Nhớ ơn Bác Hồ, người Tây Nguyên đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no

VOV.VN - Trong di chúc, Bác Hồ căn dặn “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.” Khắc ghi lời dạy ấy, bà con các dân tộc Tây Nguyên đoàn kết, tích cực lao động, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Vui ngày Quốc khánh, già làng A Vơng, ở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, tự hào: trong chiến tranh, quê hương ông ghi dấu những chiến thắng Măng Đen, Măng Bút…, nay hòa bình xây dựng Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen ngày càng đón nhiều du khách. Dịp này người Xơ Đăng ở huyện Kon Plông tổ chức lễ hội truyền thống, nhắc nhở con cháu biết ơn Đảng, biết ơn Bác Hồ đã mang lại cuộc sống ấm no:

“Lúc còn sống, Bác Hồ đã quan tâm sâu sắc đến tất cả các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Hồi đó, nghe tin Bác mất, bà con dân tộc Mơ Nâm chúng tôi ai ai cũng khóc, vì Bác có công lao rất to lớn đối với đất nước, với dân tộc Việt Nam, trong đó, có dân tộc Mơ Nâm chúng tôi. Nhớ mãi công ơn bao la của Bác Hồ, người Mơ Nâm chúng tôi sẽ tiếp tục đoàn kết, cố gắng ra sức học tập, lao động sản xuất để có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, thôn làng ngày càng phát triển và tươi đẹp hơn”- già làng A Vơng nói.

Học và làm theo Bác, trong vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum đã hình thành hơn 800 mô hình giúp hơn 10.000 lượt hộ nghèo và cận nghèo có điều kiện vươn lên. Là một trong những điển hình được Tỉnh uỷ Kon Tum khen thưởng dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ hồi tháng 5 vừa qua, ông A Huế, dân tộc Xơ Đăng, ở xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy, kể: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng tôi đã vận động bà con xây dựng thành công nông thôn mới. Tôi trực tiếp vận động bà con giúp đỡ ngày công với nhau, tạo cảnh quan khu nhà rông, cùng tu sửa lại con đường. Trồng cây ngoài trục đường chính cũng như các tuyến đường nông thôn. Người dân không còn lạc hậu như xưa”.

Cũng như ở tỉnh Kon Tum, bà con các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để kinh tế ngày càng phát triển. Ông K’Nam, dân tộc K’ho, ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng tâm sự, người dân chung sức đồng lòng đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 3,16%, nâng thu nhập bình quân đạt 86,12 triệu đồng/người, cao nhất vùng Tây Nguyên.

“Cách đây 55 năm, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc thiêng liêng. Đây là văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam. Nhận thức rõ được điều đó, bản thân tôi cũng như các cán bộ, đảng viên trên địa bàn luôn nỗ lực hết mình trong công việc, không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác”- ông K’Nam cho biết thêm.

Tại tỉnh Gia Lai, bà con cũng đang học hỏi những cách làm mới cho cuộc sống ngày càng ấm no. Ông Đinh K’re, dân tộc Ba Na, Bí thư Đảng ủy xã Kon Pne, huyện vùng sâu Kbang, cho biết:  "Tôi thấy việc học tập và làm theo Bác đã được đưa vào cuộc sống của bà con, cũng như vận động bà con luôn đoàn kết. Bản thân các cán bộ, đảng viên đã làm theo lời Bác biết đoàn kết, tiết kiệm, luôn luôn hướng dẫn bà con biết giúp đỡ nhau xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn” 

Già làng Hmrick, dân tộc Jarai, ở xã Biển Hồ, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai vui mừng, với sự đầu tư của nhà nước, bà con đang khôi phục nghề truyền thống như tạc tượng gỗ, đan lát, dệt thổ cẩm; học cách chế biến món ăn đảm bảo vệ sinh và tổ chức làm du lịch cộng đồng:

“Hiện tại cuộc sống của bà con đã cải thiện, trong làng đường xá đi lại thuận tiện, không còn ai đói nghèo nữa. Với cương vị là già làng, tôi luôn tuyên truyền cho bà con hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, để bà con vững niềm tin vào đường lối của Đảng, Nhà nước. Xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng là chính sách đúng đắn để thay đổi cuộc sống người dân được ấm no, hạnh phúc hơn”- già làng Hmrick chia sẻ.

Cùng với bà con các dân tộc ở Tây Nguyên, người Mnông ở tỉnh Đắk Nông đang chung sức đồng lòng thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Ông Điểu Mbrâng, ở xã Đắk R’Moan, thành phố Gia Nghĩa, phấn khởi: "Nhờ có Đảng, có Bác Hồ, bà con bon làng đã có cuộc sống ấm no. Bác Hồ vẫn luôn dành tình cảm sâu nặng cho bà con ở Tây Nguyên và bà con mình cũng luôn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ. Học tập, làm theo tấm gương của Bác, bà con phải luôn đoàn kết, đồng lòng, tin và theo Đảng, Nhà nước. Bà con bon làng sẽ cố gắng làm ăn, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.”

Bác Hồ đã đi xa hơn nửa thế kỷ, nhưng tình thân yêu của Người vẫn còn mãi với nhân dân Việt Nam. Bà con các dân tộc ở Tây Nguyên cùng với toàn Đảng, toàn dân nguyện “đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” như điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong di chúc của Người.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên: Biểu tượng của tình đoàn kết
Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên: Biểu tượng của tình đoàn kết

VOV.VN - Tượng đài Bác Hồ cùng các dân tộc Tây Nguyên tại Quảng trường Đại Đoàn Kết được ví như "trái tim" của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tình đoàn kết, lòng yêu nước và sự gắn bó keo sơn giữa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với Bác Hồ.

Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên: Biểu tượng của tình đoàn kết

Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên: Biểu tượng của tình đoàn kết

VOV.VN - Tượng đài Bác Hồ cùng các dân tộc Tây Nguyên tại Quảng trường Đại Đoàn Kết được ví như "trái tim" của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tình đoàn kết, lòng yêu nước và sự gắn bó keo sơn giữa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với Bác Hồ.

Biểu dương gương điển hình trong bảo vệ an ninh vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên
Biểu dương gương điển hình trong bảo vệ an ninh vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên

VOV.VN - Bộ Công an đã trao tặng bằng khen cho 86 tập thể, cá nhân tiêu biểu đại diện cho các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2018-2024.

Biểu dương gương điển hình trong bảo vệ an ninh vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Biểu dương gương điển hình trong bảo vệ an ninh vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên

VOV.VN - Bộ Công an đã trao tặng bằng khen cho 86 tập thể, cá nhân tiêu biểu đại diện cho các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2018-2024.

Tây Nguyên cần tích cực thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia
Tây Nguyên cần tích cực thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

VOV.VN - Chiều nay (2/8), tại TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến với các tỉnh Tây Nguyên về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội trong 7 tháng đầu năm 2024, giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị.

Tây Nguyên cần tích cực thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

Tây Nguyên cần tích cực thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

VOV.VN - Chiều nay (2/8), tại TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến với các tỉnh Tây Nguyên về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội trong 7 tháng đầu năm 2024, giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị.