Yêu cầu các Sở GD-ĐT rà soát hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài

VOV.VN - Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT về tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục

Bộ GD-ĐT cho biết, trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục là xu thế toàn cầu, Việt Nam luôn đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục, hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đã được triển khai trong nhiều năm qua, được quy định tại Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, được cụ thể hóa tại các nghị định của Chính phủ. Các cơ quan quản lý nhà nước đã tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế tham gia hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt được kết quả tích cực; tạo cơ hội học tập cho người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, nắm bắt tình hình tại một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người học, nguy cơ rủi ro cao.

Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo khi tham mưu, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ về thành lập, cho phép hoạt động của các cơ sở giáo dục; các chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài tại các cơ sở giáo dục phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trình tự thủ tục, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình, pháp nhân và các yếu tố liên quan khác theo quy định.

Yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai chương trình giáo dục tích hợp, liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo, quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài trên địa bàn, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trường hợp thực hiện không đúng quy định, phải xử lý kịp thời. Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm (nếu có).

Phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh, học viên; lưu ý cha mẹ học sinh, học viên tìm hiểu kỹ lưỡng về những lợi ích khi tham gia góp vốn đầu tư, cũng như các hình thức đóng học phí và những rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các cơ chế, hình thức đó.

Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 năm 2024
Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 năm 2024

VOV.VN - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hà Nội gồm 3 môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 năm 2024

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 năm 2024

VOV.VN - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hà Nội gồm 3 môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

Bạo lực học đường bao giờ chấm dứt khi phụ huynh là người tiếp tay?
Bạo lực học đường bao giờ chấm dứt khi phụ huynh là người tiếp tay?

VOV.VN - Không ít trường hợp để bênh vực con em mình khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè, phụ huynh đã thẳng tay “xử lý” giúp con em mình bằng chính hành động bạo lực, hoặc đồng tình, cổ xúy cho con dùng bạo lực để giải quyết. Điều này không chỉ làm tổn hại đến những trẻ khác mà còn vô tình "đầu độc" chính con em mình bằng lối ứng xử thiếu văn hóa, côn đồ.

Bạo lực học đường bao giờ chấm dứt khi phụ huynh là người tiếp tay?

Bạo lực học đường bao giờ chấm dứt khi phụ huynh là người tiếp tay?

VOV.VN - Không ít trường hợp để bênh vực con em mình khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè, phụ huynh đã thẳng tay “xử lý” giúp con em mình bằng chính hành động bạo lực, hoặc đồng tình, cổ xúy cho con dùng bạo lực để giải quyết. Điều này không chỉ làm tổn hại đến những trẻ khác mà còn vô tình "đầu độc" chính con em mình bằng lối ứng xử thiếu văn hóa, côn đồ.

Honda Việt Nam tăng cường vai trò quản lý, giáo dục ATGT trong các trường THPT
Honda Việt Nam tăng cường vai trò quản lý, giáo dục ATGT trong các trường THPT

VOV.VN - Mới đây, Công ty Honda Việt Nam (HVN) đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai tổ chức Hội thảo tăng cường vai trò quản lý, giáo dục an toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục trung học phổ thông thuộc 29 tỉnh/thành phố trên cả nước.

Honda Việt Nam tăng cường vai trò quản lý, giáo dục ATGT trong các trường THPT

Honda Việt Nam tăng cường vai trò quản lý, giáo dục ATGT trong các trường THPT

VOV.VN - Mới đây, Công ty Honda Việt Nam (HVN) đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai tổ chức Hội thảo tăng cường vai trò quản lý, giáo dục an toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục trung học phổ thông thuộc 29 tỉnh/thành phố trên cả nước.

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội có Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng mới
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội có Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng mới

VOV.VN - Chiều nay (26/3), Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã trao Quyết định điều động PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở KH&CN TP Hà Nội giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Thủ đô Hà Nội và quyết định công nhận TS. Đỗ Hồng Cường, Bí thư Đảng ủy giữ chức Hiệu trưởng nhà trường.

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội có Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng mới

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội có Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng mới

VOV.VN - Chiều nay (26/3), Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã trao Quyết định điều động PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở KH&CN TP Hà Nội giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Thủ đô Hà Nội và quyết định công nhận TS. Đỗ Hồng Cường, Bí thư Đảng ủy giữ chức Hiệu trưởng nhà trường.