Điểm sáng kinh tế - xã hội Việt Nam qua những chỉ số ấn tượng

VOV.VN - Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức cả trong và ngoài nước, Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 vẫn đạt nhiều kết quả ấn tượng khi thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao và ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu.

“Quốc hội và nhân dân rất mừng!”

“Tôi đánh giá rất cao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo bộ, ngành hết sức nỗ lực, có chỉ đạo quyết liệt và các chỉ tiêu trong năm hoàn thành gần như hết tất cả, có những chỉ tiêu vượt mức đề ra” – Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định bày tỏ khi nêu ý kiến về báo cáo của Chính phủ tại phiên họp 38 Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Báo cáo của Chính phủ cho biết, trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu xã hội, đạt chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân sau 3 năm không đạt.

Tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, bội chi NSNN được kiểm soát, nợ công, nợ Chính phủ thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu cho phép.

Tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%), thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Theo ông Nguyễn Khắc Định, nhìn lại 9 tháng cũng như dự báo cả năm 2024, kết quả tốt nhiều mặt, từ kinh tế đến giáo dục, văn hóa, an sinh và phúc lợi xã hội. Phó Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, ông đi công tác nước ngoài thấy họ đánh giá cao vì “không có nước nào tăng lương 30,6% mà vẫn giữ được ổn định vĩ mô, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng bộ máy, hệ thống chính trị có nhiều kết quả tốt”.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh điểm sáng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt, hạ tầng giao thông, hạ tầng điện có được kết quả rất rõ nét.

Điều đó được chứng minh qua các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược, quan trọng quốc gia tiếp tục được tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư. Đã hoàn thành, đưa vào khai thác hơn 2.021 km đường bộ cao tốc, mở ra nhiều không gian phát triển mới; phát động và ban hành kế hoạch triển khai Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”. Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.

Cũng theo ông Nguyễn Đắc Vinh, du lịch đạt được mức của năm 2019, tức là mức đỉnh du lịch trước đại dịch COVID-19 cả về lượng khách quốc tế, lượng khách nội địa và doanh thu. “Nhìn nhận bức tranh chung về kinh tế - xã hội thì chúng tôi thấy năm nay là một trong những năm rất tốt trong nhiệm kỳ” - ông nói.

Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN&MT Lê Quang Huy đánh giá cao Chính phủ thời gian qua hết sức chú trọng thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo với hàng loạt đề án. Chính phủ cũng vừa trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, trong đó chế định những vấn đề rất mới và những động lực mới cho tăng trưởng, ví dụ như tài sản số, công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Trước các báo cáo của Chính phủ và cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng “Quốc hội và nhân dân rất vui mừng”, nhất là khi tăng trưởng nhờ xuất khẩu và sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ngành chế tạo… chứ không phải từ đất đai.

“Kinh tế nước ta dù khó khăn, nhất là chịu hậu quả thiên tai nhưng tăng trưởng đảm bảo là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nghị quyết của Quốc hội sát, Chính phủ điều hành rất linh hoạt, đặc biệt các chính sách của Chính phủ kịp thời đến doanh nghiệp và người dân” – ông Trần Thanh Mẫn nói, đồng thời nhấn mạnh sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội.

Còn nhiều khó khăn, thách thức phải đối diện

Kết quả đạt được là đáng ghi nhận, song Chính phủ và Quốc hội đều thẳng thắn chỉ rõ hàng loạt hạn chế, khó khăn cần đối diện, giải quyết. Đó là ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trong các ngành công nghệ cao chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tạo đột phá về năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế; các ngành, lĩnh vực mới nổi chưa thực sự chuyển biến rõ nét, nguy cơ không bắt kịp được với thế giới nếu không có cơ chế, chính sách đột phá…

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy bày tỏ quan ngại khi “Luật Điện lực (sửa đổi) có thể thông qua sớm đi chăng nhưng nếu không có chỉ đạo, điều hành quyết liệt để sớm đưa thêm vào các dự án điện thì e rằng đến năm 2025 có thể lặp lại các hệ lụy của những năm trước”.

Nhấn mạnh động lực mới cho phát triển kinh tế trong giai đoạn tới, đặc biệt là kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số, ông Lê Quang Huy đề nghị Chính phủ, bộ ngành và doanh nghiệp cần quan tâm việc EU đã ban hành Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon, bắt đầu cơ hiệu lực toàn bộ từ năm 2026, tức sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh thì lưu ý tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi từ 15 đến 28 tuổi cao gấp 3 lần so với tỷ lệ chung; tình trạng thiếu thuốc phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tiếp tục không đạt mục tiêu trên 90%...

Ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh số liệu doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng 9,7% so cùng kỳ nhưng rút khỏi thị trường tăng 21,5% so với cùng kỳ và cao nhất trong 7 năm.

Hay giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 55,7% kế hoạch, có địa phương mới được dưới 10%; hậu quả bão lũ, thiên tai dẫn đến nợ xấu có nguy cơ gia tăng, chi phí khắc phục cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội là không nhỏ.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cảnh báo tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai đẩy giá đất lên cao khiến cho việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ trong khi cho người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận đất đai vì giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả.

Khắc phục độ trễ của chính sách cũng là vấn đề mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu phải quan tâm xử lý, như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Bất động sản có hiệu lực nhưng hiện nhiều địa phương chưa ban hành được văn bản hướng dẫn, có nơi thì ban hành nhưng chưa đầy đủ, khiến luật chậm đi vào cuộc sống…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư chiến lược
Đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư chiến lược

VOV.VN - Chính phủ đề xuất bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm đơn giản hoá thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

Đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư chiến lược

Đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư chiến lược

VOV.VN - Chính phủ đề xuất bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm đơn giản hoá thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

“Giá chung cư bị đẩy lên rất cao”
“Giá chung cư bị đẩy lên rất cao”

VOV.VN - “Tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai đẩy giá đất lên cao khiến cho việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ, trong khi cho người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận đất đai vì giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả”.

“Giá chung cư bị đẩy lên rất cao”

“Giá chung cư bị đẩy lên rất cao”

VOV.VN - “Tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai đẩy giá đất lên cao khiến cho việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ, trong khi cho người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận đất đai vì giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả”.

GDP năm 2024 vượt mục tiêu, phấn đấu có 3.000km đường cao tốc vào 2025
GDP năm 2024 vượt mục tiêu, phấn đấu có 3.000km đường cao tốc vào 2025

VOV.VN - Ngày 9/10, tại Phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.

GDP năm 2024 vượt mục tiêu, phấn đấu có 3.000km đường cao tốc vào 2025

GDP năm 2024 vượt mục tiêu, phấn đấu có 3.000km đường cao tốc vào 2025

VOV.VN - Ngày 9/10, tại Phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.