Xuân về trên cánh đồng lúa nước Pi Nao

VOV.VN - Từ những vùng sình lầy bỏ hoang, bà con M’nông ở bon Pi Nao đã cải tạo thành cánh đồng lúa nước cho năng suất cao, chấm dứt tình trạng đói giáp hạt.

Với vụ mùa bội thu năm ngoái, bà con đã gieo sạ xong vụ đông xuân đúng thời vụ để kịp đón Tết nguyên đán Kỷ Hợi.

Nhìn cánh đồng của bon Pi Nao xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông được phủ màu mạ non mơn mởn, ít ai biết được rằng đó là cả một quá trình chuyển đổi cây trồng của bà con người M’nông. Từ xưa bà con chỉ biết phát, đốt thực bì rồi trỉa lúa rẫy. Mùa màng của bà con chủ yếu dựa vào nước trời năm được năm mất khiến đời sống gặp nhiều khó khăn, thường xuyên thiếu đói vào dịp giáp hạt.

Một góc cánh đồng lúa nước bon Pi Nao người dân vừa gieo sạ xong.

Để giúp bà con bon Pi Nao ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói giảm nghèo, năm 2009 Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông đã vận động bà con khai hoang diện tích sình lấy bỏ hoang. Lực lượng thanh niên được huy động từ nhiều cơ quan, đơn vị đến giúp bon Pi Nao khai hoang.

Sức máy cộng với sức người chỉ trong một thời gian ngắn các tảng đá, gốc cây đã được dọn sạch. Cánh đồng hơn 8 ha màu mỡ đã được chia đều cho bà con trong bon canh tác lúa nước.

Anh Y Cương ở bon Pi Nao cho biết, nhờ có lúa nước, gia đình không sợ đói, tập trung chăm sóc vườn điều và cà phê nên đã thoát nghèo, Tết này vui hơn hẳn. “Từ ngày làm lúa nước gia đình không còn phải lo thiếu gạo ăn. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước gia đình đã trồng xen canh được hơn 2 ha cà phê và điều. Vụ vừa rồi thu hoạch điều và cà phê chũng cho gia đình thu nhập gần 30 triệu đồng. Từ tiền tích góp gia đình mua thêm ba con bò để chăn nuôi. Năm mới 2019 mình cố gắng chăm sóc lúa, vườn cà phê, nuôi bò cho nó sinh sản để kinh tế ngày càng phát triển”.

Trước đây cứ đến mùa giáp hạt, gia đình anh Y Mam thường vào rừng hái măng, rau rừng, đi mót thêm củ mì để chống đói. Từ ngày tham gia khai hoang, làm thêm lúa nước gia đình không còn lo lắng về lương thực. Không chỉ đảm bảo lương thực cho gia đình, số lúa dư anh Y Mam còn dùng để chăn nuôi heo, gà phát triển kinh tế. Anh Y Mam mong muốn sang năm mới 2019, Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ máy móc giúp bà con khai hoang thêm diện tích ruộng lúa để cấp cho người dân.

“Cảm ơn Đảng, Nhà nước đầu tư cho bà con trong bon làm lúa nước 10 năm nay, nhờ có đồng lúa mà bà con không còn hộ đói nữa. Hiện trong bon ngày cành có thêm nhiều hộ mới nên bà con bon Pi Nao mong muốn Đảng, Nhà nước hỗ trợ giúp bà con khai hoang thêm cánh đồng lúa mới gần đó chia cho bà con để phát triển kinh tế. Để bon không còn hộ đói, hộ nghèo nữa”, anh Y Mam nói.

Thấy hiệu quả cây lúa nước, năm ngoái, các hộ dân trong bon Pi Nao tiếp tục khai hoang để mở rộng thêm diện tích lên gần 14ha. Cùng với đó, hệ thống thủy lợi được xây dựng, vừa có tác dụng tiêu úng về mùa mưa, cung cấp nước tưới về mùa khô. Đường bê tông cũng được mở rộng ra tận chân ruộng, tạo việc đi lại và vận chuyển nông sản rất thuận tiện.

Ông Điểu K Bang-Trưởng bon Pi Nao cho biết, bà con trong bon ai cũng được chia ruộng; tùy vào số nhân khẩu trong mỗi gia đình. Bà con không chỉ được cấp giống lúa mới, còn được cán bộ của phòng Nông nghiệp trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật canh tác nên lúa đạt năng suất cao.

Trưởng bon Pi Nao cho biết: “Lúc trước  bà con chưa có kinh nghiệm, chưa biết cách làm ruộng thì năng suất thấp, 1 sào đươc khoảng 3 đến 4 tạ. Sau đó được cán bộ hướng dẫn thêm, áp dụng khoa học kĩ thuật, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên năng suất cũng tăng, như vụ đông xuân 2017-2018 vừa rồi tăng lên 5-7 tấn/ha. Bà con bây giờ càng ngày càng biết áp dụng khoa học trong sản xuất nên năng suất cũng cao”.

Ông Phạm Quốc Vượng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông là người có ý tưởng khai hoang cánh đồng này cho biết, việc trồng lúa nước đối với người M’nông ở bon Pi Nao là bước đột phá quan trọng. Sống gắn bó với vùng đất này hơn 35 năm, ông Vượng hiểu biết cơ bản lời ăn tiếng nói của người M’nông; cùng bà con lội xuống bùn sâu để khiêng từng hòn đá, đắp thành bờ ruộng giữ nước, hướng dẫn cách làm phẳng mặt ruộng rồi gieo sạ. Hàng năm, tỉnh đều hỗ trợ lúa giống, phân bón, cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật. Đến nay, người M’nông ở bon Pi Nao đã thành thạo với việc canh tác lúa nước đạt năng suất cao.

Ông Phạm Quốc Vượng khẳng định, cùng với lúa nước, bà con bon Pi Nao còn được hỗ trợ hàng chục nghìn cây giống cà phê để tái canh, trồng xen trong vườn điều, chắc chắn vài năm tới sẽ khá hơn nhiều.

Ông Vượng nói: “Về quan tâm đối với các bon, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn về cơ sở hạ tầng thiết yếu cơ bản 100% thôn, bon có điện, có đường, có trường, có trạm đầy đủ. Tuy nhiên quan tâm nhất trong chương trình xây dựng nông thôn mới vẫn là tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất. Định hướng của ngành nông nghiệp huyện Đắk R’lấp năm 2019 sẽ giải quyết hầu như bon nào cũng phải có cây trồng ngắn ngày, đặc biệt quan tâm đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ sẽ có lực lượng đến từng thôn, bon hướng dẫn cụ thể cho bà con chuyển đổi cơ cấu một số loại cây trồng phù hợp với trình độ canh tác của người đồng bào dân tộc thiểu số”.

Tây Nguyên đang mùa khô, nhưng cánh đồng bon Pi Nao, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông đã kịp xanh màu lá mạ. Dưới nắng xuân tươi, những ruộng lúa non dập dờn trong gió, thể hiện sống mãnh liệt, báo hiệu một vụ mùa bội thu. Người M’Nông ở bon Pi Nao, giờ đây không chỉ biết trồng lúa nước, mà còn đầu tư thâm canh, tăng năng suất. Năm mới, cánh đồng Pi Nao sẽ tiếp tục được mở rộng, nguồn lương thực sẽ dồi dào, bà con tiếp tục đầu tư thâm canh cà phê, hồ tiêu và cây điều để có thu nhập ổn định và phát triển hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuân về trên đặc khu kinh tế Vân Đồn
Xuân về trên đặc khu kinh tế Vân Đồn

VOV.VN - Với thế mạnh về giao thông gồm cả đường bộ, đường biển lẫn hàng không, Vân Đồn có cơ hội phát triển công nghiệp “không khói” và kinh tế biển.

Xuân về trên đặc khu kinh tế Vân Đồn

Xuân về trên đặc khu kinh tế Vân Đồn

VOV.VN - Với thế mạnh về giao thông gồm cả đường bộ, đường biển lẫn hàng không, Vân Đồn có cơ hội phát triển công nghiệp “không khói” và kinh tế biển.

Xuân về thưởng thức lộc rừng Tây Bắc
Xuân về thưởng thức lộc rừng Tây Bắc

VOV.VN -Trong tiết trời ấm áp, thời điểm này, đồng bào ở vùng cao Tây Bắc, nơi gần núi, gần rừng thường lên núi hái lộc rừng.

Xuân về thưởng thức lộc rừng Tây Bắc

Xuân về thưởng thức lộc rừng Tây Bắc

VOV.VN -Trong tiết trời ấm áp, thời điểm này, đồng bào ở vùng cao Tây Bắc, nơi gần núi, gần rừng thường lên núi hái lộc rừng.

Xuân về trên xã Nông thôn mới Ea Tar
Xuân về trên xã Nông thôn mới Ea Tar

VOV.VN - Năm nay, Ea Tar đón xuân với những con đường bê tông trải dài, những ngôi nhà khang trang, những vườn cà phê, hồ tiêu xanh mướt...

Xuân về trên xã Nông thôn mới Ea Tar

Xuân về trên xã Nông thôn mới Ea Tar

VOV.VN - Năm nay, Ea Tar đón xuân với những con đường bê tông trải dài, những ngôi nhà khang trang, những vườn cà phê, hồ tiêu xanh mướt...