Chuyển tiền đánh bạc, cá độ số lượng lớn chỉ có thể kiểm tra sau giao dịch

VOV.VN - Đối với giao dịch ngoại tệ trên 1.000 USD sẽ được các tổ chức tín dụng đưa vào dạng “giao dịch đáng ngờ” và sẽ chuyển cho các cơ quan pháp luật để điều tra xác minh.

Tại phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sáng 9/6, đại biểu Mai Khanh (đoàn Ninh Bình) nêu thực trạng, thời gian qua, trong các chuyên án đấu tranh với tội phạm đánh bạc, cá độ xuyên quốc gia đã phát hiện nhiều đối tượng đã thực hiện giao dịch chuyển số tiền cực lớn, điều này bộc lộ sự yếu kém trong công tác kiểm soát và quản lý của các cổng thanh toán.

Do đó, đại biểu đề nghị Thống đốc cho biết trách nhiệm của ngành Ngân hàng trong việc kiểm soát, quản lý cổng thanh toán quốc gia cũng như các giải pháp trong thời gian tới của ngành ngân hàng để phòng chống việc này. Đại biểu Mai Khanh cũng đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm rõ trách nhiệm trong việc giải quyết tình trạng tín dụng đen, giải pháp cho các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi thích hợp.

Trả lời chất vấn của đại biểu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho rằng, hoạt động chuyển tiền qua biên giới là một hoạt động thường xuyên liên tục, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập rất sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Chính vì thế, những giao dịch về thương mại và đầu tư với số lượng ngày càng lớn cũng như yêu cầu thanh toán hàng ngày càng cao.

Đặc biệt, trong tất cả các giao dịch thanh toán qua biên giới sẽ được các tổ chức tín dụng phân ra thành nhiều loại hình giao dịch. Những giao dịch vãng lai như giao dịch về hàng hóa, dịch vụ hay những giao dịch chuyển tiền để phục vụ cho mục đích tiêu dùng vãng lai thường các tổ chức và cá nhân được tự do thực hiện. Mỗi ngày có nhiều triệu giao dịch nên các tổ chức tín dụng không thể kiểm soát trước được, bởi bởi vì nếu kiểm soát trước sẽ gây ách tắc toàn bộ các giao dịch.

Do đó, trong các quy định của pháp luật hiện hành vẫn yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện kiểm tra chứng từ và các tổ chức, cá nhân phải tự chịu trách nhiệm về cái sự chính xác của chứng từ đó. Trên thực tế, nếu có những doanh nghiệp, cá nhân có chứng từ giả mạo, bản thân 1 cán bộ của ngân hàng khi thực hiện thanh toán cũng khó có thể xác minh được ngay mà cần phải tiến hành kiểm tra sau.

“Chúng ta đã có quy định về phòng, chống rửa tiền đối với tất cả các giao dịch. Riêng đối với giao dịch ngoại tệ trên 1.000 USD sẽ được đưa vào dạng “giao dịch đáng ngờ”. Qua việc phân tích dữ liệu, nếu phát hiện có những trường hợp bất thường, có dấu hiệu nghi ngờ, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển cho các cơ quan pháp luật để điều tra xác minh”, bà Hồng cho biết.

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, ngoài việc kiểm soát, ngăn ngừa các giao dịch đáng ngờ trước nhu cầu thanh toán của khách hàng, các tổ chức tín dụng vẫn phải tuân theo lệnh của chủ tài khoản. Do đó, các doanh nghiệp và người dân là chủ tài khoản hơn lúc nào hết cần nhận thức được những giao dịch nào bị cấm, không được thực hiện và những giao dịch nào được thực hiện.

Đối với chất vấn của đại biểu về kiểm soát hoạt động tín dụng đen, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian qua việc quản lý hoạt động tín dụng đen đòi hỏi có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành. Để phòng chống tội phạm về tín dụng đen, Bộ Công an sẽ là Bộ chủ chốt và được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì. Phía Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ tăng cường các kênh cung ứng vốn chính thức, bằng việc đã ban hành đầy đủ khuôn khổ pháp lý để các tổ chức tín dụng và công ty tài chính cho vay đối với các tổ chức, cá nhân.

Tuy nhiên, có một thực tế là các cá nhân người tiêu dùng nhỏ lẻ ở vùng sâu, vùng xa thường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng khó. Bởi những đối tượng này thường có hoàn cảnh khó khăn, không có tài sản đảm bảo nên các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay cũng sẽ có những rủi ro. Chính vì vậy, các công ty tài chính tiêu dùng đã cung cấp phân khúc này với lãi suất cao để bù đắp được những rủi ro khi người dân không trả được nợ.

“Với phân khúc này thủ tục cho vay vốn thường rất đơn giản và rất thuận tiện hơn so với các tổ chức tín dụng khi các cá nhân khó tiếp cận các khoản vay nhỏ lẻ ở các tổ chức tín dụng. Bản thân các tổ chức tín dụng họ lựa chọn các phân khúc để phục vụ khách hàng, còn những khách hàng nhỏ lẻ ở vùng sâu, vùng xa thường thông qua các kênh vay vốn khác nhau như những công ty tài chính tiêu dùng, hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Siết tín dụng bất động sản khiến người nghèo khó mua nhà giá rẻ”
“Siết tín dụng bất động sản khiến người nghèo khó mua nhà giá rẻ”

VOV.VN - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, bất động sản là tài sản lớn, kỳ hạn dài nên tiềm ẩn rủi ro về chi trả, chênh lệch kỳ hạn. Do đó, tùy theo nhận diện rủi ro mà tổ chức tín dụng tự quyết định.

“Siết tín dụng bất động sản khiến người nghèo khó mua nhà giá rẻ”

“Siết tín dụng bất động sản khiến người nghèo khó mua nhà giá rẻ”

VOV.VN - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, bất động sản là tài sản lớn, kỳ hạn dài nên tiềm ẩn rủi ro về chi trả, chênh lệch kỳ hạn. Do đó, tùy theo nhận diện rủi ro mà tổ chức tín dụng tự quyết định.

Khi nào bỏ cấp ''room'' để tránh ngân hàng “thừa tiền” mà không thể cho vay?
Khi nào bỏ cấp ''room'' để tránh ngân hàng “thừa tiền” mà không thể cho vay?

VOV.VN - Hiện nay nhu cầu vay vốn của cá nhân và doanh nghiệp khá cao, tuy nhiên, nhiều ngân hàng lại trong tình trạng là hết "room" tín dụng (hạn mức tín dụng), nhiều ngân hàng cả lớn và nhỏ đều đề xuất với Ngân hàng Nhà nước là nới thêm hạn mức tín dụng để góp phần hỗ trợ tăng trưởng.

Khi nào bỏ cấp ''room'' để tránh ngân hàng “thừa tiền” mà không thể cho vay?

Khi nào bỏ cấp ''room'' để tránh ngân hàng “thừa tiền” mà không thể cho vay?

VOV.VN - Hiện nay nhu cầu vay vốn của cá nhân và doanh nghiệp khá cao, tuy nhiên, nhiều ngân hàng lại trong tình trạng là hết "room" tín dụng (hạn mức tín dụng), nhiều ngân hàng cả lớn và nhỏ đều đề xuất với Ngân hàng Nhà nước là nới thêm hạn mức tín dụng để góp phần hỗ trợ tăng trưởng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Công ty tài chính không được đe dọa khi đòi nợ
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Công ty tài chính không được đe dọa khi đòi nợ

VOV.VN - Thời gian qua có tình trạng nhiều người dân không vay nợ nhưng vẫn bị gọi điện quấy rối, đòi nợ. Bên cạnh đó, một số tổ chức, cá nhân hoạt động tín dụng đen núp bóng kinh doanh dịch vụ cầm đồ với lãi suất lên tới 300 %/ năm, có hiện tượng gây rối, cố ý gây thương tích...

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Công ty tài chính không được đe dọa khi đòi nợ

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Công ty tài chính không được đe dọa khi đòi nợ

VOV.VN - Thời gian qua có tình trạng nhiều người dân không vay nợ nhưng vẫn bị gọi điện quấy rối, đòi nợ. Bên cạnh đó, một số tổ chức, cá nhân hoạt động tín dụng đen núp bóng kinh doanh dịch vụ cầm đồ với lãi suất lên tới 300 %/ năm, có hiện tượng gây rối, cố ý gây thương tích...