Yên Bái nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn

VOV.VN - Hỗ trợ cho giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, giúp các em học sinh có thêm điều kiện, yên tâm cắp sách tới trường luôn được tỉnh Yên Bái quan tâm, đầu tư

Thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Yên Bái thời gian qua luôn quan tâm hỗ trợ cho giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, giúp các em học sinh có thêm điều kiện, yên tâm cắp sách tới trường.

Thôn Suối Dầm, xã An Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái hiện có hơn 90 hộ dân. Năm học này, thôn có hơn 100 học sinh tiểu học và trung học cơ sở theo học ở các trường bán trú dưới trung tâm xã.

Những năm gần đây, nhờ có chính sách của Nhà nước về hỗ trợ tiền ăn bán trú nên phụ huynh trong thôn rất vui mừng, phấn khởi cho con em đến trường đúng độ tuổi, vì thế vào đầu các năm học, thầy cô giáo không còn phải vất vả đến tận nhà vận động học sinh ra lớp như trước. Anh Mùa A Lử, người dân thôn Suối Dầm cho biết: "Gia đình luôn động viên các con học phải chăm ngoan, xa nhà phải nghe lời thầy cô giáo chăm. Bố mẹ cũng nhớ con nhưng rất phấn khởi, yên tâm vì các con được ăn uống đầy đủ, học tập tốt".

Anh Vàng A Cao, trưởng thôn Suối Dầm, xã An Lương, huyện Văn Chấn cho biết thêm: "Tỷ lệ học sinh ở đây ra trường bán trú là 100%. Chính sách của Nhà nước về chế độ bán trú hỗ trợ cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng cao như ở đây thì tôi thấy rất là hợp lí và nên duy trì".

Thầy Nguyễn Quang Diện, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học An Lương, huyện Văn Chấn chia sẻ, thực hiện Đề án “Sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp giai đoạn 2015-2020”, các điểm trường lẻ trên địa bàn đã được xóa bỏ, học sinh đều được về điểm trường chính để học tập. Hiện nhà trường có trên 500 học sinh, trong đó có trên 300 học sinh đang hưởng chế độ bán trú theo Nghị định 116 của Chính phủ. Theo đó, các em được ăn, nghỉ tập trung tại trường, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt. Mức ăn hàng ngày của các em là từ 32.000 đến 34.000 đồng, bao gồm 3 bữa: "Từ việc có đầy đủ chế độ chính sách, đảm bảo cuộc sống của các em thì việc duy trì sĩ số của các lớp tương đối đảm bảo. Các chế chính sách đó chính là điều kiện quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ trong công tác giáo dục để nâng cao chất lượng".

Theo thống kê của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái, sau khi thực hiện sắp xếp lại quy mô, mạng lưới trường lớp, toàn tỉnh hiện có 51 trường phổ thông dân tộc bán trú, 28 trường có học sinh bán trú với tổng số trên 17.600 học sinh bán trú được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Cùng với chính sách của Trung ương, tỉnh Yên Bái còn ban hành một số Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, tập trung vào các nội dung như: hỗ trợ tiền ăn trưa cho một số đối tượng, hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn, hỗ trợ kinh phí phục vụ việc quản lý học sinh bán trú…

Thầy giáo Lò Văn Liên, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Xà Hồ, huyện Trạm Tấu cho biết: Toàn trường có gần 720 học sinh được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định 116 của Chính phủ và 184 học sinh được hưởng chế độ theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Từ đây các em có đầy đủ điểu kiện để học tập, sinh hoạt: "Bữa ăn của các em đầy đủ hơn, tươm tất hơn và đảm bảo dinh dưỡng, từ đó duy trì được tỷ lệ chuyên cần, từ duy trì tỷ lệ chuyên cần thì các em được nâng cao về chất lượng học tập".

Sau nhiều năm triển khai các chính sách hỗ trợ, chất lượng giáo dục tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn Yên Bái đều có sự chuyển biến, đặc biệt ở cấp Tiểu học, số học sinh xếp loại môn tiếng Việt và môn Toán từ hoàn thành trở lên đạt trên 99%. Bà Hoàng Thị Phóng, Phó Chủ tịch HĐND huyện Văn Chấn cho biết: Qua giám sát có thể thấy các đơn vị nhà trường đã triển khai đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chính xác về đối tượng, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần, duy trì số lượng học sinh ra lớp, nâng cao chất lượng giáo dục: "Trước đây thì thấy việc đưa học sinh đến trường đến lớp rất khó khăn nhưng bây giờ qua các chính sách đã tác động đến các bậc phụ huynh học sinh và cả xã hội, đặc biệt là các em học sinh đã tích cực đến lớp hơn".

Những chính sách hỗ trợ cho học sinh vùng khó khăn của tỉnh Yên Bái thời gian qua đã góp phần giảm bớt gánh nặng kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho học sinh vùng cao được đến trường, giảm bớt khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa vùng khó khăn với vùng thuận lợi.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyện học ở vùng Càng mùa lũ
Chuyện học ở vùng Càng mùa lũ

VOV.VN - Ghe thuyền nhỏ vừa là phương tiện di chuyển vừa là công cụ mưu sinh của người dân vùng Càng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ở đây, nhà dân chỉ cách mặt sông chừng vài chục bước chân. Chuyện học của các em nơi này cũng chênh vênh giữa sóng nước mênh mông.

Chuyện học ở vùng Càng mùa lũ

Chuyện học ở vùng Càng mùa lũ

VOV.VN - Ghe thuyền nhỏ vừa là phương tiện di chuyển vừa là công cụ mưu sinh của người dân vùng Càng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ở đây, nhà dân chỉ cách mặt sông chừng vài chục bước chân. Chuyện học của các em nơi này cũng chênh vênh giữa sóng nước mênh mông.

Giáo viên luôn dành điều tốt đẹp nhất cho học trò vùng cao
Giáo viên luôn dành điều tốt đẹp nhất cho học trò vùng cao

VOV.VN - Thấy học trò đến lớp đầy đủ, được ăn no, mặc ấm, chăm ngoan học tập... là niềm vui giản dị, là món quà đặc biệt với những giáo viên vùng cao Sơn La. Và hơn cả, ngay trong tâm tư, nguyện vọng, các thầy, cô cũng luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho học trò.

Giáo viên luôn dành điều tốt đẹp nhất cho học trò vùng cao

Giáo viên luôn dành điều tốt đẹp nhất cho học trò vùng cao

VOV.VN - Thấy học trò đến lớp đầy đủ, được ăn no, mặc ấm, chăm ngoan học tập... là niềm vui giản dị, là món quà đặc biệt với những giáo viên vùng cao Sơn La. Và hơn cả, ngay trong tâm tư, nguyện vọng, các thầy, cô cũng luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho học trò.

Con chữ nơi đất nghèo Nậm Ban
Con chữ nơi đất nghèo Nậm Ban

VOV.VN - Vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, địa hình, thời tiết, các thầy, cô giáo ở nơi đất nghèo Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã bám bản, bám trường, bám lớp.

Con chữ nơi đất nghèo Nậm Ban

Con chữ nơi đất nghèo Nậm Ban

VOV.VN - Vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, địa hình, thời tiết, các thầy, cô giáo ở nơi đất nghèo Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã bám bản, bám trường, bám lớp.