Ứng cử viên ĐBQH khi 'có việc' mới gặp dân, khả năng trúng cử rất thấp

VOV.VN - Theo ông Cao Sỹ Kiêm, những ứng cử ĐBQH ít tiếp xúc với dân, phiếu tín nhiệm sẽ rất thấp bởi vì muốn đại diện cho dân thì phải gần dân, sát dân, nắm được dân.

Bầu cử Đại biểu Quốc hội là nhiệm vụ thiêng liêng vừa thể hiện quyền công dân, vừa thể hiện trách nhiệm của mỗi cử tri. Để phát huy trách nhiệm của mỗi cử tri trước lá phiếu của mình khi bầu cử, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, muốn phát huy quyền lợi của cử tri, trước hết cử tri phải tham gia đầy đủ các nội dung, các cuộc tuyên truyền, vận động, những hội nghị giới thiệu người ứng cử để biết được khả năng, năng lực của họ để chủ động lựa chọn, đánh giá.

Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
“Không nên chưa hiểu gì về họ đã bỏ phiếu cho xong hoặc nhờ người khác bỏ phiếu thay. Tình trạng này không phải bây giờ mới xuất hiện mà thực tế lâu nay vẫn diễn ra nhưng chúng ra cứ cho qua. Việc làm này sẽ làm cho chất lượng đại biểu mà cử tri lựa chọn không chính xác, không mang tính tiêu biểu, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cử tri sau này”- ông Kiêm nói.

Ứng cử ĐBQH ít tiếp xúc với dân, khả năng đắc cử sẽ rất thấp

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, trách nhiệm của cử tri khi bầu cử có tính quyết định đến chất lượng của đại biểu vì cử tri là người có quyền chọn ra người đại diện cho mình. Nếu cử tri chọn trúng thì đại biểu đó sẽ phát huy và đảm bảo quyền lợi cho người dân trúng. Nếu cử tri lựa chọn hời hợt, không trúng hoặc chất lượng kém thì những nguyện vọng của người dân sẽ không được phản ánh một cách đầy đủ, những truyền đạt, nhận thức, những ý kiến đóng góp với các cấp có trách nhiệm cũng không hoàn chỉnh. Việc  này về lâu về dài sẽ làm giảm chất lượng hoạt động, giảm quyền lợi cũng như nguyện vọng của cử tri khi muốn đề đạt, muốn xây dựng một chính sách tốt để xây dựng một xã hội công bằng, minh bạch, công khai.

PV: Thực tế hiện nay thông tin về người ứng cử đến được với người dân rất ít, theo ông việc này có ảnh hưởng đến chất lượng bầu cử?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Trong kiểm điểm của Hội đồng bầu cử Quốc gia cũng nhắc đến việc tuyên truyền của chúng ta cũng chưa được nhanh nhạy, rộng khắp, thường xuyên đúng như tinh thần của ngày hội toàn dân. Đặc biệt kế hoạch tuyên truyền, vận động cũng như tiêu chuẩn, lý lịch của các ứng cử viên để người dân cấp xã, phường được biết chưa được quan tâm đúng mức.

Tuy nhiên, tại hội nghị hiệp thương lần 1 và lần 2 của Mặt trận và Hội đồng bầu cử Quốc gia gần đây cũng đã nhận ra khuyết điểm này và những hạn chế đó đang dần được khắc phục.

PV: Có một thực thực tế nữa là trong những lần bầu cử ĐBQH khóa trước, có người ứng cử rất ít tham gia sinh hoạt tại khu dân cư nơi mình sinh sống, thậm chí đến khi bầu cử ĐBQH có những người dân mới có thông tin về họ qua những dòng lý lịch trích ngang ngắn ngủi. Thưa ông, những đại biểu như vậy liệu có đại diện được cho tiếng nói của dân?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Tôi nghĩ, đối với những vị đó phiếu tín nhiệm sẽ rất thấp bởi vì muốn đại diện cho cử tri, muốn đại diện cho dân thì phải gần dân, sát dân, nắm được tình hình của dân.

Những người không sinh hoạt với dân, không gần dân, không nắm được dân chắc chắn khi đi bỏ phiếu cử tri sẽ cân nhắc xem người đó có xứng đáng đại diện cho mình hay không. Với những người như thế cho dù có nhận được sự ủng hộ từ phía Quốc hội thì cũng khó khăn trong việc tiếp xúc, phản ánh nguyện vọng của cử tri cũng như là giải quyết những vấn đề mà cử tri mong muốn.

Dân“chấm điểm” chương trình hành động của ứng cử viên ĐBQH

PV: Hiện nay việc chuẩn bị các bước cho công tác bầu cử đang ở giai đoạn nước rút. Sau hội nghị Hiệp thương lần thứ 3, các ứng cử viên ĐBQH sẽ có các cuộc vận động tranh cử qua các Hội nghị tiếp xúc cử tri. Vậy theo ông làm thế nào để những người tự ứng cử và người được giới thiệu ứng cử có được sự công bằng, bình đẳng như nhau?

Ông Cao Sĩ Kiêm: Tôi cho rằng người tự ứng cử hay người được giới thiệu ứng cử đều có quyền trình bày hoạt động của bản thân, cách làm cũng như nhận thức của mình trước cử tri.

Trong quá trình vận động tranh cử, ai đưa ra được kế hoạch hoạt động sáng sủa hơn thì cử tri sẽ nghiêng về người đó, ủng hộ người đó và lựa chọn người đó làm người đại diện cho mình nên không có sự công bằng và bất công bằng ở đây.

PV: Trong kỳ bầu cử ĐBQH khóa trước đã có đại biểu Trung ương giới thiệu về nhưng lại không trúng cử. Ông có những lưu ý gì đối với các ứng cử viên từ Trung ương gửi về hay không?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Kỳ nào cũng thế, trong các kỳ bầu cử ĐBQH cũng đều có đại biểu từ Trung ương giới thiệu về nhưng những đại biểu đó không được chấp nhận có thể có mấy lý do.

Thứ nhất, người đó năng lực hoạt động tuyên truyền ở nơi ứng cử chưa sáng sủa, chưa làm cử tri tin.

Thứ hai là địa bàn người đó được giới thiệu có nhiều ứng cử viên xuất sắc hơn, chất lượng hơn, có nhiều khả năng đóng góp hơn thì người đó trượt là tất yếu.

Theo tôi, những đại biểu Trung ương giới thiệu về phải là những người có khả năng tiếp xúc với địa phương, có khả năng phản ánh vấn đề, khả năng đóng góp cho địa phương, khả năng tiếp thu, phản ánh ý kiến của cử tri một cách chính xác nhất. Nếu ứng cử viên thiếu những điều kiện đó thì trong quá trình vận động bầu cử, trong quá trình tiếp xúc với cử tri, tiếp xúc với địa phương không nắm được địa phương, không có ý tưởng đóng góp tốt cho địa phương cũng như không có chương trình rõ ràng thì những người đó mặc dù Trung ương giới thiệu cũng không trúng. 

PV: MTTQ vừa Hiệp thương lần 3 để lập danh sách giới thiệu những ứng cử viên ĐBQH ở Trung ương. Ông có nhận xét gì về những gương mặt được Trung ương giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV này?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV phần lớn là những người tái cử khóa trước. Những người này đã có kinh nghiệm hoạt động, được chọn lựa nhiều lần và quá trình hoạt động của họ cũng rất tốt.

Đối với những người mới vào, mới được ứng cử để thay thế những người không đủ điều kiên hoặc những người chuyển sang làm ở những vị trí khác thì họ đều là những người có khả năng. Nếu so sánh về bằng cấp thì khóa này cao hơn khóa trước, tuổi đời trẻ hơn khóa trước.

Tôi hy vọng họ có thể đóng góp một cách năng động hơn, sáng tạo hơn và có những hành động thiết thực hơn để làm cho hoạt động của Quốc hội chất lượng hơn.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bà Tòng Thị Phóng: "Chúng ta trân trọng người tự ứng cử ĐBQH"
Bà Tòng Thị Phóng: "Chúng ta trân trọng người tự ứng cử ĐBQH"

VOV.VN-Bà Tòng Thị Phóng: 'Đối với người tự ứng cử, chúng ta trân trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật là lập danh sách và hiệp thương lần 3

Bà Tòng Thị Phóng: "Chúng ta trân trọng người tự ứng cử ĐBQH"

Bà Tòng Thị Phóng: "Chúng ta trân trọng người tự ứng cử ĐBQH"

VOV.VN-Bà Tòng Thị Phóng: 'Đối với người tự ứng cử, chúng ta trân trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật là lập danh sách và hiệp thương lần 3

Người ứng cử ĐBQH có thể vận động tranh cử ở đâu?
Người ứng cử ĐBQH có thể vận động tranh cử ở đâu?

VOV.VN - Người ứng cử vận động bầu cử tại Hội nghị tiếp xúc cử tri bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử (27/4)....

Người ứng cử ĐBQH có thể vận động tranh cử ở đâu?

Người ứng cử ĐBQH có thể vận động tranh cử ở đâu?

VOV.VN - Người ứng cử vận động bầu cử tại Hội nghị tiếp xúc cử tri bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử (27/4)....

2 người xin rút khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội
2 người xin rút khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội

VOV.VN -Hai người xin rút tên khỏi danh sách ứng cử tại Bình Thuận vì lý do bận công tác chuyên môn, không đủ thời gian tham gia hoạt động Quốc hội.

2 người xin rút khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội

2 người xin rút khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội

VOV.VN -Hai người xin rút tên khỏi danh sách ứng cử tại Bình Thuận vì lý do bận công tác chuyên môn, không đủ thời gian tham gia hoạt động Quốc hội.

Ông Trần Đăng Tuấn không có tên trong danh sách ứng cử ĐBQH của Hà Nội
Ông Trần Đăng Tuấn không có tên trong danh sách ứng cử ĐBQH của Hà Nội

VOV.VN - Hội nghị Hiệp thương lần thứ 3 của Ủy ban MTTQ TP Hà Nội đã thống nhất thoả thuận đồng ý lựa chọn 38 người ứng cử ĐBQH, không có tên ông Trần Đăng Tuấn…

Ông Trần Đăng Tuấn không có tên trong danh sách ứng cử ĐBQH của Hà Nội

Ông Trần Đăng Tuấn không có tên trong danh sách ứng cử ĐBQH của Hà Nội

VOV.VN - Hội nghị Hiệp thương lần thứ 3 của Ủy ban MTTQ TP Hà Nội đã thống nhất thoả thuận đồng ý lựa chọn 38 người ứng cử ĐBQH, không có tên ông Trần Đăng Tuấn…

Bao nhiêu người tự ứng cử ở Hà Nội được giới thiệu ứng cử ĐBQH?
Bao nhiêu người tự ứng cử ở Hà Nội được giới thiệu ứng cử ĐBQH?

VOV.VN - Một trong hai người tự ứng cử được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV là bác sĩ y khoa Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương

Bao nhiêu người tự ứng cử ở Hà Nội được giới thiệu ứng cử ĐBQH?

Bao nhiêu người tự ứng cử ở Hà Nội được giới thiệu ứng cử ĐBQH?

VOV.VN - Một trong hai người tự ứng cử được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV là bác sĩ y khoa Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương

Hình ảnh: Hiệp thương 'chốt' danh sách 197 ứng cử ĐBQH ở Trung ương
Hình ảnh: Hiệp thương 'chốt' danh sách 197 ứng cử ĐBQH ở Trung ương

VOV.VN - 100% đại biểu đã biểu quyết thông qua danh sách 197 người ứng cử thuộc khối Trung ương đủ tiêu chuẩn giới thiệu ứng cử ĐBQH khoá XIV

Hình ảnh: Hiệp thương 'chốt' danh sách 197 ứng cử ĐBQH ở Trung ương

Hình ảnh: Hiệp thương 'chốt' danh sách 197 ứng cử ĐBQH ở Trung ương

VOV.VN - 100% đại biểu đã biểu quyết thông qua danh sách 197 người ứng cử thuộc khối Trung ương đủ tiêu chuẩn giới thiệu ứng cử ĐBQH khoá XIV

Danh sách 38 người được Hà Nội giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV
Danh sách 38 người được Hà Nội giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV

VOV.VN - Trong danh sách 38 người được Ủy ban MTTQ TP Hà Nội hiệp thương giới thiệu ứng cử ĐBQH có 2 người tự ứng cử ĐBQH

Danh sách 38 người được Hà Nội giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV

Danh sách 38 người được Hà Nội giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV

VOV.VN - Trong danh sách 38 người được Ủy ban MTTQ TP Hà Nội hiệp thương giới thiệu ứng cử ĐBQH có 2 người tự ứng cử ĐBQH

Các địa phương hiệp thương lần 3, lập danh sách ứng cử ĐBQH
Các địa phương hiệp thương lần 3, lập danh sách ứng cử ĐBQH

VOV.VN -Các địa phương đã tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ 3 để thống nhất và lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Các địa phương hiệp thương lần 3, lập danh sách ứng cử ĐBQH

Các địa phương hiệp thương lần 3, lập danh sách ứng cử ĐBQH

VOV.VN -Các địa phương đã tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ 3 để thống nhất và lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ông Vũ Trọng Kim thôi Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban TW MTTQ Việt Nam
Ông Vũ Trọng Kim thôi Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban TW MTTQ Việt Nam

VOV.VN - Bộ Chính trị đã có quyết định ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch- Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thôi giữ chức Phó Chủ tịch- Tổng Thư ký Ủy ban TW MTTQ Việt Nam

Ông Vũ Trọng Kim thôi Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban TW MTTQ Việt Nam

Ông Vũ Trọng Kim thôi Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban TW MTTQ Việt Nam

VOV.VN - Bộ Chính trị đã có quyết định ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch- Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thôi giữ chức Phó Chủ tịch- Tổng Thư ký Ủy ban TW MTTQ Việt Nam

ĐBQH bị bãi nhiệm, cơ quan giới thiệu có trách nhiệm gì?
ĐBQH bị bãi nhiệm, cơ quan giới thiệu có trách nhiệm gì?

VOV.VN - Nhiều người nêu câu hỏi, trong khóa vừa qua vẫn có ĐBQH bị bãi nhiệm, trách nhiệm thuộc về ai? Mặt trận giới thiệu những người này có trách nhiệm gì trong việc lựa chọn

ĐBQH bị bãi nhiệm, cơ quan giới thiệu có trách nhiệm gì?

ĐBQH bị bãi nhiệm, cơ quan giới thiệu có trách nhiệm gì?

VOV.VN - Nhiều người nêu câu hỏi, trong khóa vừa qua vẫn có ĐBQH bị bãi nhiệm, trách nhiệm thuộc về ai? Mặt trận giới thiệu những người này có trách nhiệm gì trong việc lựa chọn

Hiệp thương lần 3, Hà Nội giới thiệu 38 ứng cử viên ĐBQH
Hiệp thương lần 3, Hà Nội giới thiệu 38 ứng cử viên ĐBQH

VOV.VN - Hội nghị Hiệp thương sáng nay (15/4), UBMTTQ TP Hà Nội đã thống nhất giới thiệu 38 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XIV và 179 ứng cử viên HĐND khoá 2016- 2021.

Hiệp thương lần 3, Hà Nội giới thiệu 38 ứng cử viên ĐBQH

Hiệp thương lần 3, Hà Nội giới thiệu 38 ứng cử viên ĐBQH

VOV.VN - Hội nghị Hiệp thương sáng nay (15/4), UBMTTQ TP Hà Nội đã thống nhất giới thiệu 38 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XIV và 179 ứng cử viên HĐND khoá 2016- 2021.