Lý do huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận không sáp nhập xã Bình Thạnh

VOV.VN - Xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận tuy không đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, phải thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2026-2030, nhưng do đặc thù của xã này, UBND huyện Tuy Phong đề xuất giữ nguyên, không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính trong giai đoạn 2023 - 2030.

Xã Bình Thạnh được thành lập vào khoảng năm 1692. Đến Minh Mạng lục niên (1825) còn có tên gọi La Hàng, Tục thường gọi là La Gàng. Sau này người Pháp còn gọi là Lagar.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, huyện Tuy Phong được thành lập, gồm các xã: Vĩnh Hảo, Long Phước, Long Hương, Bình Thạnh, Hạnh Long, Lạc Trị, Phú Điền, La Bá, Đại Hòa, Long Tỉnh.

Sau khi thành lập chính quyền cách mạng, sáng ngày 29/8/1945, tại xã Bình Thạnh đại diện Ủy ban cách mạng lâm thời tuyên bố xóa bỏ chính quyền phong kiến và bảo hộ Pháp tại xã. Tên xã Bình Thạnh được hình thành từ thời điểm này.

Diện tích toàn xã là 2.886 ha (28.86km2), dân số khoảng 3.500 khẩu. Địa giới hành chính và diện tích tự nhiên của xã tương đối ổn định, không có sự thay đổi từ khi có tên gọi xã Bình Thạnh vào năm 1945 cho đến nay. Địa giới hành chính của xã Bình Thạnh được các bô lão của xã xác định với các địa phương giáp ranh từ năm 1945 và quản lý ổn định cho đến khi có bản đồ địa giới hành chính 364 và nay là theo bản đồ địa giới hành chính 513.

Do đó, theo điểm b, khoản 1, Điều 3 của Nghị quyết 35 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, xã Bình Thạnh là trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính.

Ngoài ra, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong được Bộ Quốc phòng công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng theo quyết định số 2414 ngày 11/7/2022. Do đó, theo điểm c, khoản 1, Điều 3 của Nghị quyết 35, ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, xã Bình Thạnh là trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính.

Theo báo cáo của UBND huyện Tuy Phong, nếu sáp nhập xã Bình Thạnh vào xã Phú Lạc, là xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số không tương đồng về phong tục, tập quán nên khó khăn về công tác quản lý; địa giới và giao thông không liên tục. Còn nếu sáp nhập vào xã Chí Công, có quy mô dân số quá đông (trên 25.800 người), cộng với địa bàn rộng sẽ khó khăn cho công tác quản lý.

Còn sáp nhập vào thị trấn Liên Hương cũng không ổn, vì hiện nay thị trấn Liên Hương là đô thị loại V, đang phấn đấu đạt đô thị loại IV, nếu sáp nhập xã Bình Thạnh vào thị trấn Liên Hương thì khó đạt các chỉ tiêu về đô thị trong tương lai.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công an Bình Dương giảm 3 phòng nghiệp vụ theo đề án sáp nhập, tinh giản
Công an Bình Dương giảm 3 phòng nghiệp vụ theo đề án sáp nhập, tinh giản

VOV.VN - Công an tỉnh Bình Dương vừa công bố quyết định sáp nhập và bố trí nhân sự các đơn vị trực thuộc. Đây là đợt sắp xếp bộ máy, nhân sự quy mô lớn nhất của công an Bình Dương.

Công an Bình Dương giảm 3 phòng nghiệp vụ theo đề án sáp nhập, tinh giản

Công an Bình Dương giảm 3 phòng nghiệp vụ theo đề án sáp nhập, tinh giản

VOV.VN - Công an tỉnh Bình Dương vừa công bố quyết định sáp nhập và bố trí nhân sự các đơn vị trực thuộc. Đây là đợt sắp xếp bộ máy, nhân sự quy mô lớn nhất của công an Bình Dương.

Bí thư Hà Nội: Sáp nhập quận Hoàn Kiếm là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm
Bí thư Hà Nội: Sáp nhập quận Hoàn Kiếm là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm

VOV.VN - Đối với vấn đề sáp nhập quận Hoàn Kiếm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, đây là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, nhiều tâm tư nguyện vọng, gắn với kinh tế, văn hóa, chính trị.

Bí thư Hà Nội: Sáp nhập quận Hoàn Kiếm là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm

Bí thư Hà Nội: Sáp nhập quận Hoàn Kiếm là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm

VOV.VN - Đối với vấn đề sáp nhập quận Hoàn Kiếm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, đây là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, nhiều tâm tư nguyện vọng, gắn với kinh tế, văn hóa, chính trị.

Sáp nhập huyện, xã: Tinh gọn nhưng phải hài hoà lợi ích
Sáp nhập huyện, xã: Tinh gọn nhưng phải hài hoà lợi ích

VOV.VN - Theo báo cáo của 63 địa phương, giai đoạn 2023-2025 sẽ sáp nhập 33 huyện và hơn 1.300 xã thuộc diện "bắt buộc sắp xếp", chưa tính số đơn vị hành chính thuộc diện khuyến khích sắp xếp do địa phương có nhu cầu.

Sáp nhập huyện, xã: Tinh gọn nhưng phải hài hoà lợi ích

Sáp nhập huyện, xã: Tinh gọn nhưng phải hài hoà lợi ích

VOV.VN - Theo báo cáo của 63 địa phương, giai đoạn 2023-2025 sẽ sáp nhập 33 huyện và hơn 1.300 xã thuộc diện "bắt buộc sắp xếp", chưa tính số đơn vị hành chính thuộc diện khuyến khích sắp xếp do địa phương có nhu cầu.