Blog nhà Hến: Lại thêm tiếng kêu cứu từ môn Lịch sử

(VOV) - Sự việc này thực sự là một điều đáng để cho các bậc phụ huynh và cả ngành giáo dục phải suy ngẫm...

Một lần, đến nhà đứa cháu họ mừng cháu được chọn đi thi đội tuyển quốc gia môn Toán, tôi thực sự cảm thấy lo ngại cách giáo dục con của gia đình anh chị tôi. Trong tất cả các môn học, cháu chỉ học mỗi môn Toán và hầu như các giải nào về Toán của cấp trường, cấp quận và thành phố cháu đều là người giành giải cao. Đổi lại, tất cả thời gian ở nhà cháu lại phải giành hết cho môn Toán. Gia đình anh chị thuê đến 6 thầy dạy toán có tiếng ở Hà Nội để về luyện thêm cho cháu. Lịch học của cháu gần như kín mít, chỉ còn lại vài tiếng để ngủ vào ban đêm.

Cháu giải thích một cách rất tự nhiên: “Các môn kia cháu quay cóp, các bạn lớp cháu cũng vậy”. Tôi giật mình trước câu trả lời tưng tửng của cháu. Con gái tôi năm nay học lớp 6 cũng phàn nàn rằng ở lớp cháu có nhiều bạn chỉ học những môn chính là Toán-Văn- Anh, còn các môn khác chỉ nhăm nhăm quay cóp.


Hàng trăm học sinh xé đề cương Lịch sử vì không thi tốt nghiệp tại trường Nguyễn Hiền, Q.11 TP.HCM - Ảnh: Như Hùng

Không phải chỉ bây giờ, hoặc một vài thế hệ học sinh gần đây mới có tình trạng học lệch, học tủ như vậy. Mà đây là hệ quả của cả một quá trình. Từ thời tôi còn là học sinh cách đây gần 30 năm, cũng đã có tình trạng tương tự. Ở cấp 2, độ học lệch giữa các môn còn chưa phân biệt rõ, nhưng đến cấp 3 thì sự phân hóa ngày càng rõ ràng. Học chủ yếu đối phó với việc thi Đại học, nhất là ở các khối chuyên, thì điều này lại càng rõ.

Tôi còn nhớ mãi một bạn học sinh cùng khóa, khi làm bài văn về nhà thơ Xuân Diệu, bạn đã viết “Xuân Diệu là một nhà thơ lăng mạ”. Khi cô giáo hỏi ra mới biết cậu học sinh ấy đã quay cóp vội, nên chữ “lãng mạn” nhìn nhầm thành “lăng mạ”. Còn một bạn học sinh chuyên Anh, khi thi tốt nghiệp môn Hóa, nhìn bài của bạn bên cạnh đã hỏi rằng “Vòng benzen này viết kín hay hở”…

Chẳng thế mà, trong các kỳ thi tuyển sinh Đại học những năm gần đây, điểm 0 về môn Sử chiếm đến trên 98%. Thậm chí, không ít túi bài thi có khoảng 40 bài nhưng tổng số điểm của cả túi chưa đầy 5 điểm. Và vừa đây thôi, mọi người lại không khỏi giật mình về việc các học sinh tại TP HCM xé đề cương lịch sử khi biết thông tin không thi môn này.  

Sự việc này thực sự là một điều đáng để cho các bậc phụ huynh và cả ngành giáo dục phải suy nghĩ.

Nếu một đứa trẻ được cha mẹ quan tâm, giáo dục những điều rất nhỏ nhặt trong cuộc sống, thì chắc chắn không bao giờ có hành động thiếu ý thức như vậy. Thiếu ý thức từ việc xé giấy, vứt trắng sân trường, trong khi nhiều em bé chỉ tuổi mẫu giáo khi ăn xong một cái kẹo, còn giữ khư khư trong tay giấy kẹo, đến khi tìm được thùng rác mới vứt bỏ. Thiếu ý thức từ việc các em coi thường bài vở mà thầy cô giáo giao cho. Và hơn cả, là sự thiếu thức đối với một môn học để từ đó các em có thể hiểu hơn về lịch sử của cha ông.

Cũng không thể hoàn toàn trách các em, khi mà trong mỗi gia đình đang đặt ra áp lực quá lớn cho con em mình, rằng: Con đường vào Đại học là duy nhất sau 12 năm đèn sách. Cũng vì áp lực nặng nề ấy, các em đã phải học lệch, học tủ các môn thi Đại học để mong thi cử đỗ đạt. Nhiều gia đình đã “cuốn” con em mình vào sự học hành triền miên… Vậy thì các em còn đâu thời gian để học, để thưởng thức cái hay, cái đẹp ở những môn học khác.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà nhiều bậc làm cha, làm mẹ lại đặt ra áp lực như vậy đối với con em mình, khi mà sự giáo dục từ nhà trường, từ ngành giáo dục hiện nay cũng còn rất nhiều vấn đề cần suy ngẫm.

Nhiều nơi vẫn chạy theo bệnh thành tích, tỷ lệ học sinh giỏi được lấy làm thước đo để đánh giá trình độ giáo viên. Vì thế, bằng giá nào thì các thầy cô vẫn phải có tỷ lệ học sinh giỏi cao, còn học sinh thì phải học để có điểm số cao.

Một nguyên nhân nữa là do cách dạy học hiện nay. Nếu học sinh đã được truyền đạt để môn Sử thấm vào tâm hồn các em, thì liệu có cần mỗi khi đến kỳ thi, nhà trường lại phải phát cho mỗi người một tập chuyên đề mà trong đó có những dạng tương tự với bài thi. Đây cũng là cách “đối phó” phổ biến đang diễn ra ở nhiều trường mỗi khi mùa thi đến.

Trong nhiều năm qua, mặc dù ngành giáo dục đã có nhiều cải cách, nhưng phần lớn cách dạy và học hiện nay vẫn là “cô đọc, trò chép”. Nhất là đối với một môn như môn Sử, nếu không có các hình ảnh, các minh chứng lịch sử làm sao các em có thể nhớ hết các con số, sự kiện đã diễn ra cách đây hàng trăm, hàng ngàn năm chỉ qua cách học “chay”. Mà có nhớ được thì chủ yếu là do học “vẹt”.

Câu chuyện trong các kỳ thi Đại học, Cao đẳng có trên 90% học sinh bị điểm 0 môn Sử và chuyện các em xé chuyên đề Sử làm tôi lại nghĩ đến chuyện của ông chủ nhà hàng Cát Vàng ở Phan Thiết, Bình Thuận và ở một số cửa hàng gần đây không tiếp khách Việt. Đó là hai câu chuyện khác nhau, nhưng chuyện này là hệ quả của chuyện kia.

Không có niềm tự hào và tự tôn dân tộc thì người ta không thể yêu thương và quý trọng đồng bào của mình, càng không thể yêu thương Tổ quốc mình hay sẵn sàng hy sinh vì nó.

Như vậy thì không chỉ có môn Lịch sử đang kêu cứu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Blog nhà Hến: Bệnh…  “nổ”
Blog nhà Hến: Bệnh… “nổ”

Khoe khoang một cách lố bịch hiện đang trở thành căn bệnh trầm kha của nhiều người, làm rối loạn nhiều thang giá trị...

Blog nhà Hến: Bệnh…  “nổ”

Blog nhà Hến: Bệnh… “nổ”

Khoe khoang một cách lố bịch hiện đang trở thành căn bệnh trầm kha của nhiều người, làm rối loạn nhiều thang giá trị...

Blog nhà Hến: Người Việt không vô cảm!
Blog nhà Hến: Người Việt không vô cảm!

(VOV) - Trong mỗi con người nếu biết lấy việc thiện để chế ngự cái ác thì chắc chắn điều thiện, việc nhân sẽ được nhân lên…

Blog nhà Hến: Người Việt không vô cảm!

Blog nhà Hến: Người Việt không vô cảm!

(VOV) - Trong mỗi con người nếu biết lấy việc thiện để chế ngự cái ác thì chắc chắn điều thiện, việc nhân sẽ được nhân lên…

Blog nhà Hến: Hãy buông tha Quỳnh Anh Got Talent!
Blog nhà Hến: Hãy buông tha Quỳnh Anh Got Talent!

Khi chỉ trích cô bé, mỗi người hãy đặt Quỳnh Anh vào vị trí một người con, người thân trong gia đình, chắc sự việc sẽ được nhìn ở góc độ bao dung hơn rất nhiều…

Blog nhà Hến: Hãy buông tha Quỳnh Anh Got Talent!

Blog nhà Hến: Hãy buông tha Quỳnh Anh Got Talent!

Khi chỉ trích cô bé, mỗi người hãy đặt Quỳnh Anh vào vị trí một người con, người thân trong gia đình, chắc sự việc sẽ được nhìn ở góc độ bao dung hơn rất nhiều…

Blog nhà Hến: Không tặng hoa 20/11, làm sao tri ân thầy?
Blog nhà Hến: Không tặng hoa 20/11, làm sao tri ân thầy?

(VOV) -Dù không nói ra, nhưng khi nhận hoa, thầy cô sẽ cảm thấy như đang làm một điều gì đó “vụng trộm”, trái với quy định…

Blog nhà Hến: Không tặng hoa 20/11, làm sao tri ân thầy?

Blog nhà Hến: Không tặng hoa 20/11, làm sao tri ân thầy?

(VOV) -Dù không nói ra, nhưng khi nhận hoa, thầy cô sẽ cảm thấy như đang làm một điều gì đó “vụng trộm”, trái với quy định…

Blog nhà Hến: Nguyễn Bá Thanh và câu chuyện Niềm tin
Blog nhà Hến: Nguyễn Bá Thanh và câu chuyện Niềm tin

(VOV)-Dù không quen biết, nhưng tôi cũng như nhiều người, đặt niềm tin vào ông và mong niềm tin ấy luôn có cơ sở...

Blog nhà Hến: Nguyễn Bá Thanh và câu chuyện Niềm tin

Blog nhà Hến: Nguyễn Bá Thanh và câu chuyện Niềm tin

(VOV)-Dù không quen biết, nhưng tôi cũng như nhiều người, đặt niềm tin vào ông và mong niềm tin ấy luôn có cơ sở...

Viết cho con trong ngày đầu vào lớp 1
Viết cho con trong ngày đầu vào lớp 1

(VOV) - Nghe nhiều phụ huynh kháo chuyện con mình đọc thông, viết thạo, tự nhiên mẹ lại cảm thấy có lỗi với con…

Viết cho con trong ngày đầu vào lớp 1

Viết cho con trong ngày đầu vào lớp 1

(VOV) - Nghe nhiều phụ huynh kháo chuyện con mình đọc thông, viết thạo, tự nhiên mẹ lại cảm thấy có lỗi với con…

Học sinh xé đề cương sử: Lỗi tại ai?
Học sinh xé đề cương sử: Lỗi tại ai?

(VOV) -Việc các học sinh tại TP HCM xé đề cương lịch sử khi biết thông tin không thi môn này đã làm nhiều người phải đau lòng!

Học sinh xé đề cương sử: Lỗi tại ai?

Học sinh xé đề cương sử: Lỗi tại ai?

(VOV) -Việc các học sinh tại TP HCM xé đề cương lịch sử khi biết thông tin không thi môn này đã làm nhiều người phải đau lòng!

Blog nhà Hến: Thư gửi “đại gia” mua dâm!
Blog nhà Hến: Thư gửi “đại gia” mua dâm!

Nhiều lúc, nhìn hình ảnh thiểu não của các cô gái bán dâm, tôi lại thấy thương các cô ấy nhiều hơn giận. Bởi so với các “đại gia”, các cô ấy là người “thiệt thòi” hơn nhiều…

Blog nhà Hến: Thư gửi “đại gia” mua dâm!

Blog nhà Hến: Thư gửi “đại gia” mua dâm!

Nhiều lúc, nhìn hình ảnh thiểu não của các cô gái bán dâm, tôi lại thấy thương các cô ấy nhiều hơn giận. Bởi so với các “đại gia”, các cô ấy là người “thiệt thòi” hơn nhiều…