Đại biểu Quốc hội tranh luận về quy định khó thực hiện khiến cán bộ sợ sai

VOV.VN - Đại biểu Nguyễn Trường Giang cho biết, qua rà soát cho thấy bất cập, vướng mắc do pháp luật không nhiều. Đại biểu Tạ Văn Hạ nói còn trường hợp hiểu luật khác nhau nên cũng là yếu tố làm cho cán bộ sợ, không dám làm.

Phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV tiếp tục diễn ra sôi nổi với nhiều được vấn đề được đặt ra thẳng thắn trên hội trường.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật tranh luận với một số ý kiến cho rằng hiện nay hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo và khó thực hiện.

Ông cho biết, thực hiện ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại các kỳ họp trước đây, Nghị quyết 101 của Quốc hội đã giao Chính phủ tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và đã có báo cáo tại kỳ họp này. 

Để bảo đảm tính chủ động, đánh giá khách quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thành lập Tổ công tác để chỉ đạo, tổ chức điều kiện rà soát độc lập và yêu cầu 63 Đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực HĐND có báo cáo; các cơ quan của Quốc hội theo lĩnh vực phụ trách đều có ý kiến đánh giá độc lập về kết quả rà soát của Chính phủ cũng như của các địa phương.

Mục tiêu đặt ra là qua rà soát cần nhận diện, chỉ rõ, xác định cụ thể những quy định trong các luật và văn bản dưới luật có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và những vấn đề vướng mắc gây khó khăn, trên cơ sở đó kịp thời chỉ đạo sửa đổi, bổ sung....

Nguyên tắc là rà soát, đánh giá, nhận định phải thận trọng, kỹ lưỡng, chắc chắn, tránh phiến diện. Việc rà soát phải bảo đảm khách quan, tránh cả hai thái cực: mọi vấn đề khó khăn, vướng mắc đều quy cho thể chế pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập dẫn đến đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm hoặc tuyệt đối hóa pháp luật đều tốt mà bất cập, vướng mắc là do công tác tổ chức thực hiện. Việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung phải là thực sự cần thiết và xác đáng. 

Theo ông Nguyễn Trường Giang, qua kết quả rà soát của Chính phủ và đánh giá độc lập của các cơ quan của Quốc hội cho thấy, về cơ bản các văn bản quy phạm pháp luật được rà soát và nội dung qua rà soát phát hiện có mâu thuẫn, chồng chéo không nhiều. Hầu hết các các nội dung còn lại qua rà soát được chỉ ra là có bất cập do được ban hành khá lâu, điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi dẫn đến một số quy định không còn phù hợp. 

Bên cạnh đó, cũng có nội dung được cho là vướng mắc, song thực chất là do nhận thức, do văn bản quy định chi tiết chưa được ban hành đầy đủ hoặc chưa triển khai thực hiện đúng, nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của luật. 

Đại biểu Nguyễn Trường Giang nêu rõ, gần 70% nội dung được phát hiện có bất cập, vướng mắc trong luật đều thuộc các dự án luật đã có ở trong chương trình, tại kỳ họp lần này cũng có rất nhiều nội dung đã được trình Quốc hội như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản,..

Các nội dung của văn bản dưới luật được phát hiện có mâu thuẫn, chồng chéo và vướng mắc, bất cập có một số nội dung chưa phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, có trường hợp chưa kịp thời cập nhật nội dung sửa đổi của các văn bản cơ quan nhà nước cấp trên.

“Tuy nhiên, cũng có một số nội dung nhận định là chưa chính xác, một số nội dung vướng mắc, bất cập là do chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và một số nội dung, một số nhận định là vướng mắc, bất cập nhưng thực chất là vấn đề quan điểm chính sách” – ông Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh.

Trao đổi lại về vấn đề này, Đại biểu Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục đặt vấn đề, tại sao trong triển khai thực hiện còn vướng mắc nhiều, nhất là đầu tư công, cán bộ, công chức sợ trách nhiệm, không dám làm.

Ông đánh giá cao kết quả rà soát hệ thống văn bản pháp luật, nhưng một vấn đề là cách hiểu luật. Hiện nay chính sách, pháp luật đưa ra nhưng cách hiểu luật có những vấn đề chưa thực sự thống nhất, nên cán bộ khi thực hiện hiểu luật thế này, khi kiểm tra, giám sát, thanh tra lại hiểu theo cách khác.

Vị đại biểu đoàn Quảng Nam dẫn ví dụ về xác định giá trị đất đai trong các vụ việc sai phạm, có trường hợp xác định giá trị ở thời điểm khởi tố vụ án, nhưng cũng có quan điểm cần xác định thất thoát tại thời điểm xảy ra vụ việc. Chánh án TAND tối cao cũng từng trả lời tại Quốc hội rằng xác định thiệt hại tại thời điểm xảy ra vụ việc, nhưng có vụ xác định tại thời điểm khởi tố và “sau mấy năm giá trị đất đã khác”.

“Có vụ án lúc đầu xác định thiệt hại 4 nghìn tỷ đồng, sau đó còn hơn 1 nghìn tỷ đồng. Có vụ ở TPHCM ban đầu hơn 1 nghìn tỷ đồng nhưng về sau còn hơn 200 tỷ đồng. Việc xác định giá trị tại thời điểm nào cũng là một trong những nguyên nhân, yếu tố làm cho cán bộ sợ, không dám làm” – ông Tạ Văn Hạ nói và đề nghị khi rà soát đánh giá văn bản pháp luật có chồng chéo, bất cập hay không cần làm rõ câu chuyện làm sao để cách hiểu thống nhất.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Văn bản pháp luật có vướng mắc, bất cập: Cần xác định rõ trách nhiệm
Văn bản pháp luật có vướng mắc, bất cập: Cần xác định rõ trách nhiệm

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị áp dụng thủ tục rút gọn để sửa đổi, bổ sung khi phát hiện nội dung bất cập, vướng mắc trong văn bản pháp luật; đồng thời làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân.

Văn bản pháp luật có vướng mắc, bất cập: Cần xác định rõ trách nhiệm

Văn bản pháp luật có vướng mắc, bất cập: Cần xác định rõ trách nhiệm

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị áp dụng thủ tục rút gọn để sửa đổi, bổ sung khi phát hiện nội dung bất cập, vướng mắc trong văn bản pháp luật; đồng thời làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân.

“Có tiền mà không giải ngân được hoặc chậm đến tay dân là có lỗi với dân”
“Có tiền mà không giải ngân được hoặc chậm đến tay dân là có lỗi với dân”

VOV.VN - Trước thực tế giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia chậm, khả năng không đạt, đại biểu Quốc hội đề nghị cần có giải pháp quyết liệt để khắc phục.

“Có tiền mà không giải ngân được hoặc chậm đến tay dân là có lỗi với dân”

“Có tiền mà không giải ngân được hoặc chậm đến tay dân là có lỗi với dân”

VOV.VN - Trước thực tế giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia chậm, khả năng không đạt, đại biểu Quốc hội đề nghị cần có giải pháp quyết liệt để khắc phục.

Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn “vướng”, do đâu?
Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn “vướng”, do đâu?

VOV.VN - Bên cạnh kết quả đạt được, Đoàn giám sát của Quốc hội chỉ rõ những vướng mắc, hạn chế khiến cho việc hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn ngân sách trung ương đến năm 2025 cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là rất khó khăn.

Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn “vướng”, do đâu?

Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn “vướng”, do đâu?

VOV.VN - Bên cạnh kết quả đạt được, Đoàn giám sát của Quốc hội chỉ rõ những vướng mắc, hạn chế khiến cho việc hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn ngân sách trung ương đến năm 2025 cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là rất khó khăn.