Vì sao 12 nhà vô địch Olympia du học không trở về?

VOV.VN - Trong 13 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia thì chỉ có 1 người trở về Việt Nam lập nghiệp. Cá nhân tôi không bất ngờ, chỉ thấy thú vị và háo hức nếu ai đó viết về người duy nhất quay về cố hương.  

Chẳng phải chờ lâu đâu, trong bối cảnh báo chí thèm tin như hôm nay thì chỉ mai kia, thể nào anh em đồng nghiệp cũng “săn” được nhân vật đặc biệt này. Còn 12 người đang làm việc tại Úc hoặc một nước nào đó thì chắc hơi khó, mà có tìm được cũng dễ gì tiếp xúc.

Họ sẽ ngại trò chuyện với nhà báo. Ngộ nhỡ nhà báo trưng ra cái clip cách đây vài năm, trên truyền hình hùng hồn tuyên bố: Nào là đến cuộc thi này để học hỏi, giao lưu là chính; nào là sẽ đem kiến thức về xây dựng quê hương đất nước…

Chọc vui vậy để các em tỉnh táo, tránh rập khuôn, sáo rỗng khi phải nói trong các cuộc thi (nhất là trên TV) thôi. Với tôi, 12 em đang học tập làm việc ở nước ngoài là một cơ hội tốt cho cá nhân các em và cho cả đất nước.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Khoa học đâu có biên giới. Thành tựu khoa học là phục vụ chung nhân loại cơ mà. Hà cớ gì cứ nhất nhất đòi hỏi các em phải về nước sau khi hoàn thành việc học? Chúng ta đã chấp nhận thế giới này là thế giới phẳng, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, thế hệ 8x, 9x giờ phải là công dân toàn cầu… vậy chẳng nên bó buộc ở phạm vi lãnh thổ trong việc lao động, học tập và nghiên cứu. Ở đâu người ta phát huy tốt nhất khả năng bản thân thì không nên cản trở.

Trong một quốc gia cũng thế thôi. Ở đâu trên thế giới cũng đều chấp nhận quyền tự do cư trú của công dân trong hiến pháp. Họ ở Bắc hay Nam là quyền của họ. Hà Nội là thủ đô nhưng không nhất thiết chỉ có người Tràng An thanh lịch. Người Nghệ An, Thanh Hóa, Sài Gòn vẫn thoải mái sống và làm việc. Một nền kinh tế thị trường, một thế giới chấp nhận sự cạnh tranh để làm động lực cho sự phát triển thì cần thiết có một tư duy mở, thoáng đãng, tránh cục bộ, đố kị hẹp hòi.  Nước Mỹ hùng cường một phần vì biết phát triển chính sách đa sắc tộc, đa văn hóa. Người giỏi luôn có cơ hội, có vị trí xứng đáng, bất kể màu da và xuất thân ra sao.

Liệu có một Đặng Thái Sơn không, nếu như anh không được học tập tại Nhạc viện Quốc gia Tchaikovsky ở Moskva, dưới sự hướng dẫn của những người thầy tài năng như Vladimir Natanson và Dmitry Alexandrovitch Bashkirov?

Liệu có một Ngô Bảo Châu không, nếu như anh không được đào tạo và nghiên cứu ở những trung tâm toán học hàng đầu thế giới?

Chẳng nói đâu xa, cứ kiểm kê lại chính sách trải thảm đỏ nhận thủ khoa sẽ rõ. Cũng là trọng dụng nhân tài về với địa phương đấy nhưng có cái gì đó hình thức, kiểu thùng rỗng kêu to, hời hợt và thiếu bền vững. Kết quả ra sao đến giờ này mọi người đều biết.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cách đây khoảng trên chục năm, tôi nhớ không chính xác lắm, hình như tại Đồng Mô - Hà Nội, diễn ra một hội thảo khá lớn, quy tụ nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp (phần đông là Việt Kiều) để trả lời mỗi câu hỏi: Vì sao sau làn gió mát lành của ĐỔI MỚI, họ quay lại cố hương hăm hở, hào hứng bao nhiêu, thì khi ra đi, lại âm thầm và xót xa bấy nhiêu. Vì sao họ chán nản và rút dần khỏi Việt Nam? Câu trả lời rất đơn giản: Môi trường làm việc, nghiên cứu không có, trong khi lại đầy rẫy những thủ tục “rất Việt Nam”.

Chỉ lấy vài ví dụ gần đây ai cũng biết: Tàu ngầm Trường Sa, Yết Kiêu loay hoay, “lên bờ xuống ruộng” với biết bao thủ tục; tàu bay VAM 2 đắp chiếu nằm kho sống chung với nhện và bóng tối thay vì chao liệng trên bầu trời cùng  nắng, gió và mây. 

Vậy nên, thay vì trách cứ các em, mà cũng chẳng ai trách đâu, rằng sao không phụng sự Tổ quốc, thì hãy hỏi làm cách nào để gỡ bỏ mọi rào cản, tạo mọi điều kiện để tài năng trở về nước. Và cũng chẳng nên bận tâm lắm với cuộc thi của truyền hình. Họ tạo ra sân chơi để phát hiện tài năng như thế cũng là quý lắm rồi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Còn có ai tin vào tấm biển văn hóa?
Còn có ai tin vào tấm biển văn hóa?

VOV.VN -Những tấm biển, dù đặt ở đâu cũng đều nhằm mục đích truyền tới người xem một thông điệp hoặc một thông tin nào đó.

Còn có ai tin vào tấm biển văn hóa?

Còn có ai tin vào tấm biển văn hóa?

VOV.VN -Những tấm biển, dù đặt ở đâu cũng đều nhằm mục đích truyền tới người xem một thông điệp hoặc một thông tin nào đó.

Văn hóa lấy phần
Văn hóa lấy phần

VOV.VN - Văn hóa lấy phần là nhân lên niềm vui, là thể hiện tính cộng đồng, rất thú vị, đáng lưu giữ chứ đâu có lạc hậu và chẳng việc gì phải ngượng ngùng.

Văn hóa lấy phần

Văn hóa lấy phần

VOV.VN - Văn hóa lấy phần là nhân lên niềm vui, là thể hiện tính cộng đồng, rất thú vị, đáng lưu giữ chứ đâu có lạc hậu và chẳng việc gì phải ngượng ngùng.

Cách dạy  và học ngoại ngữ ở Việt Nam chẳng giống ai
Cách dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam chẳng giống ai

VOV.VN - Có người ví học ngoại ngữ hiện như một cuộc thi leo thang. Học sinh và giáo viên cứ mải miết leo và đinh ninh đến nấc thang cuối cùng mặc nhiên sẽ nghe-nói-đọc-viết làu làu?!

Cách dạy  và học ngoại ngữ ở Việt Nam chẳng giống ai

Cách dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam chẳng giống ai

VOV.VN - Có người ví học ngoại ngữ hiện như một cuộc thi leo thang. Học sinh và giáo viên cứ mải miết leo và đinh ninh đến nấc thang cuối cùng mặc nhiên sẽ nghe-nói-đọc-viết làu làu?!

Bệnh thích lưu danh... bừa bãi
Bệnh thích lưu danh... bừa bãi

VOV.VN -Sơ khai nhất của hiện tượng thích lưu danh là viết tên tuổi mình lên đâu đó: thân cây, mặt bàn, bờ tường...

Bệnh thích lưu danh... bừa bãi

Bệnh thích lưu danh... bừa bãi

VOV.VN -Sơ khai nhất của hiện tượng thích lưu danh là viết tên tuổi mình lên đâu đó: thân cây, mặt bàn, bờ tường...

Vui như...hội nghị quê ta
Vui như...hội nghị quê ta

VOV.VN - Có bác sống lâu năm ở nước ngoài, có dịp về dự hội nghị ở Việt Nam, thấy hội nghị tưng bừng mở đầu bằng màn văn nghệ thì lấy làm lạ lắm!

Vui như...hội nghị quê ta

Vui như...hội nghị quê ta

VOV.VN - Có bác sống lâu năm ở nước ngoài, có dịp về dự hội nghị ở Việt Nam, thấy hội nghị tưng bừng mở đầu bằng màn văn nghệ thì lấy làm lạ lắm!

Thay sách giáo khoa: Sách hỏng là đi tong một thế hệ!?
Thay sách giáo khoa: Sách hỏng là đi tong một thế hệ!?

VOV.VN - Theo kế hoạch thì 2015 ngành Giáo dục sẽ thay toàn bộ chương trình (CT) và SGK. Cho tới giờ này, nhìn qua động tĩnh thì cái mốc năm sau chắc không kịp?

Thay sách giáo khoa: Sách hỏng là đi tong một thế hệ!?

Thay sách giáo khoa: Sách hỏng là đi tong một thế hệ!?

VOV.VN - Theo kế hoạch thì 2015 ngành Giáo dục sẽ thay toàn bộ chương trình (CT) và SGK. Cho tới giờ này, nhìn qua động tĩnh thì cái mốc năm sau chắc không kịp?

Thảm hoạ MH17 bị bắn rơi: Phận người mong manh
Thảm hoạ MH17 bị bắn rơi: Phận người mong manh

VOV.VN - Thân phận quá mong manh nên đã có lúc người ta không còn tin vào sự hiện hữu, chỉ coi đời là cõi tạm: Sống chỉ gửi còn thác mới là về.

Thảm hoạ MH17 bị bắn rơi: Phận người mong manh

Thảm hoạ MH17 bị bắn rơi: Phận người mong manh

VOV.VN - Thân phận quá mong manh nên đã có lúc người ta không còn tin vào sự hiện hữu, chỉ coi đời là cõi tạm: Sống chỉ gửi còn thác mới là về.

 Chuyện Bộ trưởng Đinh La Thăng vi hành và những kiến nghị vượt cấp
Chuyện Bộ trưởng Đinh La Thăng vi hành và những kiến nghị vượt cấp

VOV.VN - Nếu một nền hành chính khỏe mạnh, thông thoáng thì mọi đề xuất kiến nghị sẽ nhịp nhàng, chứ không phải đợi các lãnh đạo về mới tung ra kiến nghị.

 Chuyện Bộ trưởng Đinh La Thăng vi hành và những kiến nghị vượt cấp

Chuyện Bộ trưởng Đinh La Thăng vi hành và những kiến nghị vượt cấp

VOV.VN - Nếu một nền hành chính khỏe mạnh, thông thoáng thì mọi đề xuất kiến nghị sẽ nhịp nhàng, chứ không phải đợi các lãnh đạo về mới tung ra kiến nghị.

Làm cha thời này cũng khó!
Làm cha thời này cũng khó!

VOV.VN - Anh cười nhạt không ra tiếng, cái tiếng cười rất lạ ở một người sông nước miền Tây phóng khoáng, rồi anh nói: Làm cha thời nay cũng khó...

Làm cha thời này cũng khó!

Làm cha thời này cũng khó!

VOV.VN - Anh cười nhạt không ra tiếng, cái tiếng cười rất lạ ở một người sông nước miền Tây phóng khoáng, rồi anh nói: Làm cha thời nay cũng khó...

Xin chất vấn lại Bộ trưởng Giáo dục vài câu hỏi
Xin chất vấn lại Bộ trưởng Giáo dục vài câu hỏi

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời đại biểu quốc hội nhiều vấn đề, nhưng có 3 nội dung thấy vẫn còn băn khoăn.

Xin chất vấn lại Bộ trưởng Giáo dục vài câu hỏi

Xin chất vấn lại Bộ trưởng Giáo dục vài câu hỏi

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời đại biểu quốc hội nhiều vấn đề, nhưng có 3 nội dung thấy vẫn còn băn khoăn.

Một hội đồng thi 18 người, 1 thí sinh: Ngành Giáo dục thích chơi sang?
Một hội đồng thi 18 người, 1 thí sinh: Ngành Giáo dục thích chơi sang?

VOV.VN - Một thí sinh, một phòng thi, một hội đồng thi là một sự “chơi sang” mà hệ quả không chỉ là lãng phí tiền túi của dân...

Một hội đồng thi 18 người, 1 thí sinh: Ngành Giáo dục thích chơi sang?

Một hội đồng thi 18 người, 1 thí sinh: Ngành Giáo dục thích chơi sang?

VOV.VN - Một thí sinh, một phòng thi, một hội đồng thi là một sự “chơi sang” mà hệ quả không chỉ là lãng phí tiền túi của dân...

Đồng bào giàu có hơn chúng ta tưởng?
Đồng bào giàu có hơn chúng ta tưởng?

VOV.VN - Với họ, khái niệm giàu có về vật chất có phần xa lạ, làm thương mại để lấy cái phần chênh lệch quá lớn bị xem như hành vi thiếu đạo đức.

Đồng bào giàu có hơn chúng ta tưởng?

Đồng bào giàu có hơn chúng ta tưởng?

VOV.VN - Với họ, khái niệm giàu có về vật chất có phần xa lạ, làm thương mại để lấy cái phần chênh lệch quá lớn bị xem như hành vi thiếu đạo đức.