Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật

(VOV) -Đào tạo pháp luật cần nâng cao chất lượng nhất là pháp luật quốc tế, cập nhật, đổi mới thường xuyên giáo trình giảng dạy.

Sáng nay (16/10), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương họp phiên thứ 7, thảo luận "Dự thảo Báo cáo Bộ Chính trị về việc phân công nhiệm vụ đào tạo nghề cho cán bộ có chức danh tư pháp và công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ pháp luật của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân" và thảo luận cho ý kiến về đề án “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP HCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật". Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - Trưởng ban chỉ đạo cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đề nghị các đại biểu thảo luận cho ý kiến về những nội dung quan trọng của hai nội dung và đề án, nhất là vấn đề đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với đào tạo cán bộ có chức danh tư pháp; xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP HCM thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật theo đúng tinh thần Nghị quyết 49 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Nghị quyết 08 ngày 2/1/2001 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới để có cơ sở chỉ đạo việc tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện đề án.

Thảo luận về nội dung cụ thể, các đại biểu cho rằng: Các đề án đã thể hiện được quan điểm và định hướng của việc nghiên cứu là làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, đánh giá được thực trạng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ pháp luật của Việt Nam.

Trong đó, đề án xây dựng trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật TP HCM thành trường trọng điểm, Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương cơ bản tán thành mục tiêu đề ra nhưng đề nghị cần tập trung các nguồn lực cho hai trường này nhằm cung cấp nguồn nhân lực pháp luật có chất lượng cao cho các cơ quan, tổ chức Nhà nước mà trọng tâm là các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp...

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị điều chỉnh một số mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp như quy mô đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên, đổi mới giáo trình đào tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng… phải phù hợp thực tiễn để nhằm nâng cao chất lượng đào tạo góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Dự thảo Báo cáo Bộ Chính trị về việc phân công nhiệm vụ đào tạo nghề cho cán bộ có chức danh tư pháp và công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ pháp luật của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, các thành viên Ban chỉ đạo cho rằng, dự thảo Báo cáo đã được xây dựng khá công phu, đã hệ thống hóa được các chủ trương của Bộ Chính trị và quan điểm của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp, tổ chức, chuyên gia có liên quan về công tác đào tạo các chức danh tư pháp, tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng cần phải có sự đánh giá cụ thể đào tạo của Học Viện Tư pháp đối với 3 chức danh thẩm phán, kiểm sát, luật sư cả về thực trạng và cở sở lý luận, việc đào tạo bồi dưỡng của hai trường cán bộ Tòa án và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát, đồng thời dự báo nhu cầu tuyển dụng cán bộ pháp luật và đào tạo nghề nghiệp cho cán bộ có chức danh tư pháp của hai ngành Tòa án và kiểm sát để có sự phân công phù hợp.

Phát biểu kết thúc phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, việc xây dựng trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP HCM thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật là hết sức quan trọng.

Những năm qua, 2 trường đã đóng góp nguồn nhân lực quan trọng cho các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, chất lượng một số cán bộ tư pháp còn hạn chế, lúng túng... Chính vì thế, giao sứ mệnh đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước vững về chuyên môn, bản lĩnh chính trị của đội ngũ pháp luật cho hai trường là hết sức cần thiết.

Chủ tịch nước lưu ý, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, hai trường cần phải nâng cao chất lượng đào tạo nhất là pháp luật quốc tế, cập nhật, đổi mới thường xuyên giáo trình giảng dạy; đánh giá lại chất lượng đầu vào, đầu ra của sinh viên và nhu cầu phát triển tuyển dụng của các cơ quan tư pháp để có định hướng phát triển phù hợp.

Đề cập dự thảo báo cáo Bộ Chính trị về việc phân công nhiệm vụ đào tạo nghề cho cán bộ có chức danh tư pháp, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần phải đánh giá thực trạng đào tạo và đào tạo lại, cũng như nhu cầu đào tạo các chức danh tư pháp như thế nào trong tương lai, mô hình tập trung đào tạo 3 chức danh thẩm phán, kiểm sát, luật sư có đáp ứng thực tế hay không để có sự phân công cho phù hợp.

Chủ tịch nước cũng cho rằng: Chiến lược cải cách đến năm 2020 là nhất quán, những vướng mắc có thể kiến nghị, xem xét điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn để làm sao nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp góp phần vào xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa.

Chủ tịch nước đề nghị các ban ngành chức năng và ban soạn thảo tiếp tục tổng hợp ý kiến của các thành viên ban chỉ đạo trình Bộ Chính trị cho ý kiến./

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bổ nhiệm 30 Kiểm sát viên và thẩm phán
Bổ nhiệm 30 Kiểm sát viên và thẩm phán

Chủ tịch nước tin tưởng, các đồng chí mới được bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên và Thẩm phán lần này sẽ phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình

Bổ nhiệm 30 Kiểm sát viên và thẩm phán

Bổ nhiệm 30 Kiểm sát viên và thẩm phán

Chủ tịch nước tin tưởng, các đồng chí mới được bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên và Thẩm phán lần này sẽ phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình

Thủ tướng làm việc với Liên đoàn Luật sư
Thủ tướng làm việc với Liên đoàn Luật sư

Liên đoàn Luật sư Việt Nam thực hiện tốt vai trò là ngôi nhà chung tập hợp, đoàn kết giới luật sư cùng góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng làm việc với Liên đoàn Luật sư

Thủ tướng làm việc với Liên đoàn Luật sư

Liên đoàn Luật sư Việt Nam thực hiện tốt vai trò là ngôi nhà chung tập hợp, đoàn kết giới luật sư cùng góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch nước chủ trì phiên họp chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương
Chủ tịch nước chủ trì phiên họp chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương

Chủ tịch nước nhấn mạnh, ngành TAND và Viện Kiểm sát nhân dân tương xứng với vai trò, vị trí, chức năng của mỗi ngành, bảo đảm hoạt động đạt hiệu quả cao hơn đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.

Chủ tịch nước chủ trì phiên họp chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương

Chủ tịch nước chủ trì phiên họp chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương

Chủ tịch nước nhấn mạnh, ngành TAND và Viện Kiểm sát nhân dân tương xứng với vai trò, vị trí, chức năng của mỗi ngành, bảo đảm hoạt động đạt hiệu quả cao hơn đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.