Công khai về phạm tội của người chưa thành niên thì “phần đời còn lại mong manh"

VOV.VN - Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, dự thảo luật quy định không công khai quá trình phạm tội của người chưa thành niên. “Vì nghĩ đến cuộc đời rất dài của các cháu. Nếu bị công khai, các cháu sẽ bị xã hội kỳ thị, phần đời còn lại của các cháu sẽ rất mong manh”.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng nay 8/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

“Hình phạt còn quá nặng với các cháu”

Phát biểu tại tổ, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia Công ước về quyển trẻ em. Tuy nhiên, ASEAN chỉ có 2 nước chưa có đạo luật riêng áp dụng cho người chưa thành niên, trong đó có Việt Nam, dù  có khoảng chục đạo luật khác nhau đề cập đến việc này.

“Cách tiếp cận ở nhiều quốc gia nhận thấy việc lấy hình phạt cho người lớn, quy trình tố tụng cho người lớn rồi điều chỉnh một chút để áp dụng cho trẻ em là cách làm không hiệu quả. Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế khuyến nghị phải có đạo luật riêng” – ông Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh sự cần thiết ban hành luật này.

Phân tích thêm, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, thế giới quan niệm trẻ em chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, về mặt hành vi, khả năng kiểm soát hành vi kém hơn người trưởng thành, thường bốc đồng, thậm chí manh động.

“Các cháu nhiều khi muốn thử nghiệm một hành vi nào đó, với kiến thức pháp luật chưa đầy đủ có thể dẫn đến phạm tội. Các cháu không ý thức được mình đang phạm tội. Như đua xe gây rối trật tự, vào siêu thị bốc cái nọ cái kia ăn mà không biết mình đang phạm tội trộm cắp. Khi phạm tội lại đối mặt với chế tài, quy trình nặng nề thì các cháu dễ bị tổn thương” – ông Nguyễn Hòa Bình nói.

Trước băn khoăn của một số đại biểu Quốc hội rằng “nhân văn quá với các cháu thì có phải thả tội phạm ra đường không”, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, nhiều nước nghiên cứu cho thấy nếu đối tượng này phạm tội mà cho vào trại luôn chỉ làm họ chai sạn với nhà tù, dễ tái phạm. Nhiều nước áp dụng biện pháp chuyển hướng, đưa các cháu khỏi nhà tù thì tỷ lệ phạm tội giảm khoảng 80%. Dự thảo luật được xây dựng trên kinh nghiệm của nhiều nước và khuyến cáo của Liên Hợp Quốc, với nhiều quy định tiến bộ, vừa nhân văn vừa nghiêm khắc.

Cũng theo ông Nguyễn Hòa Bình, nếu áp dụng như người lớn thì đặt các cháu vào tình trạng rất căng thẳng, do đó không được giam giữ như người lớn, phải có trại giam riêng. Bên cạnh đó, quyền của người chưa thành niên phải được bảo đảm như quyền chơi, quyền tiếp cận thông tin… Nếu trại giam không tổ chức được lớp học thì phải học trực tuyến với các cơ sở bên cạnh, để bảo đảm quyền học tập.

“Chúng tôi đề nghị vụ án nếu có trẻ em thì phải tách ra giải quyết độc lập, người lớn xử sau. Nếu không tách, thời hạn điều tra phải theo người lớn. Việc gia hạn 4 tháng, 4 tháng, 4 tháng đặt các cháu vào tình trạng bị khởi tố, tạm giam kéo dài” – ông Nguyễn Hòa Bình nói.

Dự thảo luật cũng yêu cầu cán bộ điều tra, truy tố, xét xử phải là những cán bộ có hiểu biết về người chưa thành niên (về tâm lý, sinh lý), phải tiến hành xét hỏi trong môi trường thân thiện. Nếu gộp chung với người lớn thì việc này không thực hiện được.

Toàn bộ thông tin liên quan đến quá trình phạm tội của người lớn phải được công khai, nhưng trong đạo luật này không được công khai với người chưa thành niên. “Vì người ta nghĩ đến cuộc đời rất dài của các cháu. Nếu bị công khai, các cháu sẽ bị xã hội kỳ thị, phần đời còn lại của các cháu sẽ rất mong manh”.

Cũng theo Chánh án TAND tối cao, hình phạt hiện nay với người chưa thành niên không hợp lý, “quá nặng với các cháu”. Chuyện đánh nhau, ăn cắp vặt…. hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp tư pháp chuyển hướng, không nhất thiết phải đưa vào trại giam.

“Tôi đi dự nhiều hội thảo quốc tế, đưa dự thảo này cho một số chuyên gia nước ngoài, họ đánh giá cao, thậm chí cho rằng có một số quy định còn tiến bộ hơn châu Âu” – ông Nguyễn Hòa Bình chia sẻ và mong đại biểu Quốc hội hủng hộ.

Nhân văn nhưng phải công bằng

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cũng nhấn mạnh, dự thảo luật đưa ra định hướng áp dụng giảm nhẹ hình phạt, chế tài nhân đạo hơn với người chưa thành niên, như: Hình phạt tối đa giảm hơn ở một số tội, mở rộng diện người phạm tội được xử lý chuyển hướng...

Tuy nhiên, theo ông, việc giảm nhẹ cần cân nhắc đến tác động xã hội, bởi còn có ý kiến cho rằng nếu áp dụng các biện pháp xử lý nhẹ hơn thì có nguy cơ xu hướng lợi dụng chính sách để phạm tội. Thực tế tình trạng người chưa thành niên phạm tội đang nhức nhối. Việc chuyển hướng cũng rất lưu ý, vì phạm tội về an ninh quốc gia, khủng bố thì có chuyển hướng hay không. Do đó, cần đánh giá rất kỹ vì đây là thay đổi lớn về chính sách hình sự.

“Chúng ta cơ bản nội luật hoá các chính sách theo yêu cầu công ước, thể hiện đầy đủ trong các đạo luật về tư pháp và các luật khác. Giờ tổng hợp xây dựng thành một luật riêng là tốt, nhưng nói thiếu cơ chế là không phải. Như không xử lý chuyển hướng, tức đưa vào trường giáo dưỡng, giáo dục tại xã phường được vì người chưa thành niên phạm tội rất nghiêm trọng, chứ không phải do thiếu luật” – ông Nguyễn Công Long nói.

Dẫn lại vụ án Lê Văn Luyện giết nhiều người ở Bắc Giang gây rúng động dư luận trước đây, Đại biểu Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai cho biết, khi đó còn hơn 50 ngày nữa là đối tượng đủ 18 tuổi, trong trường hợp hành vi như vậy thì có cần áp dụng chính sách nhân đạo hay không?

“Ranh giới pháp lý làm cho chúng ta thấy vừa công bằng vừa không công bằng” – ông Quản Minh Cường băn khoăn và đề nghị nghiên cứu kỹ, nhất là phải căn cứ hậu quả, mục đích, thái độ hành vi khi phạm tội để áp dụng chính sách phù hợp, bảo đảm công bằng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ràng buộc cao hơn trách nhiệm của gia đình, cộng đồng với người chưa thành niên
Ràng buộc cao hơn trách nhiệm của gia đình, cộng đồng với người chưa thành niên

VOV.VN - Chiều 6/6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Ràng buộc cao hơn trách nhiệm của gia đình, cộng đồng với người chưa thành niên

Ràng buộc cao hơn trách nhiệm của gia đình, cộng đồng với người chưa thành niên

VOV.VN - Chiều 6/6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Đề xuất giảm mức phạt tù với người chưa thành niên
Đề xuất giảm mức phạt tù với người chưa thành niên

VOV.VN - Để đề cao tính nhân văn nhưng vẫn bảo đảm nghiêm minh của chính sách hình phạt, dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định giảm mức hình phạt tù với người chưa thành niên theo từng trường hợp cụ thể.

Đề xuất giảm mức phạt tù với người chưa thành niên

Đề xuất giảm mức phạt tù với người chưa thành niên

VOV.VN - Để đề cao tính nhân văn nhưng vẫn bảo đảm nghiêm minh của chính sách hình phạt, dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định giảm mức hình phạt tù với người chưa thành niên theo từng trường hợp cụ thể.

Vấn đề ô nhiễm dòng sông làm “nóng” phiên chất vấn
Vấn đề ô nhiễm dòng sông làm “nóng” phiên chất vấn

VOV.VN - Đặt vấn đề chất vấn Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh trong phiên làm việc sáng 4/6, nhiều đại biểu phản ánh tình trạng ô nhiễm dòng sông, “dòng sông chết”, nhất là sông Nhuệ - Đáy, Bắc Hưng Hải.

Vấn đề ô nhiễm dòng sông làm “nóng” phiên chất vấn

Vấn đề ô nhiễm dòng sông làm “nóng” phiên chất vấn

VOV.VN - Đặt vấn đề chất vấn Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh trong phiên làm việc sáng 4/6, nhiều đại biểu phản ánh tình trạng ô nhiễm dòng sông, “dòng sông chết”, nhất là sông Nhuệ - Đáy, Bắc Hưng Hải.