Những chuyện không vui về người Việt Nam tại Nhật Bản

VOV.VN - Hình ảnh của con người Việt Nam đẹp hay xấu được thể hiện từ mỗi một cá nhân chúng ta

Hôm 2/4/2014, tôi nhận được email từ con một anh bạn đang du học tại Nhật Bản hỏi về cách xử lý khi mất hộ chiếu. Từng là phóng viên VOV thường trú tại Tokyo nên tôi nắm rõ thủ tục và tư vấn cho cháu đầy đủ. Nhưng ngay sau đó tôi nhận được email trả lời của cháu và nội dung làm tôi giật mình, nguyên văn như sau: “Dạ, cháu thì không mất bác ạ. Bạn cháu bị mất, đã báo với cả cảnh sát nhưng bây giờ bên này phát sinh vấn đề người Việt mình bán hộ chiếu nên họ bảo phải điều tra thủ tục này khác. Có khi nửa năm vẫn chưa được cấp lại bác ạ. Cháu không biết bác biết vấn đề này không. Nhưng hiện tại tình hình người Việt bên này đang loạn lắm bác ạ”.

“Loạn lắm” ? Liệu cháu có quá lời không?! Tôi mới về nước được vài năm, mà hồi còn ở bên đó, lưu học sinh và người lao động Việt Nam vẫn được đánh giá cao lắm cơ mà! Đến mức bán cả hộ chiếu của mình thì thật không tưởng tượng nổi!

Cảnh báo: ăn cắp vặt là phạm tội…

Đang băn khoăn xem có nên nhờ phóng viên VOV tại Tokyo và bạn bè tại Đại sứ quán tìm hiểu thêm hay không thì chị chuyên gia hiệu đính người Nhật đến. Trái với thường lệ, chị không ngồi ngay vào bàn làm việc mà đến bàn tôi nhờ giải nghĩa cho từ “cảnh cáo” trong tiếng Việt.

Tấm biển cảnh báo (nguồn: Vietjo)

Tôi đang say sưa giải thích nào là việc cảnh báo về một vấn đề gì hay là một hình thức kỷ luật với những người có sai phạm tại một cơ quan, đoàn thể… thì chị ngắt lời: “Thế, trong ảnh này thì nghĩa là gì?” và chìa cho tôi xem bức ảnh trên đây, trong đó có những hàng chữ cả tiếng Việt và tiếng Nhật với nội dung: “Cảnh cáo: ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt sẽ bị phạt tù dưới 10 năm….”.

Chị nói thêm: “Gần đây tại nhiều siêu thị, cửa hàng Nhật Bản nơi có người Việt Nam sinh sống người ta niêm yết những bản này đấy. Chả là người Việt…” rồi chị ngắt ngang câu, chắc là do nhìn thấy nét mặt sững sờ của tôi lúc đó hoặc cảm thấy ngại ngùng. Còn tôi, không cần chị nói nốt tôi cũng biết phần cuối của câu nói là gì.

Tôi lặng người… Các niêm yết chỉ dẫn (tạm gọi là chính thống và lành mạnh, không phân biệt đối xử) chủ yếu là bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, vài năm trở lại đây để thu hút thêm khách du lịch Hàn Quốc ở một vài nơi mới sử dụng cả tiếng Hàn. Còn niêm yết (tạm gọi là cực đoan) bằng tiếng Việt như thế này là ngoại lệ đầu tiên. Nó cho thấy mối bức xúc thực sự của người Nhật - những người vốn tính biết nhẫn nhịn, thông cảm và rất ít khi tỏ thái độ kỳ thị.

Tìm hiểu thêm qua báo chí và các trang thông tin điện tử của các cơ quan Nhật Bản tôi mới biết là gần đây xảy ra hàng loạt các vụ bắt giữ người Việt Nam tại Nhật Bản do ăn cắp tại các siêu thị. Nổi cộm nhất là vụ cảnh sát Tokyo tạm giữ một nữ tiếp viên Vietnam Airlines vì tình nghi cô này buôn lậu đồ ăn cắp, đồng thời khám xét văn phòng của Hãng hàng không Vietnam Airlines tại Tokyo. Chỉ cần có khả năng tư duy ở mức “nhị đoạn luận” cũng có thể suy ra chắc chắn cảnh sát Nhật Bản sẽ đặt giả thuyết là có một tổ chức tội phạm khép kín, liên hoàn của người Việt Nam tại Nhật Bản trong việc ăn cắp, tiêu thụ hàng hóa từ các siêu thị và mở rộng điều tra theo hướng này.

Chuyện nghiêm trọng hơn

Thật ra trước lúc đặt bút viết bài này tôi cũng băn khoăn rằng có nên viết hay không. Nhưng cũng ngay trong chiều 2/4 tôi lại được nghe một câu chuyện mà sau khi nghe xong tôi tự đặt cho mình trách nhiệm phải viết bài này như một hồi còi báo động.

Chuyện là, chị bạn tôi có 2 con đang du học tại Nhật. Lâu lâu chị em không gặp nhau, chiều qua chị gọi đi uống cà phê. Vừa trông thấy chị, tôi đã có dự cảm không lành. Bình thường vốn vui vẻ là thế, mà bây giờ mặt ủ mày chau. Tôi vừa ngồi xuống, không đợi tôi gọi đồ uống chị nói luôn: “Chị đang có vấn đề, chú tư vấn cho chị xem nên làm thế nào”.

Theo lời chị kể, con trai cả của chị đã tốt nghiệp đại học tại Nhật và hết hạn visa. Đáng lẽ phải về nước nhưng cháu trốn ở lại với mục đích làm việc kiếm thêm tiền rồi mới về. Sau đó em gái cháu cũng sang du học. Tại Nhật, cháu gái gặp và yêu một nam sinh viên Việt Nam. Qua một thời gian, thấy tính cách và nhiều thứ không hợp nhau, cháu muốn chia tay thì anh chàng kia quay ra đe dọa: “Nếu mày không yêu tao, không cho tao nữa, tao sẽ báo cảnh sát bắt anh trai mày…”v.v và v.v.

Tôi không biết nói gì chỉ đành khuyên chị gọi con trai về nước càng sớm càng tốt, có chăng thì chỉ bị phạt tiền là cùng. Với tấm bằng đỏ của Đại học Nhật Bản lo gì không kiếm được một công việc tươm tất ở nhà.

Lẽ ra chuyện chỉ dừng ở đó nếu như tôi không bị ám ảnh bởi cái bảng niêm yết chống ăn cắp đã bắt đầu nhuốm màu kỳ thị nêu trên. Từ câu chuyện của chị tôi rút ra hai dữ kiện (mong chị đừng giận nếu có đọc bài viết này). Một là, ở Nhật Bản đã xuất hiện người Việt Nam cư trú bất hợp pháp và coi chuyện đó là thường tình. Hai là, ngay trong cộng đồng người Việt tại Nhật Bản cũng có lối hành xử như anh chàng người yêu cũ của con chị bạn tôi - đi tìm bạn đời bằng cách… cưỡng bức yêu.

Từ dữ kiện thứ nhất tôi móc nối với việc có người bán cả hộ chiếu của mình như lời kể của con trai anh bạn tôi ở đầu bài viết và thấy chúng thật logic. Người cư trú bất hợp pháp thì hộ chiếu làm gì còn hạn. Vả lại, có muốn gia hạn cũng không được. Có cầu thì ắt có cung. Đó là quy luật.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Tư pháp Nhật Bản, tính đến thời điểm cuối tháng 3 năm 2013 có tới 1.110 người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại nước này và còn chưa rõ tung tích. Từ con số đó, chỉ cần cộng trừ một cách đơn giản cũng có thể thấy không phải chỉ có một người bán hộ chiếu của mình. Tuy nhiên, cả kẻ bán và người mua phải biết rằng họ đang vi phạm pháp luật cả trong và ngoài nước một cách nghiêm trọng. Bởi, hộ chiếu không chỉ là giấy tờ tùy thân của một cá nhân mà còn là tài sản quốc gia. Điều này được ghi rất rõ trong các loại hộ chiếu mà nước ta phát hành hiện nay. Những hành vi nêu trên sẽ kéo theo những hậu quả khôn lường. Còn với dữ kiện thứ hai, tôi hy vọng rằng đó chỉ là hiện tượng hiếm gặp.


Như chúng ta đều biết, mối quan hệ Việt – Nhật đang ở trong giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Người dân hai nước dành những tình cảm thân thiện cho nhau. Sự hợp tác giúp đỡ của Nhật Bản đối với Việt Nam đã lan rộng đến cả cấp xã, phường. Hai nước cũng vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao một cách thành công rực rỡ, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng các bạn Nhật. Thế nhưng chỉ sau chưa đầy 3 tháng đã xảy ra hàng loạt sự kiện nhức nhối. Chẳng lẽ những người vi phạm không lường trước hậu quả ư?

Thiệt hại đầu tiên và trực tiếp là: nếu bị phát hiện, người vi phạm sẽ chịu những hình phạt thích đáng của pháp luật hai nước. Tiếp theo là những thiệt hại về kinh tế cho cả cộng đồng. “Cái ổ mà đổ thì trứng làm gì còn”. Từ thiệt hại chung sẽ quay ngược lại thiệt hại cho cá nhân. Vì cái lợi nhỏ bất chính trước mắt mà quên cái lợi lớn lâu dài thì quả là bất trí, nếu không nói là ngu dốt. 

Và, trên hết là những ảnh hưởng tới hình ảnh đẹp đẽ của người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Chắc nhiều người trong số chúng ta còn nhớ những câu chuyện tiếu lâm, hò vè về những lao động xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu cách đây hai ba mươi năm. Những câu đại loại như: “Ăn nhanh đi chậm hay cười, chuyên mua đồ cũ là người Việt Nam”… Nhưng đó là cái thời bao cấp đói kém, ra nước ngoài chỉ chăm chăm mua hàng gửi về giúp đỡ gia đình trong nước. Mà cũng chỉ mua đồ cũ thôi chứ ăn cắp thì ít lắm.

Những tưởng đây đã là quá khứ, là những hồi ức buồn vui lẫn lộn về một thời kỳ lam lũ ngắn ngủi, ấy vậy mà ngày nay khi đất nước ngày một lớn mạnh, kinh tế đang khá dần lên, vị thế của Việt Nam đang lớn dần lên, nó lại xuất hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn, lan rộng hơn. Cho dù các nhà lãnh đạo, các nhà ngoại giao có nỗ lực bao nhiêu đi chăng nữa cũng không có tác dụng nếu những hành vi nêu trên cứ tiếp diễn.

Thay cho lời kết

Khi viết bài viết này, tôi quyết định sẽ đăng báo điện tử với mục đích là để các bạn trẻ dù có ở Nhật Bản hay sắp đi nước ngoài đọc được và rút ra những điều bổ ích cho mình.

Từ “quốc sỉ” không hề xa xôi, viển vông hay giáo điều đâu, mà nó nằm ngay trong tay các bạn, trong những hành vi nhỏ nhất của bạn, đặc biệt là khi ở nước ngoài. Hình ảnh của con người Việt Nam đẹp hay xấu được thể hiện từ mỗi một cá nhân chúng ta. Mong các bạn hãy ý thức rằng chính mình là những “Đại sứ nhân dân” của Việt Nam.

Cũng đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những biện pháp tuyền truyền giáo dục, những quy định cụ thể đối với công dân Việt Nam khi ra nước ngoài bao gồm cả khách du lich ngắn ngày để giúp mọi người ý thức được đầy đủ hơn hai từ “QUỐC SỈ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ tiếp viên bị bắt ở Nhật: Vietnam Airlines sẽ xử lý nghiêm
Vụ tiếp viên bị bắt ở Nhật: Vietnam Airlines sẽ xử lý nghiêm

VNA sẽ cương quyết làm rõ và xử lý nghiêm đối với bất kỳ cá nhân nào là tiếp viên hay cán bộ công nhân viên.

Vụ tiếp viên bị bắt ở Nhật: Vietnam Airlines sẽ xử lý nghiêm

Vụ tiếp viên bị bắt ở Nhật: Vietnam Airlines sẽ xử lý nghiêm

VNA sẽ cương quyết làm rõ và xử lý nghiêm đối với bất kỳ cá nhân nào là tiếp viên hay cán bộ công nhân viên.

Xách tay hàng trộm cắp: Đình chỉ bay 5 phi công, tiếp viên
Xách tay hàng trộm cắp: Đình chỉ bay 5 phi công, tiếp viên

VOV.VN- Tổ bay gồm 1 cơ phó và 4 tiếp viên thường xuyên có lịch bay sang Nhật Bản bị đình chỉ bay và tường trình sự việc.

Xách tay hàng trộm cắp: Đình chỉ bay 5 phi công, tiếp viên

Xách tay hàng trộm cắp: Đình chỉ bay 5 phi công, tiếp viên

VOV.VN- Tổ bay gồm 1 cơ phó và 4 tiếp viên thường xuyên có lịch bay sang Nhật Bản bị đình chỉ bay và tường trình sự việc.

Phó Tổng Giám đốc VNA nói về vụ tiếp viên bị bắt ở Nhật Bản
Phó Tổng Giám đốc VNA nói về vụ tiếp viên bị bắt ở Nhật Bản

Tổng công ty Hàng không Việt Nam cũng đã quyết định đình chỉ công tác nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (hiện đang bị tạm giữ tại Nhật).

Phó Tổng Giám đốc VNA nói về vụ tiếp viên bị bắt ở Nhật Bản

Phó Tổng Giám đốc VNA nói về vụ tiếp viên bị bắt ở Nhật Bản

Tổng công ty Hàng không Việt Nam cũng đã quyết định đình chỉ công tác nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (hiện đang bị tạm giữ tại Nhật).

Tiếp viên hàng không nhiều cách kiếm lời từ hàng xách tay
Tiếp viên hàng không nhiều cách kiếm lời từ hàng xách tay

Ngoài việc xách hàng về cho người nhà bán hoặc đổ các mối quen, nhiều tiếp viên còn nhận vận chuyển hàng từ nước ngoài về và tính phí

Tiếp viên hàng không nhiều cách kiếm lời từ hàng xách tay

Tiếp viên hàng không nhiều cách kiếm lời từ hàng xách tay

Ngoài việc xách hàng về cho người nhà bán hoặc đổ các mối quen, nhiều tiếp viên còn nhận vận chuyển hàng từ nước ngoài về và tính phí

Buôn lậu - nghề siêu lợi nhuận của tiếp viên hàng không?
Buôn lậu - nghề siêu lợi nhuận của tiếp viên hàng không?

VOV.VN - Lợi dụng tính chất và lợi thế công việc, một số tiếp viên hàng không đã trở thành những tay buôn có hạng.

Buôn lậu - nghề siêu lợi nhuận của tiếp viên hàng không?

Buôn lậu - nghề siêu lợi nhuận của tiếp viên hàng không?

VOV.VN - Lợi dụng tính chất và lợi thế công việc, một số tiếp viên hàng không đã trở thành những tay buôn có hạng.

Tiếp viên VNA bị bắt, thị trường hàng xách tay xáo động
Tiếp viên VNA bị bắt, thị trường hàng xách tay xáo động

VOV.VN - Các shop kinh doanh hàng xách tay đã thay đổi phương thức vận chuyển và tăng giá nhiều sản phẩm. 

Tiếp viên VNA bị bắt, thị trường hàng xách tay xáo động

Tiếp viên VNA bị bắt, thị trường hàng xách tay xáo động

VOV.VN - Các shop kinh doanh hàng xách tay đã thay đổi phương thức vận chuyển và tăng giá nhiều sản phẩm. 

Nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật Bản
Nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật Bản

Cảnh sát Nhật cũng đang xem xét điều tra các nhân viên khác của Vietnam Airlines.

Nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật Bản

Nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật Bản

Cảnh sát Nhật cũng đang xem xét điều tra các nhân viên khác của Vietnam Airlines.

Vietnam Airlines giám sát chặt cơ trưởng, tiếp viên trưởng
Vietnam Airlines giám sát chặt cơ trưởng, tiếp viên trưởng

Theo lãnh đạo Vietnam Airlines, năm 2009 đã có trường hợp tiếp viên bị bắt tương tự, hãng đã sa thải.

Vietnam Airlines giám sát chặt cơ trưởng, tiếp viên trưởng

Vietnam Airlines giám sát chặt cơ trưởng, tiếp viên trưởng

Theo lãnh đạo Vietnam Airlines, năm 2009 đã có trường hợp tiếp viên bị bắt tương tự, hãng đã sa thải.