Còn “món nợ” hạ tầng và nhân lực, đi thẳng lên kinh tế số sẽ là ảo tưởng

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, Việt Nam vẫn chưa có thể chế hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực cơ bản của một quốc gia công nghiệp hóa. Do vậy, khi nỗ lực xây dựng kinh tế số, xã hội số và Chính phủ số và xã hội công nghiệp 4.0, chúng ta cần phải thanh toán những món nợ về thể chế, hạ tầng và nhân lực của các giai đoạn phát triển trước mà chúng ta còn thiếu.

Phát biểu thảo luận tại nghị trường Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội năm 2023, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, đoàn TP. HCM nhận định, Việt Nam còn yếu kém về cơ sở hạ tầng và nhân lực, cần phải đột phá mới có thể đi đến nền kinh tế số.

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về thực hiện Nghị quyết 31 những nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế được triển khai trên thực tế trong giai đoạn 2021-2023 chưa nhiều, do đó chưa mang lại những thay đổi đáng kể về cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng.

Theo đại biểu đoàn TP.HCM, Việt Nam phải xây dựng kinh tế số, xã hội số và chính phủ số, thoát bẫy thu nhập trung bình và nợ công chồng chất, đủ sức để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.

“Việt Nam phải thoát khỏi mô hình tăng trưởng cũ, thoát khỏi mô hình chủ yếu xuất khẩu tài nguyên, gia công với lao động giá rẻ và có thứ hạng thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Nghĩa nói.

Đại biểu Nghĩa cho rằng, trong nỗ lực đồng hành với thế giới về nền kinh tế số và xã hội số, 3 lĩnh vực thể chế, hạ tầng và nhân lực có nhiều nội dung, nhiều bộ phận của cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, thậm chí 2.0 chúng ta vẫn chưa có.

“Chúng ta vẫn chưa có thể chế hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực cơ bản của một quốc gia công nghiệp hóa, bởi vì chúng ta chưa hoàn thành công nghiệp hóa đất nước, ngay cả ở những đô thị lớn của đất nước”, ông Nghĩa nêu.

Đại biểu Nghĩa thừa nhận, Việt Nam vẫn chưa có thể chế hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực cơ bản của một quốc gia công nghiệp hóa, bởi vì ngay cả ở những đô thị lớn của đất nước, những hạ tầng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 vẫn chưa hoàn tất, xử lý chất thải, rác thải, chống ngập, chống lũ, xây dựng đường sá, cầu cống, sân bay, bến cảng, hệ thống y tế, giáo dục.

“Trình độ văn minh và văn hóa của xã hội cho thấy chúng ta còn phải thanh toán những món nợ của cuộc cách mạng công nghiệp 2.0; còn cách mạng 3.0 diễn ra trên thế giới từ nửa thế kỷ nay thì chúng ta cũng vừa mới bắt đầu 10 năm nay”, ông Nghĩa thẳng thắn.

Theo đại biểu, khi chọn lựa đầu tư vào các ngành công nghiệp, dịch vụ công nghệ cao, chuỗi giá trị cao như chip bán dẫn, AI, linh kiện máy bay... các nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc lựa chọn nước ta hay các quốc gia khác trong khu vực hay là trong châu lục khác.

“Khi nỗ lực xây dựng kinh tế số, xã hội số và Chính phủ số và xã hội công nghiệp 4.0, chúng ta cần phải thanh toán những món nợ về thể chế, hạ tầng và nhân lực của các giai đoạn phát triển trước mà chúng ta còn thiếu”, ông Nghĩa cho hay.

Ông Nghĩa khẳng định: “Sẽ là ảo tưởng nếu chúng ta dự định xây dựng nền kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tham gia vào cách mạng công nghiệp 4.0 mà bỏ qua những bước phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của một quốc gia công nghiệp hóa”.

Ngược lại, sự thiếu vắng yếu kém và không hoàn chỉnh, không đồng bộ của thể chế hạ tầng và nhân lực của những cuộc cách mạng công nghiệp trước sẽ cản trở, làm chậm bước và thậm chí triệt tiêu động lực của những nỗ lực xây dựng kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và xã hội 4.0. Đây cũng là thách thức lớn nhất của lãnh đạo và người dân Việt Nam trong quá trình nỗ lực trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2045.

“Nếu không có chuyển biến đột phá và đồng bộ trong công cuộc đổi mới, nhất là đổi mới tư duy và nhận thức, quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật, phát huy thực chất dân chủ xã hội, tin tưởng vào nhân dân, thu hút và trọng dụng hiền tài trong xã hội trong và ngoài nước để thu hút vào đội ngũ cán bộ, công viên chức và nhất là ở cấp cao. Tôi e rằng tiềm năng vẫn mãi là tiềm năng và khát vọng vẫn mãi là khát vọng mà thôi”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM thiếu bản đồ chính sách để phát triển kinh tế số
TP.HCM thiếu bản đồ chính sách để phát triển kinh tế số

VOV.VN - TP.HCM cần xây dựng bản đồ số phát triển kinh tế số. Đó là đề xuất của đại biểu tại Hội thảo “Thúc đẩy kinh tế số TP.HCM phát triển bền vững” sáng nay (7/9).

TP.HCM thiếu bản đồ chính sách để phát triển kinh tế số

TP.HCM thiếu bản đồ chính sách để phát triển kinh tế số

VOV.VN - TP.HCM cần xây dựng bản đồ số phát triển kinh tế số. Đó là đề xuất của đại biểu tại Hội thảo “Thúc đẩy kinh tế số TP.HCM phát triển bền vững” sáng nay (7/9).

"Kinh tế số là định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam"
"Kinh tế số là định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam"

VOV.VN - Ngày 24/5, gần 600 đại biểu từ 34 tỉnh thành trên cả nước và đại biểu từ 12 quốc gia, nền kinh tế đã dự lễ khai mac Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam-châu Á 2023.

"Kinh tế số là định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam"

"Kinh tế số là định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam"

VOV.VN - Ngày 24/5, gần 600 đại biểu từ 34 tỉnh thành trên cả nước và đại biểu từ 12 quốc gia, nền kinh tế đã dự lễ khai mac Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam-châu Á 2023.

Dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam thuộc nhóm các nước cao nhất thế giới
Dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam thuộc nhóm các nước cao nhất thế giới

VOV.VN - Theo thống kê, năm 2015, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam là 89,7% thì năm 2020 là 114,3%, năm 2022 là hơn 125%. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng thế giới đã cảnh báo tình trạng dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam ở trong các nước cao nhất thế giới.

Dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam thuộc nhóm các nước cao nhất thế giới

Dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam thuộc nhóm các nước cao nhất thế giới

VOV.VN - Theo thống kê, năm 2015, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam là 89,7% thì năm 2020 là 114,3%, năm 2022 là hơn 125%. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng thế giới đã cảnh báo tình trạng dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam ở trong các nước cao nhất thế giới.