Bí thư Hà Nội: Sáp nhập quận Hoàn Kiếm là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm

VOV.VN - Đối với vấn đề sáp nhập quận Hoàn Kiếm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, đây là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, nhiều tâm tư nguyện vọng, gắn với kinh tế, văn hóa, chính trị.

Tại hội nghị đối thoại với Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố Hà Nội diễn ra sáng 9/8, ý kiến, kiến nghị của nhân dân Thủ đô đề nghị Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực của thành phố để kịp thời phát hiện, chấn chính, xử lý; đồng thời bày tỏ tâm tư muốn biết quan điểm của thành phố trong việc sáp nhập quận Hoàn Kiếm - một quận trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Thủ đô, có bề dày truyền thống về văn hóa, lịch sử.

Ý kiến tại hội nghị tập trung vào các nhóm vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh; công tác xây dựng đảng, chính quyền; công tác cán bộ, thu hút nhân tài và nguồn lực chất lượng cao; công tác dân tộc, tôn giáo...

Trả lời kiến nghị của nhân dân liên quan đến Dự án Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, sau khi khởi công dự án đường vành đai 4, đến nay, việc triển khai Dự án đang rất khẩn trương với sự vào cuộc của các cấp, các ngành. Thành phố sẽ hoàn thành 100% diện tích giải phóng mặt bằng trước ngày 31/12 năm nay.

Đồng thời cho biết, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; hoạt động của Ban Chỉ đạo từng bước đi vào nền nếp, hiệu quả; bước đầu có kết quả tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngay với dự án đường vành đai 4 công tác giám sát, phòng ngừa tiêu cực cũng được thực hiện ngay từ đầu.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết: “Trong quá trình triển khai tách dự án giải phóng mặt bằng tái định cư giao luôn cho quận huyện, và từ chỉ thị của Thành ủy đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thậm chí kiểm tra cũng vào. Tôi phải họp chuyên đề với Ủy ban kiểm tra riêng một buổi, của Ủy ban Kiểm tra thành ủy, Ủy ban Kiểm tra của 7 quận huyện, tất cả các đồng chí cán bộ cùng với đồng chí bí thư 7 quận huyện.

Yêu cầu phải vào ngay từ đầu để vận động để thuyết phục nhân dân, hướng dẫn nhân dân và tăng cường giám sát khâu tổ chức thực hiện. Địa phương nào, địa bàn nào để xảy ra tham nhũng để xảy ra tiêu cực thì cán bộ trực tiếp làm đương nhiên phải chịu trách nhiệm, nhưng cán bộ kiểm tra đó cũng phải chịu trách nhiệm".

Về tâm tư của người dân quận Hoàn Kiếm và nhân dân Thủ đô về sáp nhập quận Hoàn Kiếm, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, quan điểm chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy là phải quán triệt, thực hiện nghiêm các Kết luận, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Thành ủy sẽ có chỉ thị và thành lập ban chỉ đạo để thực hiện.

Đối với vấn đề sáp nhập quận Hoàn Kiếm, khẳng định đây là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, nhiều tâm tư nguyện vọng, gắn với kinh tế, văn hóa, chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Hà Nội sẽ làm đề án để triển khai việc sắp xếp quận, huyện, xã phường, theo 2 tiêu chí cứng: dân số, diện tích. Tuy nhiên, đề án sẽ đặc biệt lưu ý để giữ được các yếu tố văn hóa, lịch sử đặc thù, giữ nguyên ổn định quận huyện.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội: “Hoàn Kiếm của chúng ta, theo tôi, có từ thời vua Lý Thái Tổ, nó là lõi, cho nên mình sẽ tìm cách thuyết phục, tinh thần là bảo vệ, giữ nguyên ổn định quận huyện, nhưng xã phường cũng sẽ yếu tố văn hóa, lịch sử thêm vào. Trong hơn 170 đơn vị thiếu tiêu chí về dân số và diện tích, chỗ nào cần thuyết minh được, ta sẽ thuyết minh yếu tố văn hóa, lịch sử đặc thù. Còn lại không là mình phải thực hiện, làm là quyết liệt, quyết tâm triển khai theo chủ trương của Trung ương, nhưng cũng phải giữ ổn định, đảm bảo để phát triển, giữ được văn hóa, lịch sử, đề án là như vậy".

Theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, trong 2 năm tới, các quận, huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% tiêu chuẩn sẽ phải sáp nhập. Quận Hoàn Kiếm chỉ đạt 15% về diện tích nên thuộc diện phải sắp xếp sáp nhập.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sáp nhập quận Hoàn Kiếm: Người dân nghĩ gì?
Sáp nhập quận Hoàn Kiếm: Người dân nghĩ gì?

VOV.VN - Thông tin quận Hoàn Kiếm là đơn vị hành chính cấp huyện duy nhất của Hà Nội thuộc diện phải sắp xếp lại trong giai đoạn 2023-2025 đang khiến dư luận quan tâm. Bởi nơi đây không chỉ là trung tâm chính trị của Hà Nội, mà còn là quận trung tâm lâu đời, mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa của kinh thành Thăng Long. 

Sáp nhập quận Hoàn Kiếm: Người dân nghĩ gì?

Sáp nhập quận Hoàn Kiếm: Người dân nghĩ gì?

VOV.VN - Thông tin quận Hoàn Kiếm là đơn vị hành chính cấp huyện duy nhất của Hà Nội thuộc diện phải sắp xếp lại trong giai đoạn 2023-2025 đang khiến dư luận quan tâm. Bởi nơi đây không chỉ là trung tâm chính trị của Hà Nội, mà còn là quận trung tâm lâu đời, mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa của kinh thành Thăng Long. 

Quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập, chuyên gia lo ngại mất dấu ấn Thăng Long
Quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập, chuyên gia lo ngại mất dấu ấn Thăng Long

VOV.VN - Chuyên gia lo ngại việc sáp nhập, sắp xếp lại quận Hoàn Kiếm sẽ phá bỏ dấu ấn của Thăng Long - Hà Nội, ảnh hưởng đến giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của Thủ đô.

Quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập, chuyên gia lo ngại mất dấu ấn Thăng Long

Quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập, chuyên gia lo ngại mất dấu ấn Thăng Long

VOV.VN - Chuyên gia lo ngại việc sáp nhập, sắp xếp lại quận Hoàn Kiếm sẽ phá bỏ dấu ấn của Thăng Long - Hà Nội, ảnh hưởng đến giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của Thủ đô.