tuyên tuyền”, ông Kiên nêu ý kiến./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Vấn đề khá bức xúc, tạo ra nhiều lo lắng là đạo đức nhà báo
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Vấn đề khá bức xúc, tạo ra nhiều lo lắng là đạo đức nhà báo

VOV.VN - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: "Vấn đề khá bức xúc, tạo ra nhiều lo lắng là đạo đức nhà báo. Trong thời gian tới, hướng đi của Hội Nhà báo sẽ là xây dựng đội ngũ hiện đại, nhân văn, có tính chiến đấu, tính phản biện, nhưng đương nhiên trọng tâm vẫn là nâng cao đạo đức nhà báo".

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Vấn đề khá bức xúc, tạo ra nhiều lo lắng là đạo đức nhà báo

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Vấn đề khá bức xúc, tạo ra nhiều lo lắng là đạo đức nhà báo

VOV.VN - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: "Vấn đề khá bức xúc, tạo ra nhiều lo lắng là đạo đức nhà báo. Trong thời gian tới, hướng đi của Hội Nhà báo sẽ là xây dựng đội ngũ hiện đại, nhân văn, có tính chiến đấu, tính phản biện, nhưng đương nhiên trọng tâm vẫn là nâng cao đạo đức nhà báo".

52 người trúng cử Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI
52 người trúng cử Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI

VOV.VN - Từ 63 ứng viên, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam đã bầu 52 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khoá XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

52 người trúng cử Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI

52 người trúng cử Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI

VOV.VN - Từ 63 ứng viên, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam đã bầu 52 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khoá XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương lên tiếng vụ phóng viên bị đe dọa hành hung
Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương lên tiếng vụ phóng viên bị đe dọa hành hung

VOV.VN - Liên quan vụ phóng viên bị một số đối tượng đe dọa, hành hung trong phiên tòa xét xử một đối tượng phạm tội "cưỡng đoạt tài sản" của bà Nguyễn Phương Hằng, chiều 30/12, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Bình Dương có công văn gửi UBND tỉnh này đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, xử lý.

Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương lên tiếng vụ phóng viên bị đe dọa hành hung

Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương lên tiếng vụ phóng viên bị đe dọa hành hung

VOV.VN - Liên quan vụ phóng viên bị một số đối tượng đe dọa, hành hung trong phiên tòa xét xử một đối tượng phạm tội "cưỡng đoạt tài sản" của bà Nguyễn Phương Hằng, chiều 30/12, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Bình Dương có công văn gửi UBND tỉnh này đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, xử lý.