Thấy người bị nạn đường thủy mà không ứng cứu sẽ bị xử lý

VOV.VN -Ngoài ra, cần phải có số điện thoại thống nhất dễ nhớ để người dân thông báo về tai nạn đường thủy.

Đây là những ý kiến được các đại biểu (ĐB) Quốc hội đưa ra chiều nay (15/11), trong phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa (ĐTNĐ).

Vụ chìm tàu ở Cần Giờ đã để lại nhiều bài học cho việc ban hành các qui định về cứu nạn đường thủy.

Đa phần các ý kiến đồng tình phải sửa luật vì thực tiễn đã có quá nhiều phát sinh so với quy định của pháp luật. ĐB Trương Thị Ánh (TPHCM), sửa luật này là cần thiết, vì tới đây ngoài giao thông thuần túy, du lịch đường thủy cũng rất phát triển. Sửa luật phải hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn tính mạng con người.

ĐB Trương Thị Ánh (TPHCM), hoan nghênh Luật sửa đổi lần này đưa vào vấn đề rất mới là cứu nạn, tuy nhiên cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các cơ quan và từng cá nhân.

Cùng chung quan điểm này, ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TPHCM) cũng cho rằng, phải có quy định rõ ràng về trách nhiệm cứu nạn của chính quyền, cơ quan, cá nhân. Có chế tài đối với những người thấy nạn mà không cứu. Ngoài ra, cần có quy trình về tiếp nhận thông tin cứu nạn, ví dụ như vụ tai nạn Cần Giờ vừa qua, nếu có quy trình tiếp nhận thông tin tốt thì sẽ hạn chế  được tổn thất. “Đề nghị phải có số điện thoại thống nhất dễ nhớ để tạo điều kiện cho người dân thông báo về tai nạn đường thủy”, ĐB Thùy Trang góp ý.

ĐB Đỗ Văn Đương (TPHCM) đề nghị phải nghiên cứu việc quản lý tình trạng họp chợ trên sông, vì điều này hiện rất ảnh hưởng đến giao thông đường thủy. Còn với cảnh sát giao thông đường thủy cũng phải có vai trò khác so với cảnh sát đường bộ. “Luật này đã sửa nhưng chưa tương xứng với tầm vóc” –ĐB Đương nói. “Tôi cũng băn khoăn về việc không cần có chứng nhận phương tiện giao thông đường thủy, vì các đối tượng buôn lậu hay lợi dụng buôn bán qua biên giới, lúc bị phát hiện thường bỏ lại phương tiện để tẩu thoát”, ĐB Thùy Trang phát biểu.

Theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay, cả nước có hơn 80.577 km sông, kênh, rạch, trong đó có gần 42.000 km có hoạt động giao thông vận tải. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước mới tổ chức, quản lý được hơn 19.000 km (chiếm tỷ lệ 45% số km có hoạt động giao thông đường thuỷ) do khó khăn về kinh phí, đặc biệt đối với các địa phương.

ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (TPHCM) cho rằng, qua thực tiễn thi hành Luật cũng như giám sát thực tế cho thấy việc phân chia nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giao thông ĐTNĐ còn lỏng lẻo, nhiều địa bàn trống cơ quan quản lý. Cũng có nhiều nơi chồng lấn, không rõ ràng. Ví dụ một chủ tàu xuất phát từ bến Bạch Đằng của TPHCM với vi phạm không trang bị áo phao cho hành khách nhưng không bị xử lý từ đầu, khi chạy sang quận khác phát hiện ra sai phạm thì quận đó cũng khó xử lý. Ngoài ra, “có nhiều quy định không thống nhất giữa luật này và Luật hàng hải khiến phương tiện chấp hành không thống nhất, vì thế cần phải thống nhất lại vì đó là một trong những nguyên nhân gây tai nạn”, ĐB Huỳnh Ngọc Ánh nói. ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TPHCM) cũng đề nghị phải quy định rõ về phân cấp quản lý giao thông đường thủy quốc gia, bởi thực tế hiện nay ngoài vùng đường thủy quốc gia thì không ai quản lý.

Dự thảo luật lần này mở rộng loại phương tiện miễn đăng ký, đăng kiểm. Theo thẩm tra của Ủy ban Khoa học-công nghệ-môi trường (KH-CN-MT) của Quốc hội, nhận thấy sau 8 năm thực hiện, loại phương tiện cần đăng ký chỉ đạt 34% và số phương tiện phải đăng kiểm chỉ đạt 61% là rất thấp. Trong đó có thể có nguyên nhân do quy định về đăng ký, đăng kiểm chưa phù hợp với thực tế cuộc sống, đặc biệt là đối với dân cư ở ĐBSCL, nơi phương tiện đường thủy là phổ biến.

Theo ĐB Huỳnh Minh Thiện (TPHCM), cần thiết phải đưa số phương tiện tham gia giao thông ĐTNĐ vào đăng ký, đăng kiểm với các điều kiện cụ thể. “Mục đích đầu tiên là để bảo đảm an toàn giao thông cho người tham gia và hàng hóa vận chuyển chứ không phải vì mục đích của cơ quan quản lý”, ông Huỳnh Minh Thiện nói.

Ý kiến này khá tương đồng với thẩm tra trước đó của Ủy ban KH-CN-MT khi cho rằng, việc xem xét quy định những loại phương tiện nào cần đăng ký, đăng kiểm phải xuất phát trước hết từ yêu cầu bảo đảm an toàn giao thông, an toàn tính mạng người tham gia giao thông chứ không phải chỉ để giải quyết tình trạng quá tải và những bất cập của công tác đăng ký, đăng kiểm. “Do đó, cần phân tích rõ các nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện đăng ký, đăng kiểm để điều chỉnh các quy định liên quan nhằm quản lý phương tiện phù hợp với thực tế, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy”, Ủy ban nhận định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng trong vụ chìm tàu ở Cần Giờ
Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng trong vụ chìm tàu ở Cần Giờ

VOV.VN -Danh tính 2 nạn nhân được xác định là Đào Mạnh Cường (SN 1985) và Nguyễn Bá Đức (SN 1983).

Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng trong vụ chìm tàu ở Cần Giờ

Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng trong vụ chìm tàu ở Cần Giờ

VOV.VN -Danh tính 2 nạn nhân được xác định là Đào Mạnh Cường (SN 1985) và Nguyễn Bá Đức (SN 1983).

Vụ chìm tàu ở Cần Giờ: Tự ý cho mượn tàu của Biên phòng
Vụ chìm tàu ở Cần Giờ: Tự ý cho mượn tàu của Biên phòng

Bộ trưởng GTVT yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm, làm rõ nguyên nhân tai nạn liên quan đến công tác quản lý.

Vụ chìm tàu ở Cần Giờ: Tự ý cho mượn tàu của Biên phòng

Vụ chìm tàu ở Cần Giờ: Tự ý cho mượn tàu của Biên phòng

Bộ trưởng GTVT yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm, làm rõ nguyên nhân tai nạn liên quan đến công tác quản lý.

Chìm tàu ở Cần Giờ: Trách nhiệm ở đâu?
Chìm tàu ở Cần Giờ: Trách nhiệm ở đâu?

VOV.VN-Khi tai nạn xảy ra, chính vì sợ trách nhiệm mà thông tin không được đầy đủ, dẫn tới người bị nạn không được ứng cứu kịp thời.

Chìm tàu ở Cần Giờ: Trách nhiệm ở đâu?

Chìm tàu ở Cần Giờ: Trách nhiệm ở đâu?

VOV.VN-Khi tai nạn xảy ra, chính vì sợ trách nhiệm mà thông tin không được đầy đủ, dẫn tới người bị nạn không được ứng cứu kịp thời.

Vụ chìm tàu ở Cần Giờ: Công an điều tra nguyên nhân
Vụ chìm tàu ở Cần Giờ: Công an điều tra nguyên nhân

VOV.VN - Cơ quan công an cũng điều tra vấn đề liên quan đến tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn để truy trách nhiệm những người liên quan.

Vụ chìm tàu ở Cần Giờ: Công an điều tra nguyên nhân

Vụ chìm tàu ở Cần Giờ: Công an điều tra nguyên nhân

VOV.VN - Cơ quan công an cũng điều tra vấn đề liên quan đến tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn để truy trách nhiệm những người liên quan.

Vụ chìm tàu tại Cần Giờ: Bộ GTVT lập Uỷ ban điều tra
Vụ chìm tàu tại Cần Giờ: Bộ GTVT lập Uỷ ban điều tra

VOV.VN -Bộ GTVT thành lập Ban Chỉ đạo điều tra nguyên nhân tai nạn, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Vụ chìm tàu tại Cần Giờ: Bộ GTVT lập Uỷ ban điều tra

Vụ chìm tàu tại Cần Giờ: Bộ GTVT lập Uỷ ban điều tra

VOV.VN -Bộ GTVT thành lập Ban Chỉ đạo điều tra nguyên nhân tai nạn, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.