Nghị quyết mới là chìa khóa để TP.HCM bứt phá

VOV.VN - Theo TS. Trần Du Lịch, Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 ra đời cộng với sự chuẩn bị về hạ tầng đô thị, nhất là giao thông, 2 điểm nghẽn lớn nhất của Thành phố là thể chế và hạ tầng sẽ được tháo gỡ trong thời gian tới.

“Việc Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM được thông qua với tỷ lệ gần như tuyệt đối là thành công không chỉ của TP mà là của cả nước. Do đó TP.HCM cần sẵn sàng tâm thế, quyết liệt để thực hiện thành công Nghị quyết mới, đưa TP bứt phá”.

Đó là chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học tại Hội thảo "Hiện thực hóa Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM" diễn ra sáng 27/6, do Báo Người Lao Động tổ chức. Nhiều ý kiến đề xuất phương án tiếp cận đa dạng, cách thức triển khai phong phú.

Tháo gỡ điểm nghẽn về cơ chế và hạ tầng

Phát biểu đề dẫn, Tổng Biên tập báo Người Lao động Tô Đình Tuân cho biết, khi nghị quyết mới chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 với nhiều chính sách đặc thù, đặc biệt là cho phép thí điểm những mô hình mới, cách làm mới, TP.HCM sẽ có cơ hội tối ưu hóa mọi nguồn lực, tiềm năng sẵn có để phát triển vượt bậc. Đây là chìa khóa quan trọng không chỉ cho Thành phố mà còn thúc đẩy phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và lan tỏa trên cả nước.

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (Nghị quyết 98) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ gần như tuyệt đối cho thấy sự đồng thuận, ủng hộ rất cao đối với TP. HCM nhằm khơi dậy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, giữ vững và phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu cả nước.

Theo TS. Trần Du Lịch - người đã có nhiều đóng góp trong xây dựng Nghị quyết mới, ngay từ ban đầu các chuyên gia đều thống nhất quan điểm là làm sao có các cơ chế phát triển Thành phố; trong tương lai góp phần giúp Quốc hội xây dựng Luật đô thị, hình thành 2 nhóm cơ chế chính sách, không còn cơ chế xin – cho…

TS. Trần Du Lịch cho biết, hiện nay quá trình chuẩn bị để hiện thực hóa ngay các cơ chế trong nghị quyết là khá tốt. Nhưng để nâng chất lượng nền công vụ về hành chính thì Thành phố thiết kế các vấn đề thể chế, tổ chức bộ máy vận hành và cán bộ công chức, triển khai đồng bộ để nâng cao năng lực, bởi chế độ đãi ngộ hiện nay chưa đủ, cần tính toán lại. Ông Trần Du Lịch nêu ví dụ TP Thủ Đức cần bộ máy tương ứng với quy mô, nhưng đây lại là vấn đề khó, vì đầu tư nguồn lực cho cán bộ công chức còn hạn chế. Do đó phải triển khai làm rõ để quá trình vận hành trôi chảy.

"Nghị quyết này ra đời cộng với sự chuẩn bị về hạ tầng đô thị, nhất là giao thông, tôi nghĩ rằng 2 điểm nghẽn lớn nhất của Thành phố là thể chế và hạ tầng sẽ được tháo gỡ trong thời gian tới. Đây là 2 nền tảng quan trọng nhất để Thành phố hướng tới một giai đoạn phát triển mới. Tôi nghĩ rằng Thành phố tiếp tục làm không chỉ là "Thành phố vì cả nước, cả nước vì Thành phố", không chỉ đóng góp cho Thành phố mà còn đóng góp cho cả nước", ông Trần Du Lịch nói.

Đầu tháng 7 sẽ triển khai Nghị quyết

Chia sẻ với hội thảo từ Hà Nội do có công tác đột xuất, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết Thành phố ghi nhận tất cả các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học để có thể hiện thực hóa nghị quyết, đạt được kết quả cao nhất.

Theo ông Phan Văn Mãi, TP.HCM đang rất khẩn trương chuẩn bị về tâm thế, các nội dung, điều kiện... và đầu tháng 7/2023 sẽ tổ chức hội nghị toàn Thành phố để triển khai Nghị quyết. Trong quá trình đó, Thành phố sẽ phối hợp với các cơ quan Trung ương, các viện, trường, các chuyên gia để cụ thể hóa hơn các cơ chế, chính sách, sắp xếp ưu tiên để triển khai trong thời gian sắp tới.

"Chúng tôi hiểu rằng việc triển khai Nghị quyết sẽ rất khó khăn nên TP.HCM sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan Trung ương, các chuyên gia để chuẩn bị tốt nhất. Chúng tôi rất mong muốn các cơ quan Trung ương hỗ trợ TP.HCM để triển khai Nghị quyết đạt kết quả cao nhất", ông Phan Văn Mãi bày tỏ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội quyết định trao thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM
Quốc hội quyết định trao thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM

VOV.VN - Chiều 24/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM với 481/484 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 97,37% tổng số đại biểu).

Quốc hội quyết định trao thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM

Quốc hội quyết định trao thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM

VOV.VN - Chiều 24/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM với 481/484 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 97,37% tổng số đại biểu).

TP.HCM muốn triển khai ngay nghị quyết mới từ 1/8/2023
TP.HCM muốn triển khai ngay nghị quyết mới từ 1/8/2023

VOV.VN - Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa ký văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề xuất xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 theo trình tự, thủ tục rút gọn.

TP.HCM muốn triển khai ngay nghị quyết mới từ 1/8/2023

TP.HCM muốn triển khai ngay nghị quyết mới từ 1/8/2023

VOV.VN - Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa ký văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề xuất xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Nghị quyết mới tạo khuôn khổ pháp lý, tự chịu trách nhiệm để phát triển TP.HCM
Nghị quyết mới tạo khuôn khổ pháp lý, tự chịu trách nhiệm để phát triển TP.HCM

VOV.VN - Nghị quyết mới sẽ mở rộng phân cấp, phân quyền cho TP.HCM trong các lĩnh vực như: đầu tư, tài chính ngân sách, quản lý đô thị, tài nguyên môi trường, về văn hóa xã hội….

Nghị quyết mới tạo khuôn khổ pháp lý, tự chịu trách nhiệm để phát triển TP.HCM

Nghị quyết mới tạo khuôn khổ pháp lý, tự chịu trách nhiệm để phát triển TP.HCM

VOV.VN - Nghị quyết mới sẽ mở rộng phân cấp, phân quyền cho TP.HCM trong các lĩnh vực như: đầu tư, tài chính ngân sách, quản lý đô thị, tài nguyên môi trường, về văn hóa xã hội….