Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu cơ chế đặc thù cho 3 Chương trình mục tiêu

VOV.VN - Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và khoản 3 Điều 9 Nội quy kỳ họp Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa công bố Nghị quyết số 108/2023/QH15 về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Nghị quyết nêu rõ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và sự tham gia, ủng hộ tích cực của Nhân dân, việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã kế thừa, phát huy những thành tựu xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số của giai đoạn trước; đến nay công tác tổ chức thực hiện các Chương trình đã đạt được một số kết quả nhất định, bám sát mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ, yêu cầu đổi mới về cơ chế, chính sách quản lý trong các nghị quyết của Quốc hội; kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường được quan tâm đầu tư góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tín dụng chính sách xã hội phát huy hiệu quả; đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương còn chậm, số lượng văn bản ban hành nhiều, một số nội dung chưa rõ ràng, khó thực hiện; việc giải quyết một số kiến nghị, vướng mắc chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao.

Việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch, phân bổ vốn chưa sát thực tế ở nhiều địa phương. Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn rất chậm, phải chuyển nguồn, kéo dài, nhất là vốn sự nghiệp sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của các Chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2025.

Ở một số địa phương, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo, phát sinh nghèo còn cao; việc xây dựng nông thôn mới còn chạy theo thành tích, tiêu chí đạt được chưa bền vững, còn nợ, hụt tiêu chí…

Cho phép chuyển nguồn, nghiên cứu cơ chế đặc thù

Nghị quyết cũng xác định rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó Quốc hội cho phép số vốn ngân sách nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024 để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện.

Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất theo trình tự, thủ tục rút gọn; trong đó có cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước, xử lý một số kiến nghị của địa phương liên quan đến việc thực hiện kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với việc thu hồi kinh phí, hoàn trả ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xem xét thành lập thị xã Việt Yên (Bắc Giang) và thị trấn Hậu Hiền ở Thanh Hóa
Xem xét thành lập thị xã Việt Yên (Bắc Giang) và thị trấn Hậu Hiền ở Thanh Hóa

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc thành lập thị xã Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xem xét thành lập thị xã Việt Yên (Bắc Giang) và thị trấn Hậu Hiền ở Thanh Hóa

Xem xét thành lập thị xã Việt Yên (Bắc Giang) và thị trấn Hậu Hiền ở Thanh Hóa

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc thành lập thị xã Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Quy định đáng chú ý trong Luật Căn cước vừa được Quốc hội thông qua
Quy định đáng chú ý trong Luật Căn cước vừa được Quốc hội thông qua

VOV.VN - Một số thông tin còn thiếu thì cơ quan quản lý căn cước yêu cầu người dân cung cấp; không được yêu cầu xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được in, tích hợp vào thẻ căn cước hay thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp...

Quy định đáng chú ý trong Luật Căn cước vừa được Quốc hội thông qua

Quy định đáng chú ý trong Luật Căn cước vừa được Quốc hội thông qua

VOV.VN - Một số thông tin còn thiếu thì cơ quan quản lý căn cước yêu cầu người dân cung cấp; không được yêu cầu xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được in, tích hợp vào thẻ căn cước hay thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp...

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở được tổ chức thế nào?
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở được tổ chức thế nào?

VOV.VN - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, phụ trách một hoặc một số thôn, tổ dân phố thuộc cấp xã hoặc tại huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở được tổ chức thế nào?

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở được tổ chức thế nào?

VOV.VN - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, phụ trách một hoặc một số thôn, tổ dân phố thuộc cấp xã hoặc tại huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.