Phát huy vai trò người đứng đầu trong phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, tỉnh Quảng Nam khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách.

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là chủ trương nhằm thu hẹp dần khoảng cách của vùng so với bình quân chung của cả nước.

Qua hơn 2 năm triển khai, đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vẫn chưa được thụ hưởng nhiều từ chính sách này do các văn bản chưa đồng nhất, thủ tục rườm rà, nhiều quy định không sát thực tế. Cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Quảng Nam đang tập trung tháo gỡ vướng mắc, “cởi trói” tâm lý sợ sai, phát huy vai trò người đứng đầu tại các đơn vị, địa phương, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án của chương trình.

Trận lũ quét, sạt lở núi kinh hoàng cách đây 3 năm tại xã Phước Thành, huyện miền núi cao Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam làm hàng chục người chết và mất tích. Toàn bộ hệ thống giao thông gần như bị xoá sổ. Thế nhưng, tiến độ khắc phục các tuyến đường bị hư hỏng vẫn dang dở. Dự án khôi phục, tái thiết tuyến ĐH1 đoạn qua các xã Phước Kim và Phước Thành, huyện Phước Sơn có tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025. Đến nay, đơn vị thi công mới triển khai sửa chữa hệ thống cầu cống, các hạng mục còn lại bị hỏng chưa được khắc phục. Người dân vùng cao của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam rất lo lắng về nguy cơ sạt lở, chia cắt giao thông, gây khó khăn cho bà con trong mùa mưa lũ.

Hiện nay, nhiều cây cầu ở vùng cao Phước Sơn chưa thi công xong, đang vào mùa mưa nước chảy xiết gây chia cắt giao thông. Ông Hồ Văn Thương ở xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, đường sá hư hỏng, học sinh đi lại rất khó khăn. Mỗi khi trời mưa to thì cả phụ huynh và học sinh đều không dám đi trên những tuyến đường này. Nhiều trường hợp người dân đau ốm, bệnh tật, phải mất nhiều thời gian mới đến được Trung tâm Y tế huyện.

“Nhiều trường hợp người dân đau ốm, bệnh tật xảy ra thì việc đưa bệnh nhân đi cấp cứu, đến điều trị tại Trung tâm Y tế huyện rất khó khăn. Hầu hết đường sá sau cơn bão cuối năm 2020 đều đã hư hỏng nặng nền đường, trong khi đó các đơn vị thi công khắc phục các tuyết đường này rất chậm chạp”, ông Hồ Văn Thương cho hay.

Hơn 2 năm qua, người dân huyện miền núi cao Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam mong chờ nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ làm thay đổi bộ mặt vùng cao còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là nguồn vốn từ Dự án 4 về “Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là tại các xã đặc biệt khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn”.

Mục tiêu của dự án đến cuối năm 2025 thì 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường học, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố… Nhưng đến nay người dân vùng cao Phước Sơn vẫn chưa được thụ hưởng chính sách.

Ông Tạ Văn Thượng, Bí thư Đảng ủy xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho rằng, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cần điều chỉnh, rút gọn số lượng văn bản, thủ tục để chính quyền cơ sở dễ thực hiện, các dự án sớm triển khai để người dân thụ hưởng.

Theo ông Tạ Văn Thượng, nhu cầu hỗ trợ về nhà ở tại Dự án 2 về “Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết” tại địa phương rất lớn nhưng mức hỗ trợ chỉ hơn 45 triệu đồng/ hộ là quá ít để xây dựng một căn nhà đảm bảo tiêu chí “3 cứng” trong khi giá vật liệu xây dựng, chi phí vận chuyển tại khu vực miền núi rất cao.

“Đề nghị Quốc hội và Chính phủ tăng nguồn vốn của chương trình đối với nội dung xây dựng, khắc phục hạ tầng giao thông như cầu cống, đường, thuỷ lợi… Hằng năm, nguồn vốn của chương trình này đưa về địa phương chỉ hơn 1,1 tỷ đồng nên không thể triển khai được nhiều dự án. Về hỗ trợ nhà ở cho người dân, chỉ hỗ trợ mỗi hộ làm nhà có 45 triệu đồng là không đủ mua vật liệu làm nhà…”, ông Tạ Văn Thượng đề nghị.

Chủ động tháo gỡ vướng mắc, tỉnh Quảng Nam phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia phụ trách đứng điểm ở các huyện, xã và phân công nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị phụ trách theo dõi, hướng dẫn địa phương thực hiện các Chương trình, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc ngay tại địa phương mình.

Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, tỉnh Quảng Nam khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quan tâm hỗ trợ nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ dám nghĩ, dám làm thực hiện nhiệm vụ. Ông Hồ Công Điểm, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho rằng, để cán bộ, đảng viên, người đứng đầu phát huy tinh thần “dám nghĩ dám làm” thì cần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ.

“Đề nghị Trung ương phải cân nhắc phân bổ nguồn vốn, phải đáp ứng nhu cầu của địa phương đối với từng dự án để địa phương triển khai có hiệu quả, tránh trường hợp giao vốn về nhưng không có nhu cầu thì không tiêu hết tiền, ảnh hưởng tiến độ giải ngân. Nên phân cấp, giao nhiệm vụ cho các địa phương linh hoạt điều chỉnh nguồn vốn từ dự án này qua dự án khác, tử dự án này không có nhu cầu thực tiễn sang những dự án cấp thiết, dễ hấp thụ nguồn vốn”, ông Hồ Công Điểm cho hay.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Nam đề cao vai trò người đứng đầu cấp uỷ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương; Gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả giải ngân các dự án. Hàng tháng, Lãnh đạo tỉnh tổ chức các Đoàn công tác xuống cơ sở đối thoại với người dân vùng dự án để nắm bắt khó khăn từ thực tiễn, kịp thời đưa ra giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo tiến độ triển khai.

Ông Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam khẳng định, địa phương nào mà cán bộ, đảng viên, người đứng đầu phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, “dám nghĩ dám làm” thì ở đó kết quả triển khai các dự án rất khả quan.

“Vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện chương trình này. Nếu chúng ta không nêu gương, không thực hiện thì chắc chắn rằng, đồng bào không thể nghe được. Cán bộ, Đảng viên phải thật sự trở thành tấm gương sáng thì chúng ta mới thực hiện được chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị quyết 88 của Quốc hội”, ông Lê Văn Dũng nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Niềm vui nhân đôi trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Niềm vui nhân đôi trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

VOV.VN - Lần đầu tiên, thành phố Đà Nẵng quyết định cấp ngân sách hơn 6 tỷ đồng để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố hỗ trợ 1.200 khu dân cư trên địa bàn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Niềm vui nhân đôi trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Niềm vui nhân đôi trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

VOV.VN - Lần đầu tiên, thành phố Đà Nẵng quyết định cấp ngân sách hơn 6 tỷ đồng để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố hỗ trợ 1.200 khu dân cư trên địa bàn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hỗ trợ cây, con giống để bà con dân tộc thiểu số Kon Tum phát triển kinh tế
Hỗ trợ cây, con giống để bà con dân tộc thiểu số Kon Tum phát triển kinh tế

VOV.VN - Dự án hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón và kỹ thuật chăm sóc ở tỉnh Kon Tum góp phần thực hiện thắng lợi Dự án 3: "Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị", thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Hỗ trợ cây, con giống để bà con dân tộc thiểu số Kon Tum phát triển kinh tế

Hỗ trợ cây, con giống để bà con dân tộc thiểu số Kon Tum phát triển kinh tế

VOV.VN - Dự án hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón và kỹ thuật chăm sóc ở tỉnh Kon Tum góp phần thực hiện thắng lợi Dự án 3: "Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị", thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Nam
Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Nam

VOV.VN - Nhiều huyện miền núi tỉnh Quảng Nam tập trung đưa chính sách bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực... đến từng hộ dân

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Nam

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Nam

VOV.VN - Nhiều huyện miền núi tỉnh Quảng Nam tập trung đưa chính sách bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực... đến từng hộ dân

Mở lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, chiến sỹ biên phòng
Mở lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, chiến sỹ biên phòng

VOV.VN - Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của công tác vận động quần chúng trong tình hình mới, Bộ chỉ huy BĐBP Cao Bằng đã tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho cán bộ cơ sở có thể tiếp cận gần hơn với đồng bào ở khu vực biên giới.

Mở lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, chiến sỹ biên phòng

Mở lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, chiến sỹ biên phòng

VOV.VN - Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của công tác vận động quần chúng trong tình hình mới, Bộ chỉ huy BĐBP Cao Bằng đã tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho cán bộ cơ sở có thể tiếp cận gần hơn với đồng bào ở khu vực biên giới.

Già làng-“cầu nối” thực hiện chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Già làng-“cầu nối” thực hiện chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Những năm gần đây, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam có nhiều khởi sắc, các giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ và bảo tồn. Song, nhiều nơi vẫn tồn tại một số hủ tục, đời sống kinh tế khó khăn. Để từng bước thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các địa phương đặc biệt quan tâm phát huy vai trò của già làng.

Già làng-“cầu nối” thực hiện chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Già làng-“cầu nối” thực hiện chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Những năm gần đây, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam có nhiều khởi sắc, các giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ và bảo tồn. Song, nhiều nơi vẫn tồn tại một số hủ tục, đời sống kinh tế khó khăn. Để từng bước thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các địa phương đặc biệt quan tâm phát huy vai trò của già làng.