Ông Đinh Tiến Dũng: Trường học ở Hà Nội được đầu tư rất chậm

VOV.VN - Bí thư Thành ủy Hà Nội thẳng thắn cho biết điều này tại cuộc tiếp xúc cử tri vào sáng nay (1/7).

Sáng 1/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 3 quận: Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng (Hà Nội) để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội Đinh Tiến Dũng tiếp thu các ý kiến rất thẳng thắn, sâu sắc, trí tuệ, trách nhiệm của cử tri.

Về vấn đề trường lớp, học sinh, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, ý kiến cử tri nêu về thiếu trường, thiếu lớp công lập là rất đúng, “Hà Nội là một điển hình”.

Theo ông, Hà Nội có 2,3 triệu học sinh, đông nhất cả nước, chiếm khoảng 1/10 cả nước.

"Trong quá trình phát triển với dân cư tăng rất nhanh, nhất là gia tăng dân số cơ học, nên phần lớn lúc nào chúng ta cũng thấy thiếu trường, thiếu lớp. Trong quá trình quản lý vừa qua đã phát hiện, nhìn ra những vấn đề bất cập ngay trong nội tại của Hà Nội”, ông Đinh Tiến Dũng cho biết.

Theo Bí thư Hà Nội, nhiều dự án xây dựng khu đô thị 10-15 năm, dân cư ở ổn định rồi nhưng trong quy hoạch, các cơ sở về công trình xã hội, đặc biệt là trường học được đầu tư rất chậm.

Vì vậy, vừa qua Hà Nội đã quyết định thu hồi một loạt khu đất để làm trường học ở các khu đô thị để tập trung đầu tư theo phương thức đầu tư công hoặc kêu gọi xã hội hóa.

"Với cách như vậy, chúng ta sẽ dần khắc phục được thiếu trường, thiếu lớp”, Bí thư Hà Nội đồng thời cho biết, thành phố đã có nghị quyết đầu tư trọng tâm trong 3 lĩnh vực: y tế, giáo dục, di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn.

“Đầu tư thêm bằng ngân sách của thành phố khoảng hơn 49.200 tỷ đồng và ngân sách các quận huyện vừa qua tổng hợp lại còn 40.000 tỷ đồng nữa, như vậy là khoảng 90.000 đồng. Theo thống kê, đến hết năm nay, riêng 3 lĩnh vực trên đã nâng cấp, tu bổ, trong đó nâng cấp y tế cơ sở, trường công lập đạt chuẩn quốc gia, di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn còn 1000 công trình. Đây là vấn đề rất quan trọng và phải quyết liệt làm tiếp”, ông Đinh Tiến Dũng nói.

Trên 75% đơn thư, khiếu nại tập trung vào lĩnh vực đất đai

Về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, đây là luật rất quan trọng bởi “giàu lên từ đất đai, nghèo đi cũng từ đất đai”. Qua theo dõi, tổng hợp vừa qua, trên 75% đơn thư, khiếu nại của nhân dân tập trung vào lĩnh vực đất đai.

Do đó, Ban chấp hành Trung ương đã có nghị quyết 18 để lãnh đạo chỉ đạo việc này và Quốc hội cũng rất thận trọng, đặt trong chương trình nghị sự là 3 kỳ, vừa qua là kỳ thứ 2.

“Qua lấy ý kiến của nhân dân cho thấy có hơn 12 triệu lượt người tham gia ý kiến, tập trung vào các lĩnh vực rất nhạy cảm, khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua như vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vấn đề thu hồi, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, kể cả vấn đề về tài chính đất đai. Đây là những vấn đề nhân dân tham gia rất nhiều và chúng tôi thấy trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc”, ông Đinh Tiến Dũng cho biết.

Hiện nay, Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ tiếp tục nghiên cứu tiếp thu để trình tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV vào tháng 10/2023.

Về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, ông Đinh Tiến Dũng cho biết, trước đây hay nói “trên nóng, dưới lạnh”, nhưng bây giờ “bên dưới đã ấm dần lên”.

Sau khi có chủ trương của Trung ương, Hà Nội là một trong những địa phương thành lập Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh đầu tiên. Đến nay, sau 1 năm thành lập và đi vào hoạt động, Ban Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội đã đưa 54 vụ việc, vụ án vào diện theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo. Trong đó, có 27 vụ việc mới, gồm 25 vụ về trạm đăng kiểm; 2 vụ liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai.

Ban Chỉ đạo hoạt động rất thường xuyên, theo quy chế; đôn đốc các cấp, ngành, cơ quan tích cực hơn, đặc biệt là trong những vấn đề về định giá, giám định tài sản - vấn đề rất khó trong điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

“Hà Nội tích cực triển khai các vấn đề này và đã đẩy nhanh tiến độ. Tinh thần là Hà Nội cũng sẽ tích cực và trong báo cáo sơ kết 1 năm thành lập Ban chỉ đạo, Hà Nội được điểm đến là đơn vị sớm thành lập và triển khai quyết liệt, đưa nhiều vụ án, vụ việc làm diện theo dõi, chỉ đạo”, ông Đinh Tiến Dũng khẳng định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV

VOV.VN - Tại buổi tiếp xúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Tổ đại biểu Quốc hội sẽ tiếp thu đầy đủ, tổng hợp báo cáo với Quốc hội, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền trả lời cử tri.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV

VOV.VN - Tại buổi tiếp xúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Tổ đại biểu Quốc hội sẽ tiếp thu đầy đủ, tổng hợp báo cáo với Quốc hội, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền trả lời cử tri.

“Cử tri kiến nghị loại ra khỏi bộ máy những người năng lực yếu, đùn đẩy trách nhiệm”
“Cử tri kiến nghị loại ra khỏi bộ máy những người năng lực yếu, đùn đẩy trách nhiệm”

VOV.VN - Tại cuộc tiếp xúc, cử tri kiến nghị loại ngay ra khỏi bộ máy những người yếu năng lực, vô cảm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; phải đề cao sự gương mẫu của người đứng đầu.

“Cử tri kiến nghị loại ra khỏi bộ máy những người năng lực yếu, đùn đẩy trách nhiệm”

“Cử tri kiến nghị loại ra khỏi bộ máy những người năng lực yếu, đùn đẩy trách nhiệm”

VOV.VN - Tại cuộc tiếp xúc, cử tri kiến nghị loại ngay ra khỏi bộ máy những người yếu năng lực, vô cảm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; phải đề cao sự gương mẫu của người đứng đầu.

Loại bỏ tư tưởng "chùn bước" trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Loại bỏ tư tưởng "chùn bước" trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực

VOV.VN - Trong cuộc chiến chống “giặc” nội xâm, cần có sự kiên quyết, kiên định và kiên trì. Những biểu hiện làm "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ an toàn, né tránh, thậm chí không dám làm trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong thực thi nhiệm vụ nói chung và trong phòng chống tham nhũng tiêu cực nói riêng cần được đấu tranh, đẩy lùi.

Loại bỏ tư tưởng "chùn bước" trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Loại bỏ tư tưởng "chùn bước" trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực

VOV.VN - Trong cuộc chiến chống “giặc” nội xâm, cần có sự kiên quyết, kiên định và kiên trì. Những biểu hiện làm "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ an toàn, né tránh, thậm chí không dám làm trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong thực thi nhiệm vụ nói chung và trong phòng chống tham nhũng tiêu cực nói riêng cần được đấu tranh, đẩy lùi.