Đại biểu Quốc hội bàn về thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự

VOV.VN -Đa số đại biểu tán thành với việc cần thiết phải sửa đổi Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp tục kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XII, chiều 12/11, Quốc hội làm việc ở tổ, thảo luận về Dự án Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) và Dự án Luật an toàn vệ sinh lao động.

Thảo luận về Dự án Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), đa số đại biểu tán thành với việc cần thiết phải sửa đổi Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành, nhằm góp phần khắc phục những vướng mắc, bất cập, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, đại biểu Trần Văn Độ, đoàn An Giang cho rằng: Không nên phân biệt đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập hay dân lập để bảo đảm công bằng trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 

Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng đề nghị: Dự thảo luật cần có quy định cụ thể về thời gian, để sau khi công dân hoàn thành nghĩa vụ quân sự vì lý do nào đó ở lại phục vụ quân đội sẽ được hưởng những chế độ như thế nào.

Một trong những nội dung của Dự thảo Luật nhận được nhiều ý kiến thảo luận là vấn đề thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan, binh sỹ. Đại biểu Ngô Minh Tiến, đoàn Bắc Giang đề nghị: Luật nên quy định thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan, binh sỹ thống nhất chung là 24 tháng. Quy định như vậy sẽ bảo đảm chất lượng sẵn sàng chiến đấu trong quân đội, đồng thời tạo sự công bằng đối với mỗi công dân tham gia nghĩa vụ quân sự, tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc tuyển quân.

** Thảo luận về Dự án Luật an toàn vệ sinh lao động, nhiều đại biểu đánh giá cao Dự án Luật đã quy định rõ việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động.

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc, đoàn Bình Thuận nhận định: Dự thảo luật đã bổ sung thêm 2 điểm đáng chú ý là chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc và chính sách hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa rủi ro về tai nạn lao động. Tuy nhiên, theo đại biểu, để tránh việc lạm dụng chính sách này, đề nghị Dự thảo luật cần xác định rõ các tiêu chí điều kiện để hỗ trợ chi phí, cũng như tư vấn về an toàn lao động; cần xem xét thay đổi về mức đóng theo hướng linh hoạt nhằm tăng trách nhiệm cho người sử dụng lao động, thay cho mức cố định là 1% như hiện nay.

Để giải quyết chế độ của người lao động sau khi bị tai nạn lao động, một số đại biểu đề xuất: Nên thành lập một quỹ bảo hiểm cho người lao động bị tai nạn lao động, vì trên thực tế, có những trường hợp cá nhân thuê lao động, các công trình xây dựng thông qua các nhà thầu, khi tai nạn xảy ra, việc bồi thường không được thỏa đáng khi người lao động ở thế bất lợi.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội cũng cho ý kiến về các nội dung liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Dự thảo Luật; Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chính sách phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ hối lộ quan chức y tế Việt Nam: Đại biểu Quốc hội nói gì?
Vụ hối lộ quan chức y tế Việt Nam: Đại biểu Quốc hội nói gì?

VOV.VN - Cơ quan chức năng phải vào cuộc, xử lý nghiêm nếu có, vì tất cả hậu quả người dân phải gánh chịu.

Vụ hối lộ quan chức y tế Việt Nam: Đại biểu Quốc hội nói gì?

Vụ hối lộ quan chức y tế Việt Nam: Đại biểu Quốc hội nói gì?

VOV.VN - Cơ quan chức năng phải vào cuộc, xử lý nghiêm nếu có, vì tất cả hậu quả người dân phải gánh chịu.

Các đoàn Đại biểu Quốc hội thăm VOV
Các đoàn Đại biểu Quốc hội thăm VOV

VOV.VN - Chiều 11/11, tại Trung tâm Phát thanh Quốc gia 58 Quán Sứ, Hà Nội, các vị ĐBQH đã tới thăm và làm việc với Đài Tiếng nói Việt Nam.

Các đoàn Đại biểu Quốc hội thăm VOV

Các đoàn Đại biểu Quốc hội thăm VOV

VOV.VN - Chiều 11/11, tại Trung tâm Phát thanh Quốc gia 58 Quán Sứ, Hà Nội, các vị ĐBQH đã tới thăm và làm việc với Đài Tiếng nói Việt Nam.

Lương cán bộ cao, lương công nhân thấp: Đại biểu quốc hội nói gì?
Lương cán bộ cao, lương công nhân thấp: Đại biểu quốc hội nói gì?

VOV.VN - Nếu chúng ta quy định nguyên tắc lương lãnh đạo cao thì lương công nhân cũng phải cao, xã hội không ai phàn nàn cả

Lương cán bộ cao, lương công nhân thấp: Đại biểu quốc hội nói gì?

Lương cán bộ cao, lương công nhân thấp: Đại biểu quốc hội nói gì?

VOV.VN - Nếu chúng ta quy định nguyên tắc lương lãnh đạo cao thì lương công nhân cũng phải cao, xã hội không ai phàn nàn cả

Thông cáo số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII
Thông cáo số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII

VOV.VN -Ngày 11/11, buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ tọa phiên họp. 

Thông cáo số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII

Thông cáo số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII

VOV.VN -Ngày 11/11, buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ tọa phiên họp.