3 chương trình mục tiêu quốc gia chậm vì "làm kỹ để tránh sai sót, tiêu cực"

VOV.VN - Về 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho biết, do khối lượng công việc nhiều, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, nên phải rà soát kỹ để tránh những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra.

3 chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện chậm

Chiều 9/6, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tham gia làm rõ các vấn đề có liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Tại hội trường, Phó Thủ tướng Thường trực đã có thông tin về Ba chương trình mục tiêu quốc gia, gồm giảm nghèo bền vững; mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tổng tiền ngân sách dành cho 3 chương trình này khoảng 92.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các chương trình này thực hiện chậm.

Giải trình việc này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Thủ tướng đã lập Ban chỉ đạo Chính phủ, ban hành 19 văn bản để phê duyệt, quy định nguyên tắc, tiêu chí và phân bổ vốn cho 3 chương trình này. Các tiêu chí phân định, danh sách huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc đối tượng của chương trình giảm nghèo bền vững. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cũng được lập, ban hành.

Thủ tướng đã giao kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương 2021-2025 cho các địa phương và giao dự toán ngân sách trung ương 2022 cho các bộ, ngành, địa phương để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Thủ tướng cho rằng, đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do khối lượng công việc nhiều, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, nên "phải rà soát kỹ để tránh những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra".

Lãnh đạo Chính phủ "nhận thức rõ trách nhiệm", nên Ban chỉ đạo Chính phủ tới đây sẽ yêu cầu các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, đề án với lộ trình cụ thể và có văn bản hướng dẫn.

Các địa phương khẩn trương giao kế hoạch vốn ngân sách giai đoạn 2021-2025 và năm 2022; có các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với địa phương và quy định liên quan theo thẩm quyền.

"Quá trình thực hiện tuyệt đối không được để xảy ra tiêu cực, thất thoát ngân sách nhà nước", Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

Các cấp, ngành ưu tiên giải quyết các vấn đề bức xúc như đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho địa bàn khó khăn.

Số liệu giải ngân gói phục hồi kinh tế đang có sự chênh lệch?

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho biết, ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 43, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 ngày 30/1 với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Đến nay, Chính phủ đã ban hành 6 nghị định để thực hiện chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất, chính sách cho vay, hỗ trợ lãi suất.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành 3 quyết định về hỗ trợ tiền thuê nhà đối với người lao động, cho vay học sinh, sinh viên và các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập...

"Đến hết tháng 5/2022 đã thực hiện khoảng 33.500 tỷ đồng, trong đó miễn, giảm thuế, phí 22.600 tỷ đồng, đạt khoảng 35% kế hoạch. Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân hơn 4.800 tỷ đồng cho 4/5 chương trình tín dụng chính sách; các địa phương đã hỗ trợ tiền thuê nhà cho hơn 2.400 người theo Nghị quyết số 11.

Phó Thủ tướng Thường trực cho biết thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các bộ, cơ quan khắc phục mọi khó khăn, triển khai chương trình nhanh hơn và hiệu quả, thực chất.

Trong đó, hoàn thành, ban hành bốn văn bản trong tháng 6 gồm hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu đối với các gói thầu; phân cấp cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án, dự án thành phần đầu tư đoạn tuyến đường bộ cao tốc theo hình thức đầu tư công.

Đồng thời, hướng dẫn việc sử dụng Quỹ Viễn thông công ích để tiếp tục thực hiện chương trình "Sóng và máy tính cho em", hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, Internet...

Tranh luận tại phiên chất vấn, đại biểu Lưu Thị Như Mai (đoàn Hà Nội) đặt câu hỏi, tại báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội ngày 2/6, số liệu về giải ngân vốn đầu tư công là 22.000 tỷ đồng. Tại báo cáo hôm nay, Phó Thủ tướng có nêu số liệu là 33.500 tỷ đồng.

"Như vậy cùng thời điểm tính toán, nhưng số liệu khác nhau. Vậy đâu là kết quả chính xác", bà Mai đặt vấn đề.

Đại biểu đoàn Hà Nội nói thêm "qua các báo cáo và giải trình của thành viên Chính phủ, thêm một lần nữa pháp luật được coi là "tội đồ" trong việc chậm trễ giải ngân gói phục hồi kinh tế và nhiều mục tiêu khác". Vì vậy, đại biểu mong Phó Thủ tướng giải thích rõ việc chậm trễ "có đúng là do rào cản pháp luật hay không?". Phải chăng cơ chế đặc thù vẫn chưa đủ?

"Nếu do rào cản pháp luật thì đó là quy định nào, đề nghị Phó Thủ tướng nói rõ để Quốc hội được biết", đại biểu đặt câu hỏi.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời, ông chưa đối chiếu số liệu với báo cáo do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trình bày trước đó. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính sẽ tổng hợp số liệu cuối cùng về vấn đề giải ngân.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ giải thích thêm, việc giải ngân được báo cáo theo từng thời kỳ, có những lúc khác nhau. Trong các cuộc họp Chính phủ cũng nêu vấn đề này. Bộ Tài chính tính kết quả giải ngân trên cơ sở các nguồn được quyết toán từ Kho bạc nhà nước. Còn các tỉnh, thành là thực tế. Vì vậy, giữa hai việc tổng hợp số liệu này thường có sự chênh lệch.

"Tôi sẽ kiểm tra lại số liệu về tình hình giải ngân gói phục hồi kinh tế", ông Phạm Bình Minh nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế cần được dẫn hướng và giám sát “đúng và trúng”
Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế cần được dẫn hướng và giám sát “đúng và trúng”

VOV.VN - Theo một số chuyên gia kinh tế, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế cần được dẫn hướng và giám sát “đúng và trúng” mục tiêu. Bởi nếu không, sự “lạc hướng” có thể “thổi lên” bong bóng bất động sản, chứng khoán.

Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế cần được dẫn hướng và giám sát “đúng và trúng”

Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế cần được dẫn hướng và giám sát “đúng và trúng”

VOV.VN - Theo một số chuyên gia kinh tế, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế cần được dẫn hướng và giám sát “đúng và trúng” mục tiêu. Bởi nếu không, sự “lạc hướng” có thể “thổi lên” bong bóng bất động sản, chứng khoán.

“Gói hỗ trợ nếu dùng không đúng, không trúng sẽ có lỗi với dân”
“Gói hỗ trợ nếu dùng không đúng, không trúng sẽ có lỗi với dân”

VOV.VN - Đại biểu Tạ Minh Tâm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang cho rằng, gói hỗ trợ nếu dùng không đúng, không trúng sẽ gây lãng phí nguồn lực và có lỗi với người dân, do đó đề nghị Chính phủ có các giải pháp mạnh mẽ tạo điều kiện để các gói hỗ trợ được hấp thụ nhanh vào nền kinh tế.

“Gói hỗ trợ nếu dùng không đúng, không trúng sẽ có lỗi với dân”

“Gói hỗ trợ nếu dùng không đúng, không trúng sẽ có lỗi với dân”

VOV.VN - Đại biểu Tạ Minh Tâm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang cho rằng, gói hỗ trợ nếu dùng không đúng, không trúng sẽ gây lãng phí nguồn lực và có lỗi với người dân, do đó đề nghị Chính phủ có các giải pháp mạnh mẽ tạo điều kiện để các gói hỗ trợ được hấp thụ nhanh vào nền kinh tế.

Triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng ngay trong quý 1/2022
Triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng ngay trong quý 1/2022

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, một số nhiệm vụ đã được các bộ, ngành chủ động thực hiện như: chính sách miễn giảm thuế giá trị gia tăng đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành.

Triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng ngay trong quý 1/2022

Triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng ngay trong quý 1/2022

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, một số nhiệm vụ đã được các bộ, ngành chủ động thực hiện như: chính sách miễn giảm thuế giá trị gia tăng đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành.