Người Việt tại Thái Lan tọa đàm về sửa đổi Hiến pháp

(VOV)-Đây là dịp để cộng đồng người Việt ở Thái Lan hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Ngày 21/3, Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok, Thái Lan tổ chức buổi tọa đàm về sửa đổi Hiến pháp Việt Nam 1992 dành cho cộng đồng người Việt đang sinh sống, làm việc, học tập tại Thái Lan.

Cuộc tọa đàm về sửa đổi Hiến pháp Việt Nam lần này có sự tham dự của khoảng 100 người, bao gồm cán bộ Đại sứ quán, các cơ quan đại diện, đại diện bà con Việt kiều, giáo viên, sinh viên Việt Nam đang giảng dạy, học tập tại Thái Lan. Đặc biệt, cuộc hội đàm có sự tham gia của nhóm giáo sư Đại học Luật TP HCM và một số thành viên Hội Luật gia Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Ngô Đức Thắng cho rằng, cuộc tọa đàm này là dịp quan trọng để cộng đồng người Việt ở Thái Lan hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam; đồng thời có những đóng góp vào tiến trình sửa đổi Hiến pháp nhằm đảm bảo cho đất nước ta có sự đổi mới, đồng bộ vững chắc cả về chính trị -xã hội và kinh tế.

Giáo sư, Tiến sĩ luật Mai Hồng Quỳ, Tiến sĩ luật Đào Xuân Tiến và một số luật gia của Việt Nam đã trình bày về quy trình sửa đổi Hiến pháp, nhấn mạnh tính dân chủ cao độ, lắng nghe ý kiến của mọi người dân, tổ chức, đoàn thể xã hội và kiều bào ta về vấn đề này. Đồng thời khẳng định dự thảo Hiến pháp sửa đổi so với Hiến pháp 1992, có nhiều điểm mới tích cực, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, coi trọng phát huy quyền con người cũng như quyền và nghĩa vụ của công dân.

Ông Ninh Viết Thông, Tổng thư ký Hội người Việt Nam tại Bangkok bày tỏ sự quan tâm của bà con Việt kiều ở Thái Lan đối với vấn đề sửa đổi Hiến pháp, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: "Về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan rất quan tâm. Chúng tôi thấy rằng, việc trong nước sửa đổi Hiến pháp rất tích cực, đáp ứng được các nhu cầu mọi mặt để phát triển đất nước. Dự thảo Hiến pháp có tất cả 10 chương, 124 điều. Bản thân tôi hoàn toàn tán thành cả 124 điều. Chúng tôi rất tin tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam trong vai trò lãnh đạo của Đảng. Việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp là đúng đắn, phù hợp với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hiện tại, trong việc hội nhập Cộng đồng ASEAN sắp tới".

Thay mặt cho các giáo viên và sinh viên Việt Nam đang giảng dạy và học tập ở Thái Lan, nghiên cứu sinh Tiến sỹ Trần Thị Hạnh bày tỏ ý kiến: "Thay mặt cho các giáo viên, sinh viên Việt Nam tại Thái Lan, chúng tôi đánh giá cao tiến trình và nội dung sửa đổi Hiến pháp của nước ta. Đối với các điểm sửa đổi, bổ sung của dự thảo Hiến pháp, chúng tôi thấy rằng sẽ tạo nền tảng pháp luật quan trọng cho sự phát triển của đất nước; đồng thời nâng cao dân chủ, quyền con người và quyền công dân trong mọi lĩnh vực”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 3.600 ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Hơn 3.600 ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Trong số những ý kiến tham gia có hơn 3.300 ý kiến trực tiếp đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung các chương, điều, khoản 

Hơn 3.600 ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Hơn 3.600 ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Trong số những ý kiến tham gia có hơn 3.300 ý kiến trực tiếp đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung các chương, điều, khoản 

Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong Hiến pháp sửa đổi
Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong Hiến pháp sửa đổi

(VOV) - “Hòa giải và hòa hợp, đoàn kết được các dân tộc, các tôn giáo là chìa khóa để ổn định và phát triển đất nước”.

Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong Hiến pháp sửa đổi

Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong Hiến pháp sửa đổi

(VOV) - “Hòa giải và hòa hợp, đoàn kết được các dân tộc, các tôn giáo là chìa khóa để ổn định và phát triển đất nước”.

Hội thảo khoa học Thái - Việt về Hiến pháp Việt Nam
Hội thảo khoa học Thái - Việt về Hiến pháp Việt Nam

(VOV) - Hội thảo khoa học mang chủ đề "Luật pháp và Hiến pháp Việt Nam".

Hội thảo khoa học Thái - Việt về Hiến pháp Việt Nam

Hội thảo khoa học Thái - Việt về Hiến pháp Việt Nam

(VOV) - Hội thảo khoa học mang chủ đề "Luật pháp và Hiến pháp Việt Nam".

Các địa phương góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992
Các địa phương góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) -Các ý kiến đều cho rằng sửa đổi Hiến pháp là hết sức cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong tình hình hiện nay.

Các địa phương góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992

Các địa phương góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) -Các ý kiến đều cho rằng sửa đổi Hiến pháp là hết sức cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong tình hình hiện nay.

Lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Bộ Chính trị chỉ thị lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp từ ngày 2/1/2013 và kết thúc vào ngày 31/3/2013

Lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Bộ Chính trị chỉ thị lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp từ ngày 2/1/2013 và kết thúc vào ngày 31/3/2013

Góp ý về quyền thông tin, được thông tin trong Hiến pháp
Góp ý về quyền thông tin, được thông tin trong Hiến pháp

(VOV) - Thực tiễn cho thấy yêu cầu cấp bách của việc thể hiện đầy đủ, rạch ròi quyền thông tin và quyền được thông tin.

Góp ý về quyền thông tin, được thông tin trong Hiến pháp

Góp ý về quyền thông tin, được thông tin trong Hiến pháp

(VOV) - Thực tiễn cho thấy yêu cầu cấp bách của việc thể hiện đầy đủ, rạch ròi quyền thông tin và quyền được thông tin.

Nhân sĩ, trí thức, luật gia góp ý sửa đổi Hiến pháp
Nhân sĩ, trí thức, luật gia góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) - Các vấn đề về chế định dân chủ, quyền con người, vai trò, vị thế của Đảng, Nhà nước được nhiều đại biểu cho ý kiến

Nhân sĩ, trí thức, luật gia góp ý sửa đổi Hiến pháp

Nhân sĩ, trí thức, luật gia góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) - Các vấn đề về chế định dân chủ, quyền con người, vai trò, vị thế của Đảng, Nhà nước được nhiều đại biểu cho ý kiến