Đại biểu Quốc hội không hài lòng việc chậm gửi tài liệu

VOV.VN - Nêu thực tế trường hợp buổi sáng thảo luận nhưng 1h sáng mới nhận được tài liệu, không kịp nghiên cứu, đại biểu Quốc hội đề nghị có quy định chặt chẽ và nghiêm hơn để đảm bảo chất lượng hoạt động Kỳ họp Quốc hội.

Đây là một trong những vấn đề nhận được nhiều ý kiến đề cập khi thảo luận về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáng 8/9. Nội dung này dự kiến trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).

Đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) nhấn mạnh việc gửi tài liệu đúng thời hạn tới đại biểu Quốc hội đúng thời hạn là điều hết sức quan trọng, được quy định chặt chẽ trong Luật Tổ chức Quốc hội.

Cụ thể, dự thảo, dự án uật, nghị quyết phải gửi tới đại biểu Quốc hội trước 20 ngày và các tài liệu khác chậm nhất là 10 ngày.

Tuy nhiên, tại các kỳ họp vừa vượt qua, nhiều dự thảo luật, dự án, nghị quyết bị chậm trễ, ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu và làm ảnh hưởng đến chất lượng, nội dung tham gia góp ý của đại biểu Quốc hội. Đây cũng là một hạn chế, tồn tại nhiều năm qua và chưa có giải pháp triệt để.

Vị đại biểu này cho rằng, chưa cần nói đến việc đổi mới công tác xây dựng pháp luật, việc tổ chức thực thi nghiêm các quy định của pháp luật hiện hành đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả và đảm bảo tính khả thi của dự án luật được Quốc hội thông qua. Vì vậy, ông đề nghị bổ sung trực tiếp vào Nội quy  các chế tài chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn trong viêc xem xét dự thảo, dự án không đảm bảo thời hạn gửi cũng như trách nhiệm đối với cơ quan chậm trễ, nợ đọng tài liệu.

Cùng quan điểm, đại biểu Trần Thị Hoa Ry (đoàn Bạc Liêu) kiến nghị bổ sung quy định cho rõ liên quan thời gian chậm gửi tài liệu để làm cơ sở cho đại biểu Quốc hội cân nhắc đánh giá về vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.

“Phải bổ sung vào nội quy, kiên quyết không tiến hành thẩm tra các dự án, dự thảo khi chưa đủ hồ sơ, tài liệu cũng như hồ sơ không đúng thời gian quy định” – nữ đại biểu bày tỏ.

Lưu ý qua các kỳ họp vừa qua, các đại biểu, cơ quan chủ quản, cơ quan thẩm tra đều biết các cơ quan nào gửi chậm, đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai) đề nghị công khai việc này và công khai trên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội chứ không phải chỉ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, qua đó mới góp phần nâng cao chất lượng của các kỳ họp Quốc hội.

“Thời gian qua đại biểu Quốc hội nhận tài liệu rất chậm. Có những trường hợp sáng hôm sau thảo luận thì đến 12h, 1h mới nhận được thì đại biểu cũng không thể nghiên cứu được. Tài liệu phải gửi sớm và công khai” – vị đại biểu đoàn Gia Lai nêu quan điểm.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng đề nghị quy định lần này cần cương quyết khắc phục tình trạng chậm gửi tài liệu, cả từ cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra. Nội quy quy định thật cụ thể các chế tài đối với những cơ quan, đơn vị gửi chậm. Có như vậy, các cơ quan thẩm tra, các cơ quan soạn thảo mới không dám gửi chậm nữa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất 24 vấn đề sửa đổi, bổ sung Nội quy Kỳ họp Quốc hội
Đề xuất 24 vấn đề sửa đổi, bổ sung Nội quy Kỳ họp Quốc hội

VOV.VN - Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội sửa đổi, trong đó đề xuất 24 vấn đề sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Nội quy, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn.

Đề xuất 24 vấn đề sửa đổi, bổ sung Nội quy Kỳ họp Quốc hội

Đề xuất 24 vấn đề sửa đổi, bổ sung Nội quy Kỳ họp Quốc hội

VOV.VN - Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội sửa đổi, trong đó đề xuất 24 vấn đề sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Nội quy, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn.

Nội quy kỳ họp Quốc hội bổ sung họp bất thường, biểu quyết trên thiết bị di động
Nội quy kỳ họp Quốc hội bổ sung họp bất thường, biểu quyết trên thiết bị di động

VOV.VN - Dự thảo Nội quy kỳ họp Quốc hội sửa đổi gồm 24 vấn đề mới, trong đó bổ sung hình thức làm việc trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến; quyền tranh luận; có cả biểu quyết bằng hệ thống điện tử tại hội trường và trên thiết bị di động.

Nội quy kỳ họp Quốc hội bổ sung họp bất thường, biểu quyết trên thiết bị di động

Nội quy kỳ họp Quốc hội bổ sung họp bất thường, biểu quyết trên thiết bị di động

VOV.VN - Dự thảo Nội quy kỳ họp Quốc hội sửa đổi gồm 24 vấn đề mới, trong đó bổ sung hình thức làm việc trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến; quyền tranh luận; có cả biểu quyết bằng hệ thống điện tử tại hội trường và trên thiết bị di động.

Ngăn chặn sự can thiệp “lệch lạc” vào kết luận thanh tra
Ngăn chặn sự can thiệp “lệch lạc” vào kết luận thanh tra

VOV.VN - Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) cần rõ quy định về công khai kết luận thanh tra, tránh sự can thiệp để đảm bảo kết luận thanh tra khách quan.

Ngăn chặn sự can thiệp “lệch lạc” vào kết luận thanh tra

Ngăn chặn sự can thiệp “lệch lạc” vào kết luận thanh tra

VOV.VN - Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) cần rõ quy định về công khai kết luận thanh tra, tránh sự can thiệp để đảm bảo kết luận thanh tra khách quan.

Đại biểu Quốc hội: Rửa tiền qua bất động sản, tiền ảo thì ngăn chặn thế nào?
Đại biểu Quốc hội: Rửa tiền qua bất động sản, tiền ảo thì ngăn chặn thế nào?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, vẫn tồn tại giao dịch bằng tiền mặt, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, trong khi chưa rõ căn cứ, công cụ để ngăn chặn hành vi rửa tiền.

Đại biểu Quốc hội: Rửa tiền qua bất động sản, tiền ảo thì ngăn chặn thế nào?

Đại biểu Quốc hội: Rửa tiền qua bất động sản, tiền ảo thì ngăn chặn thế nào?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, vẫn tồn tại giao dịch bằng tiền mặt, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, trong khi chưa rõ căn cứ, công cụ để ngăn chặn hành vi rửa tiền.

“Chậm trễ công khai thì dân khổ nhưng lại màu mỡ cho tiêu cực”
“Chậm trễ công khai thì dân khổ nhưng lại màu mỡ cho tiêu cực”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đánh giá cao Luật Dân chủ ở cơ sở cụ thể hóa phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng, song cần thể hiện cụ thể và khả thi hơn.

“Chậm trễ công khai thì dân khổ nhưng lại màu mỡ cho tiêu cực”

“Chậm trễ công khai thì dân khổ nhưng lại màu mỡ cho tiêu cực”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đánh giá cao Luật Dân chủ ở cơ sở cụ thể hóa phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng, song cần thể hiện cụ thể và khả thi hơn.