Phát động cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử

VOV.VN - Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Văn phòng Quốc hội phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND”.

Đây là điểm nhấn quan trọng trong đợt cao điểm phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (ngày 23/5/2021) – sự kiện chính trị trọng đại, lựa chọn ra những đại biểu thực sự tiêu biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân.

Cuộc thi nhằm phổ biến tuyên truyền rộng rãi các quy định của pháp luật về bầu cử tới cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động và nhân dân. Qua đó nâng cao hiểu biết, nhận thức của các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử, góp phần tạo nên thành công của cuộc bầu cử.

Đối tượng dự thi là công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Người dự thi trả lời 20 câu hỏi (gồm 19 câu trắc nghiệm và 1 câu dự đoán số lượng người dự thi trả lời đúng tất cả các câu hỏi trắc nghiệm). Mỗi cá nhân dự thi tối đa 3 đợt để có thể cải thiện kết quả, mỗi lượt thi kéo dài tối đa 20 phút. Thời gian dự thi từ 1/4 đến 30/4/2021.

Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại địa chỉ website: https://thitimhieuphapluat.moj.gov.vn hoặc trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội; Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp; Trang thông tin Bầu cử của Hội đồng Bầu cử Quốc gia; Trang thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật; Trang thông tin điện tử Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Báo điện tử Đại biểu Nhân dân và Báo Pháp luật Việt Nam điện tử.

Ban Tổ chức sẽ trao 1 giải nhất trị giá 20 triệu đồng; 5 giải nhì, mỗi giải 5 triệu đồng; 10 giải ba, mỗi giải 3 triệu đồng và 20 giải khuyến khích với tiền thưởng 1 triệu đồng/giải./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Phần tử chống đối không có đất diễn khi người dân hiểu tính dân chủ của bầu cử"
"Phần tử chống đối không có đất diễn khi người dân hiểu tính dân chủ của bầu cử"

VOV.VN - Hoạt động chống phá bầu cử là thủ đoạn không mới nhưng cực kỳ nguy hại bởi khi xuyên tạc vai trò của Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

"Phần tử chống đối không có đất diễn khi người dân hiểu tính dân chủ của bầu cử"

"Phần tử chống đối không có đất diễn khi người dân hiểu tính dân chủ của bầu cử"

VOV.VN - Hoạt động chống phá bầu cử là thủ đoạn không mới nhưng cực kỳ nguy hại bởi khi xuyên tạc vai trò của Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử như thế nào?
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử như thế nào?

VOV.VN - Mọi công dân đều có quyền tố cáo nếu người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND có sai phạm, nhưng không được phép tố cáo nặc danh.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử như thế nào?

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử như thế nào?

VOV.VN - Mọi công dân đều có quyền tố cáo nếu người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND có sai phạm, nhưng không được phép tố cáo nặc danh.

Người bị kết án tù treo có quyền bầu cử không?
Người bị kết án tù treo có quyền bầu cử không?

VOV.VN - Trường hợp người bị kết án tù treo, nhưng trong bản án không ghi tước quyền bầu cử thì vẫn được quyền bỏ phiếu bầu Quốc hội, HĐND.

Người bị kết án tù treo có quyền bầu cử không?

Người bị kết án tù treo có quyền bầu cử không?

VOV.VN - Trường hợp người bị kết án tù treo, nhưng trong bản án không ghi tước quyền bầu cử thì vẫn được quyền bỏ phiếu bầu Quốc hội, HĐND.

Bầu cử ở Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng có gì khác biệt?
Bầu cử ở Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng có gì khác biệt?

VOV.VN - Từ năm 2021, Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng tổ chức thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, do đó cách thức bầu cử Quốc hội sẽ có điểm khác biệt.

Bầu cử ở Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng có gì khác biệt?

Bầu cử ở Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng có gì khác biệt?

VOV.VN - Từ năm 2021, Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng tổ chức thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, do đó cách thức bầu cử Quốc hội sẽ có điểm khác biệt.