Trần Đăng Khoa: Quốc hội đã phát đi một tín hiệu xanh

(VOV) -Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói: “Nếu tiếp tục thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm thì vai trò của Quốc hội sẽ được nâng cao"

Kỳ họp lần thứ V, Quốc hội khoá XIII đã kết thúc đến mấy tuần nay rồi, nhưng dư âm tốt lành của nó thì vẫn còn vang mãi. Điều đặc biệt mới mẻ, thu hút sự chú ý của đông đảo cử tri cả nước cũng như dư luận truyền thông Quốc tế là cuộc bỏ phiếu tín nhiêm 47 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Sau khi kết quả được công bố, nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực, nhiều Đại biểu Quốc hội, cũng như đông đảo cử tri đều đã có chung nhận  định: Kết quả lá phiếu phản ánh được đúng thực chất tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời gian qua.

Điều quan trọng hơn, việc bỏ phiếu tín nhiệm không còn là chuyện hình thức để rồi cuối cùng đều “hoà cả làng”, mà đã có sự phân định tương đối rạch ròi, và theo ông Vũ Mão, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng nhiều khóa, một người từng công tác lâu năm, từng giữ nhiều trọng trách ở  Quốc hội, thì “kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này là tương đối khách quan”. Và như thế, từ việc bỏ phiếu tín nhiệm này, Quốc hội đã mở ra một mỹ tục mới.

Theo Quốc hội, nhiều địa phương cũng tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo, như Hà Nội mới đây vừa bỏ phiếu tín nhiệm 18 vị lãnh đạo chủ chốt của Thủ đô. Rồi các ban ngành, cả trong Đảng và các cơ quan, các đoàn thể xã hội  cũng sẽ bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo. Việc làm tốt đẹp ấy sẽ đưa đất nước tiến dần đến dân chủ và minh bạch.

Đó là điều hay nhất trong kỳ họp Quốc hội vừa qua. Nói như lời bình luận của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước,  Đại biểu Quốc hội nhiều khóa, thì điều đáng mừng nhất sau kết quả bỏ phiếu tín nhiệm lần này, là ý thức dân chủ, ý thức trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đã được nâng lên. Trước đây, không ít cử tri cứ nghĩ rằng, đại biểu Quốc hội chỉ biết giơ tay đồng tình, không có ý kiến độc lập. Thực tế đã không phải như vậy.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Thước: “Sau khi đã có kết quả bỏ phiếu tín nhiệm thì trách nhiệm của Quốc hội, đại biểu Quốc hội là phải tăng cường giám sát. Với những chức danh có số phiếu tín nhiệm thấp phải giám sát xem đồng chí đó chuyển biến như thế nào, còn với những chức danh được số phiếu tín nhiệm cao cũng phải tự thấy rõ trách nhiệm của mình, nếu có khuyết điểm phải sửa chữa để vươn lên, nếu đã làm được tốt rồi thì phải tiếp tục làm tốt hơn nữa”.

Vừa rồi, trong một trang mạng xã hội, cũng đã có người đưa ra việc thăm dò tín nhiệm một số vị lãnh đạo, bằng cách tạo điều kiện cho người dân “bỏ phiếu cùng Quốc hội”. Việc làm tưởng rất dân chủ đó có khi lại mất dân chủ. Liệu có tin được không, có đủ sự khách quan không, nếu có ai đó không ưa một người nào đó rồi cứ ngồi “nháy chuột” liên tục. Và như thế, một người có thể thành một vạn người, một triệu người trá hình thì thật oan cho người được bỏ phiếu. Chuẩn xác nhất vẫn là bỏ phiếu trực tiếp như Quốc hội vừa rồi đã làm.

Bàn về việc bỏ phiếu tín nhiệm của kỳ họp Quốc hội vừa qua, ông Vũ Mão cho rằng: “Lấy phiếu tín nhiệm tuy rằng rất tốt, nhưng dù sao vẫn còn một số hạn chế nhỏ, mà Quốc hội cũng nên nghiên cứu, điều chỉnh để lần sau làm tốt hơn. Nghị quyết Quốc hội chỉ yêu cầu có 1 văn bản của người được đánh giá tín nhiệm là chưa đủ, mà cần 4 văn bản khác nữa mới trọn vẹn, đó là: Nhận xét của cơ quan mà đương sự là thủ trưởng; Nhận xét của thủ trưởng cấp trên. Nếu là Bộ trưởng thì rất cần nhận xét của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một căn cứ quan trọng để Quốc hội đánh giá. Rồi nhận xét của cử tri ở nơi vị lãnh đạo đó bầu cử và sinh sống. Bản kê khai tài sản có xác nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Bên cạnh đó cũng cần dành nhiều thời gian cho sự đối thoại, qua đó giúp cho cả người bỏ phiếu và người được bỏ phiếu nắm chắc thực chất mọi vấn đề, và cũng qua đó thể hiện sự tôn trọng đối với đương sự”.

Đó là một ý kiến rất đáng lưu ý. Bởi cuối cùng, sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng cũng đều bắt đầu từ việc dùng người. Chúng ta đang học tập tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một trong những bài học tuyệt vời mà Người để lại cho chúng ta là nghệ thuật dùng người.

Sau này, chúng ta cũng đã tiếp thu bài học sâu sắc ấy từ  Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xác định tiêu chí lựa chọn cán bộ. Ngay từ Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII, Đảng cũng đã chỉ rõ: "Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết và tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt đảng viên hay ngoài Đảng, dân tộc, tôn giáo, người ở trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Không định kiến người có sai lầm trong quá khứ nay đã hối cải và sửa chữa".

Quả là một cái nhìn đúng đắn, sáng suốt, rất phù hợp với hiện trạng lịch sử đau thương ở đất nước chúng ta.  Nếu thực hiện được đúng như vậy,  tôi tin, rất tin rằng, đất nước của chúng ta đã vươn lên một tầm cao mới. Việc đề bạt cán bộ của ta qua một số vụ việc nổi cộm, khiến người dân vô tư nhất cũng phải nghi ngờ. Nhiều lúc ta không lựa chọn cán bộ theo tiêu chí Tài, Đức như quan điểm của Bác, mà chỉ tìm những người “hợp cạ”, theo một lợi ích nhóm nào đó. 

Để thoát ra khỏi hiện trạng này, cần phải minh bạch hóa ngay từ khâu tuyển chọn, đề bạt. Cần có tầm nhìn rộng, nhìn xa trong việc quy hoạch cán bộ. Khi đề bạt, cũng nên đưa ra nhiều ứng viên để xin ý kiến thăm dò. Tránh việc đề bạt một người, chỉ đưa ra một người để bỏ phiếu. Như thế, việc bầu chọn chỉ là hình thức. Những người được bầu, không thể chỉ căn cứ theo mấy dòng tiểu sử sơ lược, khiến cho những người đi bầu luôn ở trong tình trạng lơ mơ, không biết thấu đáo người mình lựa chọn. Dù ủng hộ hay loại bỏ cũng đều vô trách nhiệm.  Cần có cuộc đối thoại cởi mở giữa người được bầu chọn, bổ nhiệm với đông đảo dân chúng để nhân dân và các cơ quan chức năng thấu hiểu tường tận.

Điều này tôi cũng đã bàn trong nhiều trang Blog trước đây. Nếu Bộ trưởng hay ở cấp cao hơn thì nên có cuộc tiếp xúc rộng rãi trên các kênh truyền thông. Người được đề bạt phải đưa ra chương trình hoạt động trong cả khóa của mình. Cũng nên tổng kết xem khóa trước người tiền nhiệm đã làm được những gì. Ngành mình phụ trách hiện nay ra sao? Nó như thế nào nếu so với các nước trong khu vực hay trên thế giới. Rồi đến nhiệm kỳ mình, mình sẽ làm gì trong cả khóa? Rồi cụ thể hơn nữa là công việc trong từng năm? Cần minh bạch như thế cho dân biết. Rồi cũng lấy đó làm tiêu chí để bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ.

Việc mở ra một mỹ tục mới của Quốc hội trong kỳ họp vừa qua là một sáng kiến vô cùng tốt đẹp. Nói như trung tướng Nguyễn Quốc Thước: “Nếu tiếp tục thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm thì vai trò của Quốc hội sẽ được nâng cao. Đồng thời sự tín nhiệm của người dân với các đại biểu Quốc hội cũng sẽ tiếp tục được củng cố”.

Tất nhiên, việc làm tốt đẹp của Quốc hội vừa rồi cũng chỉ là bước đi đầu tiên. Kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cũng  mang tính nhắc nhở nhẹ nhàng. Bởi thế Quốc hội đã tạo ra một hành lang an toàn cho người được bỏ phiếu, bằng ba thang bậc: Tín nhiệm cao. Tín nhiệm và Tín nhiệm thấp. Nhưng những lần bỏ phiếu tiếp theo, nói như ông Vũ Mão, chỉ nên giữ hai mức là “tín nhiệm” và “không tín nhiệm” như Hiến pháp và các luật tổ chức Quốc hội, luật giám sát của Quốc hội về việc bỏ phiếu tín nhiệm. Như vậy mới chuẩn xác.

Đó là một quan niệm đúng đắn, cũng là nguyện vọng chung của đông đảo cử tri. Ai không quá bán, nghĩa là không đủ phiếu tín nhiệm thì cũng nên rời  khỏi chức vụ để người khác lên thay. Người tài vẫn đang ở trong dân. Mà nhiều lắm. Nhiều lắm lắm. Ở lĩnh vực nào cũng có.

Chúng ta đề bạt cán bộ theo quy hoạch là đúng rồi. Nhưng quy hoạch cũng phải luôn cập nhật liên tục để tận dụng nguồn nhân lực. Không để những người tài nằm ngoài quy hoạch. Bởi chỉ những người tài đích thực mới có đủ năng lực thật sự, có thể đưa đất nước thoát khỏi trì trệ, lạc hậu và đói nghèo…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trần Đăng Khoa: Đừng đụng vào cõi thiêng!
Trần Đăng Khoa: Đừng đụng vào cõi thiêng!

(VOV) -Quốc ca là những kỷ niệm đã trở thành linh thiêng của cả một dân tộc và cả một thời đại

Trần Đăng Khoa: Đừng đụng vào cõi thiêng!

Trần Đăng Khoa: Đừng đụng vào cõi thiêng!

(VOV) -Quốc ca là những kỷ niệm đã trở thành linh thiêng của cả một dân tộc và cả một thời đại

Trần Đăng Khoa: Không thể giàu có nhờ lúa gạo!
Trần Đăng Khoa: Không thể giàu có nhờ lúa gạo!

(VOV) - Để đất nước có thể giàu được bằng gạo, có lẽ chúng ta cũng phải đầu tư trí tuệ cho gạo, biến Hạt gạo Việt Nam thành Hạt gạo Trí tuệ.

Trần Đăng Khoa: Không thể giàu có nhờ lúa gạo!

Trần Đăng Khoa: Không thể giàu có nhờ lúa gạo!

(VOV) - Để đất nước có thể giàu được bằng gạo, có lẽ chúng ta cũng phải đầu tư trí tuệ cho gạo, biến Hạt gạo Việt Nam thành Hạt gạo Trí tuệ.

Trần Đăng Khoa: Thị Mầu đi tiếp thị?
Trần Đăng Khoa: Thị Mầu đi tiếp thị?

(VOV) -Các điệu hát không cải biên, vẫn giữ nguyên những làn điệu chèo truyền thống quen thuộc, vậy mà người xem vẫn bị thôi miên...

Trần Đăng Khoa: Thị Mầu đi tiếp thị?

Trần Đăng Khoa: Thị Mầu đi tiếp thị?

(VOV) -Các điệu hát không cải biên, vẫn giữ nguyên những làn điệu chèo truyền thống quen thuộc, vậy mà người xem vẫn bị thôi miên...

Trần Đăng Khoa nói về thơ Việt ở Paris
Trần Đăng Khoa nói về thơ Việt ở Paris

(VOV) - Bài phát biểu của nhà thơ Trần Đăng Khoa trong cuộc gặp gỡ các nhà thơ thế giới tổ chức tại Pháp từ ngày 22-5 đến 02-6.

Trần Đăng Khoa nói về thơ Việt ở Paris

Trần Đăng Khoa nói về thơ Việt ở Paris

(VOV) - Bài phát biểu của nhà thơ Trần Đăng Khoa trong cuộc gặp gỡ các nhà thơ thế giới tổ chức tại Pháp từ ngày 22-5 đến 02-6.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Đem thơ Việt ra thế giới
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Đem thơ Việt ra thế giới

(VOV) - Theo nhà thơ, cần có những “bản dịch” chuẩn chuyển tải được cả ý thơ lẫn “cái hồn” của bài thơ…

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Đem thơ Việt ra thế giới

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Đem thơ Việt ra thế giới

(VOV) - Theo nhà thơ, cần có những “bản dịch” chuẩn chuyển tải được cả ý thơ lẫn “cái hồn” của bài thơ…

Trần Đăng Khoa: Tất cả đều là kẻ cắp!
Trần Đăng Khoa: Tất cả đều là kẻ cắp!

(VOV) -"Tôi thấy, trên đời này chẳng có ai lương thiện. Chỉ có những kẻ bị bắt và chưa bị bắt. Thế thôi!"

Trần Đăng Khoa: Tất cả đều là kẻ cắp!

Trần Đăng Khoa: Tất cả đều là kẻ cắp!

(VOV) -"Tôi thấy, trên đời này chẳng có ai lương thiện. Chỉ có những kẻ bị bắt và chưa bị bắt. Thế thôi!"