“Cơ chế của ta chả có Bộ nào quyết hết được”

VOV.VN - Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh điều này khi nêu ý kiến về chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nợ công.

Có nên giao Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối?

Nghị quyết số 07-NQ/TW đặt ra yêu cầu về hoàn thiện thể chế, đặc biệt là chính sách, công cụ, bộ máy quản lý nợ công đảm bảo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan để kiểm soát toàn diện rủi ro và hiệu quả nợ công, nghiên cứu điều chỉnh phạm vi nợ công phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và bám sát nguyên tắc đảm bảo thống nhất đầu mối quản lý nợ công.

Tuy nhiên, để không bị xáo trộn chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, trong dự thảo Luật quản lý nợ công (sửa đổi) vừa trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề nghị tiếp tục giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ giữa 3 cơ quan (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính) trong vận động, điều phối, đàm phán, ký kết hiệp định khung, thỏa thuận vay cụ thể, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nhà nước đối với nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách (TC-NS) Nguyễn Đức Hải cho biết, Thường trực Ủy ban là cơ quan thẩm tra dự án luật, đề nghị sửa đổi theo hướng giao Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối thực hiện chức năng quản lý nợ công, đại diện đàm phán, ký kết các hiệp ước vay nợ và quản lý tập trung các nguồn lực nợ công.

Chủ nhiệm Uỷ ban TC-NS Nguyễn Đức Hải

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban TC-NS Nguyễn Đức Hải, việc quản lý tập trung thống nhất này là nhằm thể chế hóa yêu cầu đặt ra trong Nghị quyết 07/NQ-TW, theo đó phải sớm khắc phục tình trạng “quản lý đầu tư công, nợ công còn chồng chéo, chưa gắn trách nhiệm cân đối ngân sách, vay và trả nợ với phân bổ, sử dụng vốn”.

Bên cạnh đó, thực tiễn cho thấy việc thực hiện theo quy định luật hiện hành đã dẫn đến công tác quản lý nợ công trong đó có huy động, quản lý vốn vay còn phân tán, thiếu tập trung, việc phối hợp chưa chặt chẽ nên công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo, xác định trách nhiệm,... còn khó khăn, bất cập.

Thông lệ tốt được nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện là quy định rõ một đầu mối quản lý tập trung, thống nhất nguồn lực nợ công.

“Đồng thời, đề nghị bổ sung quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan theo hướng cụ thể, chặt chẽ, hiệu quả, xác định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, quy định rõ quy trình phối hợp trong công tác quản lý nợ công” – ông Nguyễn Đức Hải cho biết.

Báo cáo thêm về vấn đề này tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng khẳng định sự phối hợp giữa các cấp, đặc biệt là các ngành là chưa ăn ý. Khi xây dựng luật, cơ quan soạn thảo đưa phương án đầu mối tập trung theo đúng nghĩa nhưng khi bỏ phiếu trong Chính phủ thì chỉ được số ít ủng hộ.

“Tôi đã báo cáo Thủ tướng thì nhận được sự ủng hộ nhưng khi bỏ phiếu thì là ít vì Chính phủ là theo cơ chế tập thể” – ông Đinh Tiến Dũng nêu lý do vẫn giữ nguyên vai trò của các cơ quan liên quan như hiện tại.

“Không bộ nào làm được hết đâu”

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, Nghị định 16 về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, đã phân cấp rõ ràng trách nhiệm các cấp, các ngành.

NHNN chỉ tham gia khâu đàm phán và ký kết dự án của Việt Nam với thể chế tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB... hoàn toàn trên cơ sở kế hoạch ODA đã được phân bổ, phê duyệt chủ trương và dựa trên báo cáo khả thi của bộ ngành, địa phương, trong đó có ý kiến bộ ngành liên quan, đặc biệt là ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính dưới góc độ quản lý nợ công.

“NHNN tham gia đàm phán và ký kết các dự án vay của các thể chế tài chính trên vì Chính phủ giao vai trò đại diện của Việt Nam tại các tổ chức này trong 40 năm qua” – bà nêu ý kiến và cho biết, các khoản vay này chỉ chiếm 8% trong tổng nợ công và là khoản nợ ưu đãi, thời gian dài hạn nên không chịu áp lực trả nợ ngắn hạn, thời gian qua sử dụng cũng hiệu quả.

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đào Quang Thu thì cho biết, vấn đề này được Chính phủ thảo luận rất kỹ và quan điểm của Bộ KH-ĐT cho rằng cơ chế hiện nay là hợp lý vì phù hợp thể chế kinh tế chính trị Việt Nam cũng như tạo cơ chế kiểm soát lẫn nhau và đảm bảo thống nhất trong hệ thống luật. Nếu giao hết về một đầu mối là Bộ Tài chính thì dễ dẫn đến đảo lộn hệ thống tổ chức bộ máy.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định 

Cho rằng “cơ chế của ta chả có Bộ nào quyết hết được đâu”, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định dẫn chứng cái gì cũng đưa ra xin ý kiến Thủ tướng, xin ý kiến Chính phủ, rồi thậm chí ra Thường vụ Quốc hội, Quốc hội và cấp cao hơn, sau đó có kế hoạch, chiến lược mới về đi đàm phán, phân bổ.

“Tôi băn khoăn mấy nhiệm kỳ trước thì hay cài tổ chức bộ máy vào trong luật chuyên ngành. Khoá XIII gần như không còn cài cái này nhưng vẫn còn cài chức năng nhiệm vụ, sẽ dẫn đến đẻ ra tổ chức bộ máy. Có lẽ từ nay Quốc hội không quy định cụ thể bộ nào chức năng gì vì Luật TCCP nói do Chính phủ quy định, phân công đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và khi thấy cái gì chưa hợp lý thì Chính phủ chia lại” – ông Nguyễn Khắc Định nêu quan điểm.

Nhấn mạnh cần tạo sự thống nhất giữa các bộ, ngành, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Chính phủ nghiên cứu và cần giao một “nhóm trưởng” phối hợp với cơ quan khác để quản lý nợ công.

“Trước khi trình Luật này thì Chính phủ tạo sự thống nhất giữa các bộ, ngành liên quan, vì nếu không rất khó làm việc, anh này giữ ý với anh kia và luật cứ như thế thì làm việc rất khó, khi tìm nguyên nhân, khuyết điểm thì không biết tại ai”- ông Đỗ Bá Tỵ nói.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị cần có sự tổng kết và đánh giá tác động để tránh như vừa qua có biểu hiện cắt khúc, không theo hệ thống.

“Đi vay không chỉ lo trả nợ mà còn hiệu quả vốn vay. Vừa qua nhiều dự án đầu tư không hiệu quả, vậy ai đánh giá hiệu quả đó? Quan điểm của Thường vụ là làm sao thống nhất, hạn chế cắt khúc và cần thiết trong luật có quy trình quy định cụ thể từ lúc ký kết, đảm bảo tinh thần Nghị quyết 07 của Trung ương” – Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần rà soát để có quy trình chặt chẽ về quản lý nợ công, làm rõ thẩm quyền, tránh thẩm quyền mang tính trung gian không rõ trách nhiệm và luôn đặt vấn đề tính hiệu quả là chính./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn
Thủ tướng: Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn

VOV.VN - Thủ tướng nêu ra những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế-xã hội nhiệm kỳ 2011-2016.

Thủ tướng: Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn

Thủ tướng: Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn

VOV.VN - Thủ tướng nêu ra những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế-xã hội nhiệm kỳ 2011-2016.

Thủ tướng: Nếu không đạt tăng trưởng sẽ ảnh hưởng đến nợ công
Thủ tướng: Nếu không đạt tăng trưởng sẽ ảnh hưởng đến nợ công

VOV.VN - Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị thành viên Chính phủ thảo luận kỹ các giải pháp để tăng trưởng 7,1-7,3%

Thủ tướng: Nếu không đạt tăng trưởng sẽ ảnh hưởng đến nợ công

Thủ tướng: Nếu không đạt tăng trưởng sẽ ảnh hưởng đến nợ công

VOV.VN - Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị thành viên Chính phủ thảo luận kỹ các giải pháp để tăng trưởng 7,1-7,3%

Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công
Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công

Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công.

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam quyết không giẫm lên vết xe đổ nợ công
Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam quyết không giẫm lên vết xe đổ nợ công

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh điều này tại cuộc gặp mặt cơ quan báo chí khi trả lời về vấn đề nợ công đang tăng cao.

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam quyết không giẫm lên vết xe đổ nợ công

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam quyết không giẫm lên vết xe đổ nợ công

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh điều này tại cuộc gặp mặt cơ quan báo chí khi trả lời về vấn đề nợ công đang tăng cao.

Siết chặt bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp, giảm áp lực nợ công
Siết chặt bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp, giảm áp lực nợ công

VOV.VN - Nợ do Chính phủ bảo lãnh tiềm ẩn nguy cơ với nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ và là một trong những áp lực lên nợ công.

Siết chặt bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp, giảm áp lực nợ công

Siết chặt bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp, giảm áp lực nợ công

VOV.VN - Nợ do Chính phủ bảo lãnh tiềm ẩn nguy cơ với nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ và là một trong những áp lực lên nợ công.

Nợ của DNNN không được tính là nợ công
Nợ của DNNN không được tính là nợ công

VOV.VN -Chính phủ thống nhất phạm vi nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương.

Nợ của DNNN không được tính là nợ công

Nợ của DNNN không được tính là nợ công

VOV.VN -Chính phủ thống nhất phạm vi nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương.

Kiểm toán chỉ ra hàng loạt hạn chế trong quản lý nợ công Việt Nam
Kiểm toán chỉ ra hàng loạt hạn chế trong quản lý nợ công Việt Nam

VOV.VN -Theo Kiểm toán Nhà nước, nợ công và công tác quản lý nợ công vẫn còn một số hạn chế, tồn tại.

Kiểm toán chỉ ra hàng loạt hạn chế trong quản lý nợ công Việt Nam

Kiểm toán chỉ ra hàng loạt hạn chế trong quản lý nợ công Việt Nam

VOV.VN -Theo Kiểm toán Nhà nước, nợ công và công tác quản lý nợ công vẫn còn một số hạn chế, tồn tại.